Bến xe Vĩnh Niệm được đầu tư xây dựng với tổng mức 175 tỷ đồng trên diện tích 27.100 m2. Bến nằm ven trục đường Bùi Viện, địa phận phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Hải Phòng.Cuối năm 2020, Bến xe Vĩnh Niệm đã hoàn thành giai đoạn 1 trên diện tích 6.000 m2. Bến cũng được đưa vào vận hành sau khi Bến xe Cầu Rào "khai tử" để xây dựng Cầu Rào 1.Giai đoạn 2 của dự án đang dần hoàn thiện với hạng mục nhà ga hành khách 3 tầng.Quy mô bến này thuộc loại I cấp Quốc gia, có khả năng phục vụ cho hơn 1.200 chuyến xe xuất bến trong một ngày. Bến đủ tiếu chuẩn đón khách quốc tế (liên vận Lào, Trung Quốc).Tầng một của nhà ga có diện tích xây dựng 1.080 m2, dành cho việc phục vụ khách chờ, chia tay, mua vé. Các doanh nghiệp vận tải thuê văn phòng đại diện và đón tiếp khách đi xe. Nơi đây có bố trí nhà vệ sinh, nước uống miễn phí.Tầng 2 là khu dịch vụ ăn uống rộng 450 m2 dành cho khách và lái, phụ xe. Khu này có thể phục vụ cùng lúc khoảng 150 người. Còn tầng 3 là văn phòng làm việc.Khu vực nhà ga cũng được lắp đặt điều hòa, ghế ngồi và cửa hàng tiện ích bán đặc sản vùng, miền cho khách.Bến có nhà để xe máy 3 tầng có diên tích sàn 2.400 m2, nhận được gần 2.000 xe của khách. Khu vực này kiểm soát tự động, phí trông giữ xe sẽ theo quy định của UBND thành phố.Trạm cung cấp nhiên liệu cho các hãng vận tải và dân cư khu vực, hoạt động 24/24h.Bến xe còn có dãy nhà nghỉ cho thuê dành cho lái, phụ xe. Hạng mục này đang được đơn thị thi công gấp rút hoàn thiện. Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Ngọc Đễ, Trưởng Ban quản lý Bến xe Vĩnh Niệm, cho biết sau khi hoàn thành giai đoạn 2, Bến xe Vĩnh Niệm sẽ là một trong những bến xe khách kiểu mẫu khang trang, rộng rãi với nhiều tiện ích dịch vụ đi kèm để phục vụ người dân và hành khách đi lại.Bến cũng được lắp đặt hệ thống phần mềm quản lý vận tải theo quy định của Bộ GTVT. Tất cả các xe đủ điều kiện chở khách xuất bến đều được cập nhật tới Cục Đường bộ. Việc phục vụ tuyến xe được thực hiện trên tinh thần chính xác, minh bạch, phù hợp với thời đại 4.0.Vị trí Bến xe khách Vĩnh Niệm. Ảnh: Google Maps.
Bến xe Vĩnh Niệm được đầu tư xây dựng với tổng mức 175 tỷ đồng trên diện tích 27.100 m2. Bến nằm ven trục đường Bùi Viện, địa phận phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Hải Phòng.
Cuối năm 2020, Bến xe Vĩnh Niệm đã hoàn thành giai đoạn 1 trên diện tích 6.000 m2. Bến cũng được đưa vào vận hành sau khi Bến xe Cầu Rào "khai tử" để xây dựng Cầu Rào 1.
Giai đoạn 2 của dự án đang dần hoàn thiện với hạng mục nhà ga hành khách 3 tầng.
Quy mô bến này thuộc loại I cấp Quốc gia, có khả năng phục vụ cho hơn 1.200 chuyến xe xuất bến trong một ngày. Bến đủ tiếu chuẩn đón khách quốc tế (liên vận Lào, Trung Quốc).
Tầng một của nhà ga có diện tích xây dựng 1.080 m2, dành cho việc phục vụ khách chờ, chia tay, mua vé. Các doanh nghiệp vận tải thuê văn phòng đại diện và đón tiếp khách đi xe. Nơi đây có bố trí nhà vệ sinh, nước uống miễn phí.
Tầng 2 là khu dịch vụ ăn uống rộng 450 m2 dành cho khách và lái, phụ xe. Khu này có thể phục vụ cùng lúc khoảng 150 người. Còn tầng 3 là văn phòng làm việc.
Khu vực nhà ga cũng được lắp đặt điều hòa, ghế ngồi và cửa hàng tiện ích bán đặc sản vùng, miền cho khách.
Bến có nhà để xe máy 3 tầng có diên tích sàn 2.400 m2, nhận được gần 2.000 xe của khách. Khu vực này kiểm soát tự động, phí trông giữ xe sẽ theo quy định của UBND thành phố.
Trạm cung cấp nhiên liệu cho các hãng vận tải và dân cư khu vực, hoạt động 24/24h.
Bến xe còn có dãy nhà nghỉ cho thuê dành cho lái, phụ xe. Hạng mục này đang được đơn thị thi công gấp rút hoàn thiện. Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Ngọc Đễ, Trưởng Ban quản lý Bến xe Vĩnh Niệm, cho biết sau khi hoàn thành giai đoạn 2, Bến xe Vĩnh Niệm sẽ là một trong những bến xe khách kiểu mẫu khang trang, rộng rãi với nhiều tiện ích dịch vụ đi kèm để phục vụ người dân và hành khách đi lại.
Bến cũng được lắp đặt hệ thống phần mềm quản lý vận tải theo quy định của Bộ GTVT. Tất cả các xe đủ điều kiện chở khách xuất bến đều được cập nhật tới Cục Đường bộ. Việc phục vụ tuyến xe được thực hiện trên tinh thần chính xác, minh bạch, phù hợp với thời đại 4.0.
Vị trí Bến xe khách Vĩnh Niệm. Ảnh: Google Maps.