Liên quan đến vấn đề những những trạm thu phí bỏ hoang ở Sài Gòn, được biết, dự án cầu Bình Triệu 2 là công trình trọng điểm nhằm cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông khu vực cửa ngõ phía Đông Bắc TPHCM do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco5) thực hiện. Công trình được khởi công từ năm 2000 và đến năm 2003 hoàn thành một số hạng mục.Từ năm 2004, Cienco5 tổ chức thu phí giao thông một chiều qua cầu Bình Triệu 2 (từ quận Thủ Đức vào trung tâm TP). Khi Cienco5 không còn khả năng thu xếp vốn để hoàn tất các hạng mục còn lại, đến năm 2006, UBND TPHCM chọn Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP (CII) làm nhà đầu tư dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2, quyền tổ chức thu phí được chuyển từ Cienco 5 sang CII.Sau khi nâng cấp cầu Bình Triệu 1, CII tổ chức thu phí hoàn vốn đầu tư tại trạm thu phí giao thông cầu Bình Triệu 2 (từ ngày 1.7.2009) và cầu Bình Triệu 1 (từ ngày 1.8.2013). Đến tháng 7.2015, CII tạm dừng thu phí tại các Trạm thu phí cầu Bình Triệu 1 và 2 để Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TPHCM duy tu, nâng cấp hệ thống thu phí.Từ đó đến nay mặc dù đã hơn 2 năm tạm ngưng thu phí để sửa chữa, duy tu hệ thống thu phí nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động trở lại. Bên trong bốt thu phí, nhiều vật dụng bỏ lăn lóc từ trên bàn xuống đất, quạt máy và máy lạnh bỏ hoang thời gian dài đã hư hỏng nặng, rơi tơi tả nhưng không được thu dọn.Quạt gió trong trạm thu phí hư hỏng, bám đầy bụi.Hiện tại, ôtô đi qua đây vẫn phóng tốc độ khá cao, dải phân cách trở thành vật cản trên đường.Trạm thu phí Bình Triệu chỉ còn thấy bóng dáng của một nhân viên bảo vệ.Những chốt kiểm soát vé chiếm nhiều diện tích trên làn đường gây cản trở giao thông.Trạm thu phí Thủ Thiêm ở đầu hầm vượt sông Sài Gòn (quận 2) được xây dựng năm 2011. Trạm thu phí được đặt tại đầu hầm phía quận 2, cách cửa hầm 340 mét, phục vụ tổ chức thu phí cho cả hai chiều lưu thông qua hầm với 10 làn thu phí.Trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn được xây dựng để thu phí phục vụ việc duy tu, bảo trì đường hầm này. Nhưng năm 2013, thuế bảo trì đường bộ ra đời nên chính quyền quyết định không thu phí ở trạm này, để tránh phí chồng phí.Sở GTVT TPHCM cho biết đã giao Trung tâm quản lý hầm Thủ Thiêm từ nay đến đầu tháng 9 phải đề xuất phương án giải phóng trạm thu phí này, trả lại mặt đường.Trang thiết bị bên trong phòng soát vé vẫn còn nguyên vẹn.Một số cửa kính của bốt thu phí bị vỡ.Đường hầm sông Sài Gòn được xây dựng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản nên thuộc diện được xóa bỏ thu phí.
Liên quan đến vấn đề những những trạm thu phí bỏ hoang ở Sài Gòn, được biết, dự án cầu Bình Triệu 2 là công trình trọng điểm nhằm cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông khu vực cửa ngõ phía Đông Bắc TPHCM do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco5) thực hiện. Công trình được khởi công từ năm 2000 và đến năm 2003 hoàn thành một số hạng mục.
Từ năm 2004, Cienco5 tổ chức thu phí giao thông một chiều qua cầu Bình Triệu 2 (từ quận Thủ Đức vào trung tâm TP). Khi Cienco5 không còn khả năng thu xếp vốn để hoàn tất các hạng mục còn lại, đến năm 2006, UBND TPHCM chọn Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP (CII) làm nhà đầu tư dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2, quyền tổ chức thu phí được chuyển từ Cienco 5 sang CII.
Sau khi nâng cấp cầu Bình Triệu 1, CII tổ chức thu phí hoàn vốn đầu tư tại trạm thu phí giao thông cầu Bình Triệu 2 (từ ngày 1.7.2009) và cầu Bình Triệu 1 (từ ngày 1.8.2013). Đến tháng 7.2015, CII tạm dừng thu phí tại các Trạm thu phí cầu Bình Triệu 1 và 2 để Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TPHCM duy tu, nâng cấp hệ thống thu phí.
Từ đó đến nay mặc dù đã hơn 2 năm tạm ngưng thu phí để sửa chữa, duy tu hệ thống thu phí nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động trở lại. Bên trong bốt thu phí, nhiều vật dụng bỏ lăn lóc từ trên bàn xuống đất, quạt máy và máy lạnh bỏ hoang thời gian dài đã hư hỏng nặng, rơi tơi tả nhưng không được thu dọn.
Quạt gió trong trạm thu phí hư hỏng, bám đầy bụi.
Hiện tại, ôtô đi qua đây vẫn phóng tốc độ khá cao, dải phân cách trở thành vật cản trên đường.
Trạm thu phí Bình Triệu chỉ còn thấy bóng dáng của một nhân viên bảo vệ.
Những chốt kiểm soát vé chiếm nhiều diện tích trên làn đường gây cản trở giao thông.
Trạm thu phí Thủ Thiêm ở đầu hầm vượt sông Sài Gòn (quận 2) được xây dựng năm 2011. Trạm thu phí được đặt tại đầu hầm phía quận 2, cách cửa hầm 340 mét, phục vụ tổ chức thu phí cho cả hai chiều lưu thông qua hầm với 10 làn thu phí.
Trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn được xây dựng để thu phí phục vụ việc duy tu, bảo trì đường hầm này. Nhưng năm 2013, thuế bảo trì đường bộ ra đời nên chính quyền quyết định không thu phí ở trạm này, để tránh phí chồng phí.
Sở GTVT TPHCM cho biết đã giao Trung tâm quản lý hầm Thủ Thiêm từ nay đến đầu tháng 9 phải đề xuất phương án giải phóng trạm thu phí này, trả lại mặt đường.
Trang thiết bị bên trong phòng soát vé vẫn còn nguyên vẹn.
Một số cửa kính của bốt thu phí bị vỡ.
Đường hầm sông Sài Gòn được xây dựng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản nên thuộc diện được xóa bỏ thu phí.