Làng Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ được biết đến với thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm nổi tiếng khắp cả nước.Cá chép đỏ Thủy Trầm được người dân gây giống, chăm sóc từ khoảng tháng 6 hàng năm cho đến tháng Chạp. Tiêu chuẩn của một con cá đẹp là mình đỏ đẹp, mắt đen và có mỡ cá...Cá ở Thuỷ Trầm chủ yếu được phân phối đi Tuyên Quang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Yến Bái..Những năm gần đây, tên loại cá này được nhiều người biết đến và hiện tại nghề nuôi cá đỏ đã trở thành một sản phẩm chính được chú trọng phát triển kinh tế của xã Tuy Lộc.Gia đình anh Nguyễn Công Thủy năm nay thả trên 3 tạ cá chép đỏ, ông nhẩm tính nếu giá cá năm nay giữ được như năm ngoái thì sau khi trừ chi phí, gia đình ông cũng thu lãi được trên 40 triệu đồng.Anh Thủy vừa bắt cá vừa chia sẻ: “Một số gia đình có điều kiện thích mua cá chép đỏ loại to từ 1-2 kg/con, có con hơn 2kg để thả phóng sinh. Ngoài ra, cá khoảng từ 40 - 50 con/kg thường được nhiều người ưa chuộng hơn. Nguồn thu từ các chép đỏ đã giúp chúng tôi cải thiện kinh tế gia đình”. Dân làng vớt cá cho vào chậu cân đong trước khi giao hàngCá được cân để chuẩn bị đưa lên ô tô cho thương lái Hiện tại diện tích nuôi cá ở làng Thủy Trầm khoảng 40 ha, tăng 1ha so với năm trước đó.Các xe tải nối đôi nhau về làng Thủy Trầm mang cá chép đi.Những ngày tháng Chạp, từng đoàn xe từ khắp các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội, Thái Nguyên... đổ về đây để thu mua cá.Theo người dân làng Thuỷ Trầm, giá giao thương lái 55-60 nghìn đồng/kg.>>>>Xem thêm Video: Sôi động thị trường vàng mã, cá chép trước ngày cúng ông Công, ông Táo. (Nguồn: Người Lao Động)
Làng Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ được biết đến với thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm nổi tiếng khắp cả nước.
Cá chép đỏ Thủy Trầm được người dân gây giống, chăm sóc từ khoảng tháng 6 hàng năm cho đến tháng Chạp. Tiêu chuẩn của một con cá đẹp là mình đỏ đẹp, mắt đen và có mỡ cá...
Cá ở Thuỷ Trầm chủ yếu được phân phối đi Tuyên Quang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Yến Bái..
Những năm gần đây, tên loại cá này được nhiều người biết đến và hiện tại nghề nuôi cá đỏ đã trở thành một sản phẩm chính được chú trọng phát triển kinh tế của xã Tuy Lộc.
Gia đình anh Nguyễn Công Thủy năm nay thả trên 3 tạ cá chép đỏ, ông nhẩm tính nếu giá cá năm nay giữ được như năm ngoái thì sau khi trừ chi phí, gia đình ông cũng thu lãi được trên 40 triệu đồng.
Anh Thủy vừa bắt cá vừa chia sẻ: “Một số gia đình có điều kiện thích mua cá chép đỏ loại to từ 1-2 kg/con, có con hơn 2kg để thả phóng sinh. Ngoài ra, cá khoảng từ 40 - 50 con/kg thường được nhiều người ưa chuộng hơn. Nguồn thu từ các chép đỏ đã giúp chúng tôi cải thiện kinh tế gia đình”.
Dân làng vớt cá cho vào chậu cân đong trước khi giao hàng
Cá được cân để chuẩn bị đưa lên ô tô cho thương lái
Hiện tại diện tích nuôi cá ở làng Thủy Trầm khoảng 40 ha, tăng 1ha so với năm trước đó.
Các xe tải nối đôi nhau về làng Thủy Trầm mang cá chép đi.
Những ngày tháng Chạp, từng đoàn xe từ khắp các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội, Thái Nguyên... đổ về đây để thu mua cá.
Theo người dân làng Thuỷ Trầm, giá giao thương lái 55-60 nghìn đồng/kg.
>>>>Xem thêm Video: Sôi động thị trường vàng mã, cá chép trước ngày cúng ông Công, ông Táo. (Nguồn: Người Lao Động)