1. Cô giáo mầm non nhốt học sinh vào tủ: Liên quan đến việc một học sinh mầm non tại cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point tại 24 Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội) bị nhốt vào tủ quần áo, ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point sẽ bị đóng cửa, không được phép hoạt động. Các học sinh đang học tập tại cơ sở này sẽ được chuyển về cơ sở chính.Trước đó theo lời kể của một phụ huynh, con chị này đang theo học tại trường mầm non Maple Bear thì có những biểu hiện hoảng loạn, sợ đến trường. Sau khi phụ huynh này xem được camera ghi lại những điều diễn ra trong lớp học, trang web chính thức của trường mầm non Canada Maple Bear (https://maplebearvietnam.edu.vn) đã phát đi thông báo và lời xin lỗi về hành vi nhốt học sinh vào tủ của cô giáo tại cơ sở Westlake Point trong kỷ luật học sinh.Đại diện Maple Bear Việt Nam cho biết 3 giáo viên đứng lớp liên quan đến vụ việc cháu bé bị nhốt vào tủ đã bị sa thải. Trong đó, cô giáo có hành vi nhốt trẻ vào tủ là trợ giảng. Tuy không trực tiếp gây ra vụ việc, giáo viên chủ nhiệm và một giáo viên khác cũng bị sa thải do không kịp thời báo cáo lên ban giám hiệu. 2. Cô giáo bắt học sinh quỳ trong lớp: Trong một tiết học ngày 9/5 tại trường THCS Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội), cô Lê Thị Quy, chủ nhiệm lớp 9B đã bắt một nam sinh quỳ trước gần 30 em trong lớp. Cô Quy giải thích hình phạt này do một số phụ huynh đề nghị, trước thực trạng học sinh không tuân thủ nội quy nhà trường.Trước đó vào tháng 1/2019, cô Quy đã phải mời các phụ huynh đến trường họp để nói chuyện về phương pháp giáo dục. Theo đó, hình phạt quỳ được chính các phụ huynh đề xuất và cam kết để cô phạt "nếu học sinh quá hư". Cô Quy cho hay dù rất biết việc này là "sai về chuẩn mực sư phạm", nhưng cô vẫn đồng ý với nhóm phụ huynh này vì “đều là người cùng địa phương” và “xuất phát từ lương tâm người thầy”.Nói về vấn đề này, PGS Bùi Hiền cho rằng: "Các thầy cô là những đại diện cho giáo dục. Việc phạt học sinh quỳ là xúc phạm đến tự trọng của các em. Khi bị xúc phạm, theo bản năng các em sẽ kháng cự. Khi các em đã trở nên kháng cự, thì đó là thất bại của giáo dục". 3. Đánh tới tấp vào đầu trẻ mầm non vì ăn không kịp nuốt: Chiều 27/4/2019, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một giáo viên đang làm việc tại nhóm mầm non tư thục Hoa Bách Hợp đút cơm cho một bé trai và liên tục có hành động đánh vào đầu bé, dùng muỗng nhét cơm liên tục vào miệng trẻ. Trong khi đó, hai bảo mẫu khác nhìn thấy nhưng không ai can ngăn.Theo xác minh, ngày 16/4, cô giáo N.N.Y (SN 1995, ngụ huyện Đức Hòa, tốt nghiệp trung học sư phạm mầm non vào dạy tại nhóm lớp mầm non tháng từ 3/2017) là người trực tiếp cho bé L.M.N ăn và có hành động vi phạm đạo đức nhà giáo. 4. Bạo hành trẻ ở Nhóm trẻ mẹ Mười: Sáng 21/5/2018, trên mạng xã hội xuất hiện clip và hình ảnh ghi lại cảnh hành hạ trẻ tại Nhóm trẻ độc lập mẹ Mười, số nhà 251/32, đường Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
