Chợ Phú Hữu (phường Phú Hữu, quận 9, TP.HCM) được xây dựng năm 2004 với kinh phí 1,2 tỷ đồng, nằm trên khu đất rộng hơn 2.000m2, chợ có 164 sạp hàng, ki-ốt. Sau 2 năm đi vào hoạt động, chợ ngày càng trở nên vắng vẻ khiến nhiều tiểu thương ở khu chợ lao đao, đứng trước rủi ro vỡ nợ vì buôn bán ế ẩm. Theo người dân cho biết, nguyên nhân chợ ế ẩm là do sự xuất hiện của các chợ trời,chợ tạm mọc lên quá nhiều. Đa số người dân đều ghé vào các chợ tạm gần nhà để thuận tiện hơn trong việc đi lại. Sự xuất hiện của các chợ trời mọc lên ngày càng nhiều, khiến chợ Phú Hữu hóa thành khu chợ bỏ hoang chẳng người qua lại. Hiện tại chợ Phú Hữu chỉ còn lại một tiểu thương kinh doanh buôn bán. Với số tiền đầu tư xây dựng chợ hàng tỷ đồng nhưng hơn 10 năm bị bỏ hoang, chợ Phú Hữu đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều mảng tường bị bong tróc, nứt nẻ lòi cả lõi thép ra ngoài. Hệ thống mái che bị rỉ sét, chỉ cần một cơn mưa sẽ biến khu chợ thêm trở nên lầy lội, nhếch nhác. Các sạp hàng, ki-ốt lâu ngày không hoạt động khiến bụi bẩn bám đầy, đồ đạc hư hỏng bị vứt ngổn ngang, dường như không có sự hiển diện của một ai. Không gian bên trong chợ ảm đạm, khiến nhiều người liên tưởng đến quang cảnh của những bộ phim “kinh dị”. Khu chợ trở thành nơi chứa rác thải, phế liệu. Cây cối xâm lấn, mọc bên cạnh những ki ốt. Vì bị bỏ hoang quá nhiều năm nên các vật dụng bốc mùi ẩm mốc nồng nặc, khó chịu. Các ổ khóa ki ốt bị rỉ sét sau khi bỏ hoang nhiều năm. Bàn ghế, các vật dụng để buôn bán nằm ngổn ngang, hư hỏng. Chợ trở thành nơi để đồ đạc, vật dụng của một số hộ dân sống xung quanh.
Chợ Phú Hữu (phường Phú Hữu, quận 9, TP.HCM) được xây dựng năm 2004 với kinh phí 1,2 tỷ đồng, nằm trên khu đất rộng hơn 2.000m2, chợ có 164 sạp hàng, ki-ốt.
Sau 2 năm đi vào hoạt động, chợ ngày càng trở nên vắng vẻ khiến nhiều tiểu thương ở khu chợ lao đao, đứng trước rủi ro vỡ nợ vì buôn bán ế ẩm.
Theo người dân cho biết, nguyên nhân chợ ế ẩm là do sự xuất hiện của các chợ trời,chợ tạm mọc lên quá nhiều. Đa số người dân đều ghé vào các chợ tạm gần nhà để thuận tiện hơn trong việc đi lại.
Sự xuất hiện của các chợ trời mọc lên ngày càng nhiều, khiến chợ Phú Hữu hóa thành khu chợ bỏ hoang chẳng người qua lại.
Hiện tại chợ Phú Hữu chỉ còn lại một tiểu thương kinh doanh buôn bán.
Với số tiền đầu tư xây dựng chợ hàng tỷ đồng nhưng hơn 10 năm bị bỏ hoang, chợ Phú Hữu đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều mảng tường bị bong tróc, nứt nẻ lòi cả lõi thép ra ngoài.
Hệ thống mái che bị rỉ sét, chỉ cần một cơn mưa sẽ biến khu chợ thêm trở nên lầy lội, nhếch nhác.
Các sạp hàng, ki-ốt lâu ngày không hoạt động khiến bụi bẩn bám đầy, đồ đạc hư hỏng bị vứt ngổn ngang, dường như không có sự hiển diện của một ai.
Không gian bên trong chợ ảm đạm, khiến nhiều người liên tưởng đến quang cảnh của những bộ phim “kinh dị”.
Khu chợ trở thành nơi chứa rác thải, phế liệu.
Cây cối xâm lấn, mọc bên cạnh những ki ốt.
Vì bị bỏ hoang quá nhiều năm nên các vật dụng bốc mùi ẩm mốc nồng nặc, khó chịu.
Các ổ khóa ki ốt bị rỉ sét sau khi bỏ hoang nhiều năm.
Bàn ghế, các vật dụng để buôn bán nằm ngổn ngang, hư hỏng.
Chợ trở thành nơi để đồ đạc, vật dụng của một số hộ dân sống xung quanh.