Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã có thông báo yêu cầu Sở Giao thông Vận tải khẩn trương kiểm tra, khẳng định những giấy tờ pháp lý của các phương tiện thủy trên Hồ Tây. Đồng thời, Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, UBND quận Tây Hồ rà soát, củng cố cơ sở pháp lý, phương án cưỡng chế, tháo dỡ, di dời các phương tiện.Đã gần 6 năm kể từ khi hàng chục tàu thuyền kinh doanh tại hồ Tây (khu vực đường Nguyễn Đình Thi) di dời về khu vực Đầm Bảy. Đến nay, vẫn tồn tại “xác khô” của 3 con tàu lớn và 1 bến cập du thuyền (mặt sàn) tại khu vực giáp khu vực Đầm Bảy (thuộc địa phận phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường đô thị, gây bức xúc cho người dân, du khách.Được biết, 3 con tàu lớn và 1 bến cập du thuyền này của Công ty cổ phần Sông Potomac (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) và Công ty cổ phần Nhà nổi hồ Tây (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm).Theo ghi nhận của PV, các phương tiện thủy nội địa này đã xuống cấp, bong tróc sơn, gỉ sét, có nhiều rác thải, nước đọng, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.Một số người dân sống tại khu vực cho biết, đến đêm, trong những du thuyền bỏ hoang này lại xuất hiện một số đối tượng tụ tập, có dấu hiệu sử dụng ma túy.Trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND phường Nhật Tân Đặng Hữu Tiến cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của thành phố về di dời các phương tiện thủy nội địa còn lại ra khỏi hồ Tây, phường đã và đang phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các nhiệm vụ được giao theo lộ trình, bảo đảm an ninh, an toàn nhất”.Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Các công ty đề nghị cấp thẩm quyền bồi thường thiệt hại do ngừng kinh doanh trên hồ Tây. Tuy nhiên, xét trên các khía cạnh pháp lý, UBND thành phố đã nhiều lần trả lời và khẳng định, đề nghị trên không có căn cứ.Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, thời gian qua, quận Tây Hồ đã thiết lập quy trình xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, cuối năm 2022, UBND quận đã ra các quyết định cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty cổ phần Nhà nổi hồ Tây và Công ty cổ phần Sông Potomac, phải thanh thải vật chướng ngại ra khỏi tuyến đường thủy nội địa hồ Tây và trục vớt, thanh thải tài sản liên quan nhưng 2 công ty này không thực hiện.Hiện, 143/147 phương tiện thuỷ đã di dời, chỉ còn 4 phương tiện có tải trọng và kích thước rất lớn nên cơ quan chức năng chưa thực hiện được. Theo UBND quận Tây Hồ, do các tàu, thuyền có tải trọng và kích thước quá lớn (nặng trên 400 tấn, mặt sàn khoảng 350m2), cơ quan chức năng không đủ thiết bị chuyên dùng để di chuyển. Mặt khác, kết cấu hạ tầng giao thông khu vực không đáp ứng yêu cầu vận chuyển những tàu, thuyền này, nên UBND quận đã đề xuất UBND thành phố chấp thuận phương án tháo dỡ chúng thành từng phần nhỏ để cẩu lên bờ, đưa đến điểm tập kết.Chị Phạm Hằng, người dân sống gần khu vực Đầm Bảy chia sẻ: “Việc di dời đã chậm trễ nhiều năm nay, bằng mọi biện pháp, các cơ quan chức năng hãy nhanh chóng chuyển những phương tiện này ra khỏi khu vực, trả lại môi trường trong sạch, an toàn cho người dân cũng như cảnh quan của toàn hồ Tây”.Biển thông báo khu vược cưỡng chế tháo dỡ, di dời phương tiện thuỷ ra khỏi hồ Tây của UBND quận Tây Hồ.>>> Mời độc giả xem thêm video Thả cá KOI và cá chép Tam Dương xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây (Nguồn: HANOITV):
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã có thông báo yêu cầu Sở Giao thông Vận tải khẩn trương kiểm tra, khẳng định những giấy tờ pháp lý của các phương tiện thủy trên Hồ Tây. Đồng thời, Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, UBND quận Tây Hồ rà soát, củng cố cơ sở pháp lý, phương án cưỡng chế, tháo dỡ, di dời các phương tiện.