2 người phụ nữ, một người mặc đầm trắng kẻ đen và một người khác mặc áo màu đỏ dài tay, bắt 2 bé trai cởi trần nằm ngửa dưới sàn nhà, liên tục trút thức ăn vào miệng.Khi bé trai ăn chậm thì người phụ nữ mặc áo trắng kẻ đen lập tức dùng tay tát mạnh vào miệng đứa trẻ. Khi thấy bé trai khóc, người phụ nữ này còn vứt chiếc khăn phủ lên mặt bé. Thậm chí, có hình ảnh ghi lại cảnh người phụ nữ dùng 2 tay bóp vào mặt đứa trẻ xách lên.Đến trưa cùng ngày, lực lượng chức năng đã có mặt để tiến hàng kiểm tra cơ sở mầm non Nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười. Công an cũng đã đưa giáo viên liên quan đến sự việc về cơ quan công an phục vụ điều tra. 5. Bảo mẫu đánh trẻ tàn nhẫn ở An Giang: Ngày 25/8/2018, sau khi 5 đoạn clip được cho quay tại nhóm trẻ Sắc Màu Tuổi Thơ, phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang được đăng tải trên mạng xã hội gây bức xúc, nhiều phụ huynh có con em gửi tại nhóm trẻ đã kéo đến phản đối, tuy nhiên chủ nhóm trẻ đã treo bảng ngưng hoạt động.Trong clip, một bảo mẫu đã có hành động đánh các bé trai và bé gái trong khi đang cho các bé ăn. Có bé ăn chậm bị bảo mẫu này tát tới tấp, có bé khóc nhè thì bị bảo mẫu dùng lược chải đầu đánh vào đầu, chân.Thiếu tướng Bùi Bé Tư, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết đã chỉ đạo công an địa phương vào cuộc, mời bảo mẫu Trần Thị B.T, người xuất hiện trong các clip có hành động đánh trẻ, lên làm việc. Bước đầu, bảo mẫu B.T thừa nhận có hành vi đánh các bé vì không chịu ăn, trong khi chịu áp lực tăng cân cho các bé từ phụ huynh. 6. Dốc ngược đầu trẻ, dọa ném qua cửa sổ: Tháng 2/2017, hình ảnh giáo viên tại cơ sở mầm non Apollo ở quận Bình Thạnh, TPHCM dốc ngược đầu cháu bé 22 tháng tuổi, dọa ném qua cửa sổ được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.Khi các trẻ đang ngồi trong bàn ăn, phía cửa sổ hình ảnh một phụ nữ dùng hai tay nhấc cao một bé nhỏ ra hướng cửa sổ. Hình ảnh thứ hai, người này tiếp tục dốc đầu trẻ xuống dưới, hai chân trẻ ngược lên trên.Về phía giáo viên có hành vi này, cô cho biết đó chỉ là “giỡn”, với các cháu bé, nhất là khi gặp tình huống bé nào không chịu ăn, ăn chậm. Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, cơ sở này đã chủ động xin giải thể. 7. Bạo hành trẻ tại mầm non Phương Anh: Sáng 20/1/2014, TAND Q.Thủ Đức (TP.HCM) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “hành hạ người khác” đối với hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương (32 tuổi, ngụ Q.8, chủ cơ sở mầm non Phương Anh) và Nguyễn Lê Thiên Lý (20 tuổi, quê Kiên Giang).Tòa tuyên phạt mỗi bị cáo 3 năm tù giam và buộc phải đền bù thiệt hại về tinh thần, sức khỏe cho mỗi bị hại số tiền 20 triệu đồng.Theo cáo trạng, khoảng tháng 9/2012 Lê Thị Đông Phương thuê nhà số 18 Hiệp Bình, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức mở “Trường mầm non tư thục Phương Anh”, nhận giữ các bé từ 1-4 tuổi nhưng không có giấy phép kinh doanh.Lúc đầu khi mở cơ sở, Phương tự tay chăm sóc trẻ. Đến tháng 9/2013, số lượng trẻ gửi tại cơ sở tăng lên mười em nên Phương nhận cháu là Nguyễn Lê Thiên Lý vào làm cấp dưỡng. Từ mười trẻ, đến tháng 12/2013 số lượng trẻ gửi tại cơ sở tăng lên 19 trẻ. Trong thời gian này, bốn