Theo ghi nhận của PV, khu depot của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được lắp đặt đầy đủ các hạng mục kỹ thuật phục vụ cho việc vận hành tàu. Các hệ thống từ trạm rửa tàu, trung tâm điều hành OCC, trung tâm thông tin tín hiệu DCC đã được lắp đặt và được các kỹ sư Trung Quốc vận hành trơn tru. Nằm trong khu depot, hệ thống rửa tàu tự động đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thiện và bắt đầu phục vụ các đoàn tàu. Hệ thống này bao gồm một nhà rửa tàu có thiết kế như nhà ga thu nhỏ. Bên trong là hệ thống máy rửa tàu gồm chổi lau, vòi phun nước, vòi phun hoá chất tẩy rửa, cột phun khí làm khô.Cấu tạo của hệ thống gồm sáu vòi phun nước, bảy cột rửa (hai bên sườn tàu và trên nóc tàu), hai cột phun khí làm khô... tất cả đều được lắp cảm biến để khi tàu đi qua sẽ tự động quay và phun nước. Bên cạnh đó còn có hệ thống camera giám sát được kết nối với phòng điều khiển. Trung bình, thời gian để hệ thống làm sạch đoàn tàu 80 m là 15 phút và chỉ tiêu tốn 1m3 nước. Hệ thống này đang hoạt động thử nghiệm, mỗi ngày rửa 1-2 đoàn tàu.Chổi làm sạch tàu được làm từ chất liệu nhựa đặc biệt, nhập khẩu từ Nhật Bản để đảm bảo không gây xước sơn vỏ tàu trong quá trình rửa.Trước khi vào khu vực rửa tàu, lái tàu tắt điều hòa, chỉnh cần gạt nước về vị trí quy định. Các cột rửa có tốc độ quay dao động từ 140 đến 280 vòng mỗi phút và áp suất của vòi phun nước khoảng 0,3 MPA. Bên trong nhà điều hành là khu vực đặt máy lọc nước có nhiệm vụ pha trộn chất hoá học sau đó đưa vào hệ thống bơm công suất lớn để rửa tàu. Tất cả hệ thống này đều được chạy tự động.Phòng điều khiển hệ thống rửa tàu tự động chỉ cần một nhân viên làm việc. Anh Lê Văn Thái (nhân viên quản lý và vận hành khu rửa tàu) cho biết hệ thống có khả năng tự động hoá cao. Ngoài camera được lắp đặt ở nhiều nơi thì những thông số quan trọng như áp lực nước, chổi nào đang hoạt động, vị trí tàu đang ở đâu đều được hiển thị rõ ràng và việc vận hành hệ thống cũng rất thuận tiện chỉ qua vài nút bấm.Trong quá trình vận hành nhà rửa tàu tự động luôn có sự quan sát của chuyên gia Trung Quốc. Sau khi rửa sạch, đoàn tàu được di chuyển về bãi tập kết tàu cũng là nơi bảo dưỡng và sửa chữa.Cùng với hệ thống rửa tàu, nhiều hạng mục khác như hệ thống trung tâm vận hành OCC, trung tâm thông tin tín hiệu DCC và 13 đoàn tàu đã sẵn sàng hoạt động. Thời gian qua, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông liên tục trễ hẹn khai thác thương mại do Tổng thầu Trung Quốc chưa hoàn thiện thủ tục chứng nhận an toàn. Đến nay công trình vẫn chưa có chứng nhận an toàn hệ thống của Liên danh quốc tế và Chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật của Cục Đăng kiểm.
Theo ghi nhận của PV, khu depot của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được lắp đặt đầy đủ các hạng mục kỹ thuật phục vụ cho việc vận hành tàu. Các hệ thống từ trạm rửa tàu, trung tâm điều hành OCC, trung tâm thông tin tín hiệu DCC đã được lắp đặt và được các kỹ sư Trung Quốc vận hành trơn tru.
Nằm trong khu depot, hệ thống rửa tàu tự động đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thiện và bắt đầu phục vụ các đoàn tàu. Hệ thống này bao gồm một nhà rửa tàu có thiết kế như nhà ga thu nhỏ. Bên trong là hệ thống máy rửa tàu gồm chổi lau, vòi phun nước, vòi phun hoá chất tẩy rửa, cột phun khí làm khô.
Cấu tạo của hệ thống gồm sáu vòi phun nước, bảy cột rửa (hai bên sườn tàu và trên nóc tàu), hai cột phun khí làm khô... tất cả đều được lắp cảm biến để khi tàu đi qua sẽ tự động quay và phun nước. Bên cạnh đó còn có hệ thống camera giám sát được kết nối với phòng điều khiển.
Trung bình, thời gian để hệ thống làm sạch đoàn tàu 80 m là 15 phút và chỉ tiêu tốn 1m3 nước. Hệ thống này đang hoạt động thử nghiệm, mỗi ngày rửa 1-2 đoàn tàu.
Chổi làm sạch tàu được làm từ chất liệu nhựa đặc biệt, nhập khẩu từ Nhật Bản để đảm bảo không gây xước sơn vỏ tàu trong quá trình rửa.
Trước khi vào khu vực rửa tàu, lái tàu tắt điều hòa, chỉnh cần gạt nước về vị trí quy định.
Các cột rửa có tốc độ quay dao động từ 140 đến 280 vòng mỗi phút và áp suất của vòi phun nước khoảng 0,3 MPA.
Bên trong nhà điều hành là khu vực đặt máy lọc nước có nhiệm vụ pha trộn chất hoá học sau đó đưa vào hệ thống bơm công suất lớn để rửa tàu. Tất cả hệ thống này đều được chạy tự động.
Phòng điều khiển hệ thống rửa tàu tự động chỉ cần một nhân viên làm việc.
Anh Lê Văn Thái (nhân viên quản lý và vận hành khu rửa tàu) cho biết hệ thống có khả năng tự động hoá cao. Ngoài camera được lắp đặt ở nhiều nơi thì những thông số quan trọng như áp lực nước, chổi nào đang hoạt động, vị trí tàu đang ở đâu đều được hiển thị rõ ràng và việc vận hành hệ thống cũng rất thuận tiện chỉ qua vài nút bấm.
Trong quá trình vận hành nhà rửa tàu tự động luôn có sự quan sát của chuyên gia Trung Quốc. Sau khi rửa sạch, đoàn tàu được di chuyển về bãi tập kết tàu cũng là nơi bảo dưỡng và sửa chữa.
Cùng với hệ thống rửa tàu, nhiều hạng mục khác như hệ thống trung tâm vận hành OCC, trung tâm thông tin tín hiệu DCC và 13 đoàn tàu đã sẵn sàng hoạt động. Thời gian qua, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông liên tục trễ hẹn khai thác thương mại do Tổng thầu Trung Quốc chưa hoàn thiện thủ tục chứng nhận an toàn. Đến nay công trình vẫn chưa có chứng nhận an toàn hệ thống của Liên danh quốc tế và Chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật của Cục Đăng kiểm.