Với quan niệm dân gian tháng 7 Âm lịch là Tháng ""cô hồn" hay còn được coi là tháng ma quỷ không đem lại may mắn nên ngày 1.8 (tức mùng 1 tháng 7 Âm lịch), dù thời tiết không được thuận lợi nhưng nhiều người dân Thủ đô vẫn chen nhau đổ về Phủ Tây Hồ (Hà Nội) dâng lễ cầu bình an.Khoảng thời gian từ 12h - 14h là khoảng thời gian cao điểm người đi lễ tại Phủ Tây Hồ.Nhiều người tranh thủ thời gian nghỉ trưa đến Phủ Tây Hồ dâng lễ để cầu bình an trong tháng cô hồn.Theo tín ngưỡng dân gian, "Tháng cô hồn” là tháng khá quan trọng nên người dân thường đến chùa để cầu mong bình an, xua đi những điều xui xẻo trong cuộc sống.Mọi khu vực trong khuôn viên Phủ đều chật cứng người. Tuy nhiên, không có tình trạng chen lấn, xô đẩy. Đa phần các du khách đều bình tĩnh chờ đến lượt hành lễ của mình.Nhiều du khách hành hương bắt buộc phải nâng mâm lễ lên cao hoặc đội lên đầu để dễ di chuyển.Trong ngày này, một mâm lễ cơ bản với tiền vàng, nhang nén và hoa quả có giá trung bình 50 đến 100 nghìn đồng nếu du khách mua tại các quầy hàng trên lối vào Phủ.Mọi người đi lễ đều mong muốn cầu bình an, may mắn, công việc thuận lợi...Nhiều người phải vái vọng từ ngoài sân.Ai cũng muốn vào được chính điện thờ Tam phủ công đồng của phủ Tây Hồ làm lễ. Những mâm lễ đủ đầy được đội lên cao để tránh bị xô lệch.Người đi lễ cố gắng chen chân vào khu vực chính điện thờ Tam phủ công đồng của phủ Tây Hồ để làm lễ.Phủ Tây Hồ là cụm công trình tôn giáo thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật truyền thuyết và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Lò đốt vàng mã luôn đỏ lửa trong ngày này.Phủ Tây Hồ, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, thờ Mẫu Liễu Hạnh được cho là một trong những chốn linh thiêng của đất Hà Thành.
Với quan niệm dân gian tháng 7 Âm lịch là Tháng ""cô hồn" hay còn được coi là tháng ma quỷ không đem lại may mắn nên ngày 1.8 (tức mùng 1 tháng 7 Âm lịch), dù thời tiết không được thuận lợi nhưng nhiều người dân Thủ đô vẫn chen nhau đổ về Phủ Tây Hồ (Hà Nội) dâng lễ cầu bình an.
Khoảng thời gian từ 12h - 14h là khoảng thời gian cao điểm người đi lễ tại Phủ Tây Hồ.
Nhiều người tranh thủ thời gian nghỉ trưa đến Phủ Tây Hồ dâng lễ để cầu bình an trong tháng cô hồn.
Theo tín ngưỡng dân gian, "Tháng cô hồn” là tháng khá quan trọng nên người dân thường đến chùa để cầu mong bình an, xua đi những điều xui xẻo trong cuộc sống.
Mọi khu vực trong khuôn viên Phủ đều chật cứng người. Tuy nhiên, không có tình trạng chen lấn, xô đẩy. Đa phần các du khách đều bình tĩnh chờ đến lượt hành lễ của mình.
Nhiều du khách hành hương bắt buộc phải nâng mâm lễ lên cao hoặc đội lên đầu để dễ di chuyển.
Trong ngày này, một mâm lễ cơ bản với tiền vàng, nhang nén và hoa quả có giá trung bình 50 đến 100 nghìn đồng nếu du khách mua tại các quầy hàng trên lối vào Phủ.
Mọi người đi lễ đều mong muốn cầu bình an, may mắn, công việc thuận lợi...
Nhiều người phải vái vọng từ ngoài sân.
Ai cũng muốn vào được chính điện thờ Tam phủ công đồng của phủ Tây Hồ làm lễ. Những mâm lễ đủ đầy được đội lên cao để tránh bị xô lệch.
Người đi lễ cố gắng chen chân vào khu vực chính điện thờ Tam phủ công đồng của phủ Tây Hồ để làm lễ.
Phủ Tây Hồ là cụm công trình tôn giáo thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật truyền thuyết và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Lò đốt vàng mã luôn đỏ lửa trong ngày này.
Phủ Tây Hồ, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, thờ Mẫu Liễu Hạnh được cho là một trong những chốn linh thiêng của đất Hà Thành.