bé biếng ăn được “cách ly” gồm N.T.H. (sinh năm 2011), L.T.K. (2012), T.T.L. (2013) và bé B.N.C. (2011) thường xuyên bị Phương đưa ra sau nhà cho ăn và hành hạ.Từ ngày 6 đến 12/12/2013, khi cho bé L.T.K. ăn có hai lần trong hai ngày Lý lấy tay dúi đầu bé xuống đất, dùng tay đánh lên lưng nhiều cái và đè đầu bé K., bẻ sang một bên đánh. Khi cho bé B.N.C. ăn, do C. biếng ăn nên Lý bế bé lên dúi đầu vào thùng phuy đựng khoảng 50 lít nước.Cũng trong một lần cho bé N.T.H. ăn, Lý dùng tay đánh vào vai bé H. nhiều cái. Còn đối với Lê Thị Đông Phương trong quá trình cho bé N.T.H. ăn, Phương dùng tay tát nhiều cái vào mặt và bóp cổ bé H.. Ngoài ra khi cho bé T.T.L. ăn, Phương đã dùng chân kẹp hai chân bé L., bẻ ngửa cổ bé, bịt mũi đổ sữa vào miệng bé.Ngoài việc thừa nhận đánh bé N.T.H., Đông Phương còn thừa nhận hai lần lắc đầu, dùng chân kẹp bé T.T.L. (10 tháng tuổi), ngửa người bé để cho ăn. 8. Bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa: Tối 15/1/2008, VTV phát sóng một đoạn phóng sự do Đài truyền hình Đồng Nai thực hiện gây sốc và phẫn nộ cho hàng triệu người xem. Đó là cảnh chủ một cơ sở giữ trẻ ở Đồng Nai đánh đập dã man các cháu nhỏ còn ở lứa tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo.Người phụ nữ này liên tục túm tóc, giật ngửa các bé ra sau để đút cơm, bé nào ăn chậm sẽ bị bà ta chửi rủa, lấy thước kẻ đánh không thương tiếc.Ngày 16/1, tại trụ sở Công an phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, cơ quan điều tra Công an thành phố Biên Hòa đã bắt khẩn cấp bà Quảng Thị Kim Hoa (sinh năm 1968, thường trú tại 1/2, đường Võ Thị Sáu, khu phố 3, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa), chủ cơ sở giữ trẻ tư nhân tại địa chỉ trên về hành vi “hành hạ người khác” theo khoản 1, điều 110 Bộ luật Hình sự.Sau khi vụ việc bị phát giác, bảo mẫu này đã phải lĩnh án 18 tháng tù. 9. Bảo mẫu dẫm tử vong trẻ em: Sáng 30/5/2014, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Hồ Ngọc Nhờ (20 tuổi, quê Cần Thơ) 18 năm tù về tội cố ý giết người. Đồng thời Nhờ và người liên đới phải bồi thường cho gia đình bị hại số tiền 100 triệu đồng.Nhờ chính là hung thủ giết chết cháu Đỗ Nhất Long (19 tháng tuổi), con của vợ chồng chị Võ Thị Huyền (24 tuổi, quê Nghệ An) và anh Đỗ Trọng Đức (27 tuổi, quê Bình Định).Vợ chồng chị Huyền hàng ngày đi làm, thấy Nhờ nhận trông giữ trẻ tại nhà nên chị Huyền đã mang con trai mình cho Nhờ trông giữ với tiền công 1,5 triệu đồng/tháng.Khoảng 8h30 ngày 16/11/2013, Nhờ nhận cháu Long từ tay vợ chồng chị Huyền để trông giữ. Trong lúc ăn sáng, cháu bé quấy khóc không chịu ăn. Nhờ dỗ dành không được nên hù dọa bằng cách dùng tay xách bé lên khiến cháu rơi xuống đất. Đau đớn, cháu bé càng khóc dữ dội hơn. Hồ Ngọc Nhờ đã tàn nhẫn dùng chân giẫm đạp liên tiếp lên ngực và bụng cháu Long rồi bỏ ra ngoài đi vệ sinh.Theo kết quả giám định pháp y, do thương tích quá nặng khoang màng phổi có máu; phổi bị dập; rách, bầm túi máu vùng đáy tim; vỡ tiểu nhĩ; ổ bụng có máu tụ …, cháu Long đã tử vong trước khi nhập viện. Ngay sau khi gây án, Hồ Ngọc Nhờ đã bị cơ quan CSĐT Công an quận Thủ Đức bắt giữ.