Đã gần 6 năm kể từ khi hàng chục tàu thuyền kinh doanh tại hồ Tây (khu vực đường Nguyễn Đình Thi) di dời về khu vực Đầm Bảy. Đến nay, vẫn tồn tại “xác khô” của 3 con tàu lớn và 1 bến cập du thuyền (mặt sàn) tại khu vực giáp khu vực Đầm Bảy (thuộc địa phận phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường đô thị, gây bức xúc cho người dân, du khách.
Được biết, 3 con tàu lớn và 1 bến cập du thuyền này của Công ty cổ phần Sông Potomac (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) và Công ty cổ phần Nhà nổi hồ Tây (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm).
Theo ghi nhận của PV, các phương tiện thủy nội địa này đã xuống cấp, bong tróc sơn, gỉ sét, có nhiều rác thải, nước đọng, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.
Một số người dân sống tại khu vực cho biết, đến đêm, trong những du thuyền bỏ hoang này lại xuất hiện một số đối tượng tụ tập, có dấu hiệu sử dụng ma túy.
Trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND phường Nhật Tân Đặng Hữu Tiến cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của thành phố về di dời các phương tiện thủy nội địa còn lại ra khỏi hồ Tây, phường đã và đang phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các nhiệm vụ được giao theo lộ trình, bảo đảm an ninh, an toàn nhất”.
Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Các công ty đề nghị cấp thẩm quyền bồi thường thiệt hại do ngừng kinh doanh trên hồ Tây. Tuy nhiên, xét trên các khía cạnh pháp lý, UBND thành phố đã nhiều lần trả lời và khẳng định, đề nghị trên không có căn cứ.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, thời gian qua, quận Tây Hồ đã thiết lập quy trình xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, cuối năm 2022, UBND quận đã ra các quyết định cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty cổ phần Nhà nổi hồ Tây và Công ty cổ phần Sông Potomac, phải thanh thải vật chướng ngại ra khỏi tuyến đường thủy nội địa hồ Tây và trục vớt, thanh thải tài sản liên quan nhưng 2 công ty này không thực hiện.
Hiện, 143/147 phương tiện thuỷ đã di dời, chỉ còn 4 phương tiện có tải trọng và kích thước rất lớn nên cơ quan chức năng chưa thực hiện được. Theo UBND quận Tây Hồ, do các tàu, thuyền có tải trọng và kích thước quá lớn (nặng trên 400 tấn, mặt sàn khoảng 350m2), cơ quan chức năng không đủ thiết bị chuyên dùng để di chuyển. Mặt khác, kết cấu hạ tầng giao thông khu vực không đáp ứng yêu cầu vận chuyển những tàu, thuyền này, nên UBND quận đã đề xuất UBND thành phố chấp thuận phương án tháo dỡ chúng thành từng phần nhỏ để cẩu lên bờ, đưa đến điểm tập kết.
Chị Phạm Hằng, người dân sống gần khu vực Đầm Bảy chia sẻ: “Việc di dời đã chậm trễ nhiều năm nay, bằng mọi biện pháp, các cơ quan chức năng hãy nhanh chóng chuyển những phương tiện này ra khỏi khu vực, trả lại môi trường trong sạch, an toàn cho người dân cũng như cảnh quan của toàn hồ Tây”.
Biển thông báo khu vược cưỡng chế tháo dỡ, di dời phương tiện thuỷ ra khỏi hồ Tây của UBND quận Tây Hồ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thả cá KOI và cá chép Tam Dương xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây (Nguồn: HANOITV):