Cây đa hơn 800 tuổi được phát hiện năm 1771, nằm trên núi Sơn Trà (Đà Nẵng), thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Các nhà khoa học xác định tuổi thọ của cây khoảng hơn 800 năm. Cây được nhận xét có hình thế hùng vĩ bậc nhất Việt Nam.Cây đa có tán rộng, chu vi thân 10 m, có 26 rễ phụ bám sâu xuống đất, những phần rễ phụ này đổ xuống ăn sâu vào mặt đất tạo nên vẻ đồ sộ, tạo cảnh quan hùng vĩ.Phần thân chính của cây là điểm nhấn, rộng lớn. Đặc biệt, thân cây có nhiều nhánh tỏa ra xung quanh, vùng tán rộng tựa như có bàn tay con người uốn nắn. Cây đa tạo nên vẻ kỳ thú, vừa huyền bí, vừa cổ kính.Những tán cây tầng tầng, lớp lớp đan xen nhau, ẩn hiện trong màn sương mờ ảo, vô tình tạo nên một không khí đầy mê hoặc và linh thiêng. Từ khi bán đảo Sơn Trà được đưa vào khai thác du lịch, cây đa có sức hấp dẫn đối với du khách đến Đà Nẵng.Tại tấm biển Cây di sản Việt Nam được đặt ngay dưới chân gốc đa ghi: “Cây đa Sơn Trà, họ dâu tằm, cao 22 m, chu vi thân chính và cụm thân phụ 85 m. Tuổi cây 800 năm. Nơi đây từng được lực lượng dân quân tự vệ, biệt động Quảng Nam, Đà Nẵng, chọn làm căn cứ địa cách mạng cho hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm”.Nhìn từ gốc cây lên du khách dễ dàng thấy những tán cây đan xen, có những hình thù đặc trưng, mỗi hướng cây đa đều thể hiện một tư thế khác nhau, nên du khách dễ dàng chọn được một góc chụp đẹp để làm kỷ niệm.Được công nhận là cây di sản vào tháng 6/2014, cây đa cũng được cơ quan chức năng cắm biển, không được khắc, đục, vẽ bậy lên thân cây cũng như nhiều quy định để bảo tồn di sản.Tuy nhiên, thân cây cũng đang hằn nhiều "vết thương". Vỏ ngoài thân cây chi chít những vết đục, khắc với nhiều nội dung khác nhau, từ khắc tên đến các ký hiệu, vết mới chồng lên vết cũ.Sau khi xuất hiện nhiều vết khắc này, ban quản lý đã cắt cử người trông coi và nhắc nhở du khách chung tay bảo vệ di sản.Giờ đây, nhất là khi bán đảo Sơn Trà đang phát triển du lịch theo hướng sinh thái, cây đa cổ góp phần không nhỏ cho sự phát triển của TP. Mỗi khi du khách tới đây không chỉ ngắm nhìn cây đa di sản, mà còn được cảm nhận một không khí trong lành, phía trước là biển cả bao la, xung quanh là núi rừng, tạo một cảm giác trong lành dễ chịu.Vị trí cây đa Sơn Trà, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Ảnh: Google Maps
Cây đa hơn 800 tuổi được phát hiện năm 1771, nằm trên núi Sơn Trà (Đà Nẵng), thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Các nhà khoa học xác định tuổi thọ của cây khoảng hơn 800 năm. Cây được nhận xét có hình thế hùng vĩ bậc nhất Việt Nam.
Cây đa có tán rộng, chu vi thân 10 m, có 26 rễ phụ bám sâu xuống đất, những phần rễ phụ này đổ xuống ăn sâu vào mặt đất tạo nên vẻ đồ sộ, tạo cảnh quan hùng vĩ.
Phần thân chính của cây là điểm nhấn, rộng lớn. Đặc biệt, thân cây có nhiều nhánh tỏa ra xung quanh, vùng tán rộng tựa như có bàn tay con người uốn nắn. Cây đa tạo nên vẻ kỳ thú, vừa huyền bí, vừa cổ kính.
Những tán cây tầng tầng, lớp lớp đan xen nhau, ẩn hiện trong màn sương mờ ảo, vô tình tạo nên một không khí đầy mê hoặc và linh thiêng. Từ khi bán đảo Sơn Trà được đưa vào khai thác du lịch, cây đa có sức hấp dẫn đối với du khách đến Đà Nẵng.
Tại tấm biển Cây di sản Việt Nam được đặt ngay dưới chân gốc đa ghi: “Cây đa Sơn Trà, họ dâu tằm, cao 22 m, chu vi thân chính và cụm thân phụ 85 m. Tuổi cây 800 năm. Nơi đây từng được lực lượng dân quân tự vệ, biệt động Quảng Nam, Đà Nẵng, chọn làm căn cứ địa cách mạng cho hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm”.
Nhìn từ gốc cây lên du khách dễ dàng thấy những tán cây đan xen, có những hình thù đặc trưng, mỗi hướng cây đa đều thể hiện một tư thế khác nhau, nên du khách dễ dàng chọn được một góc chụp đẹp để làm kỷ niệm.
Được công nhận là cây di sản vào tháng 6/2014, cây đa cũng được cơ quan chức năng cắm biển, không được khắc, đục, vẽ bậy lên thân cây cũng như nhiều quy định để bảo tồn di sản.
Tuy nhiên, thân cây cũng đang hằn nhiều "vết thương". Vỏ ngoài thân cây chi chít những vết đục, khắc với nhiều nội dung khác nhau, từ khắc tên đến các ký hiệu, vết mới chồng lên vết cũ.
Sau khi xuất hiện nhiều vết khắc này, ban quản lý đã cắt cử người trông coi và nhắc nhở du khách chung tay bảo vệ di sản.
Giờ đây, nhất là khi bán đảo Sơn Trà đang phát triển du lịch theo hướng sinh thái, cây đa cổ góp phần không nhỏ cho sự phát triển của TP. Mỗi khi du khách tới đây không chỉ ngắm nhìn cây đa di sản, mà còn được cảm nhận một không khí trong lành, phía trước là biển cả bao la, xung quanh là núi rừng, tạo một cảm giác trong lành dễ chịu.
Vị trí cây đa Sơn Trà, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Ảnh: Google Maps