1. Cô giáo mầm non nhốt học sinh vào tủ: Liên quan đến việc một học sinh mầm non tại cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point tại 24 Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội) bị nhốt vào tủ quần áo, ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point sẽ bị đóng cửa, không được phép hoạt động. Các học sinh đang học tập tại cơ sở này sẽ được chuyển về cơ sở chính.
Trước đó theo lời kể của một phụ huynh, con chị này đang theo học tại trường mầm non Maple Bear thì có những biểu hiện hoảng loạn, sợ đến trường. Sau khi phụ huynh này xem được camera ghi lại những điều diễn ra trong lớp học, trang web chính thức của trường mầm non Canada Maple Bear (https://maplebearvietnam.edu.vn) đã phát đi thông báo và lời xin lỗi về hành vi nhốt học sinh vào tủ của cô giáo tại cơ sở Westlake Point trong kỷ luật học sinh.
Đại diện Maple Bear Việt Nam cho biết 3 giáo viên đứng lớp liên quan đến vụ việc cháu bé bị nhốt vào tủ đã bị sa thải. Trong đó, cô giáo có hành vi nhốt trẻ vào tủ là trợ giảng. Tuy không trực tiếp gây ra vụ việc, giáo viên chủ nhiệm và một giáo viên khác cũng bị sa thải do không kịp thời báo cáo lên ban giám hiệu.
2. Cô giáo bắt học sinh quỳ trong lớp: Trong một tiết học ngày 9/5 tại trường THCS Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội), cô Lê Thị Quy, chủ nhiệm lớp 9B đã bắt một nam sinh quỳ trước gần 30 em trong lớp. Cô Quy giải thích hình phạt này do một số phụ huynh đề nghị, trước thực trạng học sinh không tuân thủ nội quy nhà trường.
Trước đó vào tháng 1/2019, cô Quy đã phải mời các phụ huynh đến trường họp để nói chuyện về phương pháp giáo dục. Theo đó, hình phạt quỳ được chính các phụ huynh đề xuất và cam kết để cô phạt "nếu học sinh quá hư". Cô Quy cho hay dù rất biết việc này là "sai về chuẩn mực sư phạm", nhưng cô vẫn đồng ý với nhóm phụ huynh này vì “đều là người cùng địa phương” và “xuất phát từ lương tâm người thầy”.
Nói về vấn đề này, PGS Bùi Hiền cho rằng: "Các thầy cô là những đại diện cho giáo dục. Việc phạt học sinh quỳ là xúc phạm đến tự trọng của các em. Khi bị xúc phạm, theo bản năng các em sẽ kháng cự. Khi các em đã trở nên kháng cự, thì đó là thất bại của giáo dục".
3. Đánh tới tấp vào đầu trẻ mầm non vì ăn không kịp nuốt: Chiều 27/4/2019, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một giáo viên đang làm việc tại nhóm mầm non tư thục Hoa Bách Hợp đút cơm cho một bé trai và liên tục có hành động đánh vào đầu bé, dùng muỗng nhét cơm liên tục vào miệng trẻ. Trong khi đó, hai bảo mẫu khác nhìn thấy nhưng không ai can ngăn.
