Thời gian qua, việc cải tạo không gian quanh hồ Tây được UBND quận Tây Hồ và TP Hà Nội triển khai quyết liệt nhằm mang lại sự phong quang, thoáng đãng. Song, quanh hồ vẫn còn một số công trình nổi trên mặt nước đã xuống cấp nghiêm trọng, bỏ hoang nhiều năm gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng môi trường.Trên đường Nguyễn Đình Thi (quận Tây Hồ) vẫn còn lưu giữ lại công trình Nhà ga thủy phi cơ. Công trình này quá khứ từng được coi là biểu tượng của "giới thượng lưu" nhưng giờ chỉ còn lại một tàn tích bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng.Nhà ga thủy phi cơ dựng trên mặt hồ Tây, rộng khoảng 30m2, quanh được ốp kính nhưng hư hỏng từ lâu. Hiện một số người dân tận dụng nhà ga này làm nơi câu cá và điểm gửi xe của hàng quán bên cạnh.Hiện trên hồ Tây vẫn còn một thuyền bị bỏ hoang của Công ty cổ phần Sông Potomac (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ).Hồ Tây là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, đồng thời là lá phổi xanh khổng lồ của thành phố. Vì vậy, việc để tồn tại thuyền cũ nát, hoang tàn không chỉ ảnh hưởng đến quang cảnh mà còn gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về an ninh trật tự.Công trình xây dựng bê tông cốt thép nằm giữa hồ Thủy Sứ (sát hồ Tây) bỏ hoang nhiều năm. Trước đây, công trình này là một nhà hàng.Sau nhiều năm bỏ hoang, công trình trên hồ Thủy Sứ xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan đô thị.Những chiếc cọc bê tông lộ thiên gây phản cảm vẫn tồn tại nhiều năm qua tại một góc hồ Tây.Một nhà nổi thuộc Xí nghiệp môi trường hồ Tây nằm ở phố Tô Ngọc Vân, phường Quảng An, quận Tây Hồ.Công trình trở thành điểm nhấn xấu xí cho không gian mặt nước hồ Tây do xuống cấp, hoen gỉ nghiêm trọng.Quán cà phê trên phố Quảng Khánh (phường Quảng An, quận Tây Hồ) là công trình dựng tạm, tầm nhìn ra thẳng hồ Tây.Hồ Tây là hồ nước ngọt lớn nhất nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500ha, chu vi khoảng 15km. Vào thời gian cao điểm, có 14 doanh nghiệp tham gia quản lý, khai thác bến thủy nội địa, sử dụng tới 147 phương tiện thủy nội địa để kinh doanh dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí... trên mặt hồ Tây. Đầu năm 2017, Hà Nội chỉ đạo chấm dứt toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong phạm vi quản lý hồ Tây. Đến nay, chỉ còn một tàu vi phạm chưa được di dời khỏi hồ Tây.
Thời gian qua, việc cải tạo không gian quanh hồ Tây được UBND quận Tây Hồ và TP Hà Nội triển khai quyết liệt nhằm mang lại sự phong quang, thoáng đãng. Song, quanh hồ vẫn còn một số công trình nổi trên mặt nước đã xuống cấp nghiêm trọng, bỏ hoang nhiều năm gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng môi trường.
Trên đường Nguyễn Đình Thi (quận Tây Hồ) vẫn còn lưu giữ lại công trình Nhà ga thủy phi cơ. Công trình này quá khứ từng được coi là biểu tượng của "giới thượng lưu" nhưng giờ chỉ còn lại một tàn tích bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng.
Nhà ga thủy phi cơ dựng trên mặt hồ Tây, rộng khoảng 30m2, quanh được ốp kính nhưng hư hỏng từ lâu. Hiện một số người dân tận dụng nhà ga này làm nơi câu cá và điểm gửi xe của hàng quán bên cạnh.
Hiện trên hồ Tây vẫn còn một thuyền bị bỏ hoang của Công ty cổ phần Sông Potomac (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ).
Hồ Tây là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, đồng thời là lá phổi xanh khổng lồ của thành phố. Vì vậy, việc để tồn tại thuyền cũ nát, hoang tàn không chỉ ảnh hưởng đến quang cảnh mà còn gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về an ninh trật tự.
Công trình xây dựng bê tông cốt thép nằm giữa hồ Thủy Sứ (sát hồ Tây) bỏ hoang nhiều năm. Trước đây, công trình này là một nhà hàng.
Sau nhiều năm bỏ hoang, công trình trên hồ Thủy Sứ xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan đô thị.
Những chiếc cọc bê tông lộ thiên gây phản cảm vẫn tồn tại nhiều năm qua tại một góc hồ Tây.
Một nhà nổi thuộc Xí nghiệp môi trường hồ Tây nằm ở phố Tô Ngọc Vân, phường Quảng An, quận Tây Hồ.
Công trình trở thành điểm nhấn xấu xí cho không gian mặt nước hồ Tây do xuống cấp, hoen gỉ nghiêm trọng.
Quán cà phê trên phố Quảng Khánh (phường Quảng An, quận Tây Hồ) là công trình dựng tạm, tầm nhìn ra thẳng hồ Tây.
Hồ Tây là hồ nước ngọt lớn nhất nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500ha, chu vi khoảng 15km. Vào thời gian cao điểm, có 14 doanh nghiệp tham gia quản lý, khai thác bến thủy nội địa, sử dụng tới 147 phương tiện thủy nội địa để kinh doanh dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí... trên mặt hồ Tây. Đầu năm 2017, Hà Nội chỉ đạo chấm dứt toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong phạm vi quản lý hồ Tây. Đến nay, chỉ còn một tàu vi phạm chưa được di dời khỏi hồ Tây.