Theo xác minh, ngày 16/4, cô giáo N.N.Y (SN 1995, ngụ huyện Đức Hòa, tốt nghiệp trung học sư phạm mầm non vào dạy tại nhóm lớp mầm non tháng từ 3/2017) là người trực tiếp cho bé L.M.N ăn và có hành động vi phạm đạo đức nhà giáo.
4. Bạo hành trẻ ở Nhóm trẻ mẹ Mười: Sáng 21/5/2018, trên mạng xã hội xuất hiện clip và hình ảnh ghi lại cảnh hành hạ trẻ tại Nhóm trẻ độc lập mẹ Mười, số nhà 251/32, đường Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
2 người phụ nữ, một người mặc đầm trắng kẻ đen và một người khác mặc áo màu đỏ dài tay, bắt 2 bé trai cởi trần nằm ngửa dưới sàn nhà, liên tục trút thức ăn vào miệng.
Khi bé trai ăn chậm thì người phụ nữ mặc áo trắng kẻ đen lập tức dùng tay tát mạnh vào miệng đứa trẻ. Khi thấy bé trai khóc, người phụ nữ này còn vứt chiếc khăn phủ lên mặt bé. Thậm chí, có hình ảnh ghi lại cảnh người phụ nữ dùng 2 tay bóp vào mặt đứa trẻ xách lên.
Đến trưa cùng ngày, lực lượng chức năng đã có mặt để tiến hàng kiểm tra cơ sở mầm non Nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười. Công an cũng đã đưa giáo viên liên quan đến sự việc về cơ quan công an phục vụ điều tra.
5. Bảo mẫu đánh trẻ tàn nhẫn ở An Giang: Ngày 25/8/2018, sau khi 5 đoạn clip được cho quay tại nhóm trẻ Sắc Màu Tuổi Thơ, phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang được đăng tải trên mạng xã hội gây bức xúc, nhiều phụ huynh có con em gửi tại nhóm trẻ đã kéo đến phản đối, tuy nhiên chủ nhóm trẻ đã treo bảng ngưng hoạt động.
Trong clip, một bảo mẫu đã có hành động đánh các bé trai và bé gái trong khi đang cho các bé ăn. Có bé ăn chậm bị bảo mẫu này tát tới tấp, có bé khóc nhè thì bị bảo mẫu dùng lược chải đầu đánh vào đầu, chân.
Thiếu tướng Bùi Bé Tư, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết đã chỉ đạo công an địa phương vào cuộc, mời bảo mẫu Trần Thị B.T, người xuất hiện trong các clip có hành động đánh trẻ, lên làm việc. Bước đầu, bảo mẫu B.T thừa nhận có hành vi đánh các bé vì không chịu ăn, trong khi chịu áp lực tăng cân cho các bé từ phụ huynh.
6. Dốc ngược đầu trẻ, dọa ném qua cửa sổ: Tháng 2/2017, hình ảnh giáo viên tại cơ sở mầm non Apollo ở quận Bình Thạnh, TPHCM dốc ngược đầu cháu bé 22 tháng tuổi, dọa ném qua cửa sổ được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.
Khi các trẻ đang ngồi trong bàn ăn, phía cửa sổ hình ảnh một phụ nữ dùng hai tay nhấc cao một bé nhỏ ra hướng cửa sổ. Hình ảnh thứ hai, người này tiếp tục dốc đầu trẻ xuống dưới, hai chân trẻ ngược lên trên.
Về phía giáo viên có hành vi này, cô cho biết đó chỉ là “giỡn”, với các cháu bé, nhất là khi gặp tình huống bé nào không chịu ăn, ăn chậm. Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, cơ sở này đã chủ động xin giải thể.
7. Bạo hành trẻ tại mầm non Phương Anh: Sáng 20/1/2014, TAND Q.Thủ Đức (TP.HCM) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “hành hạ người khác” đối với hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương (32 tuổi, ngụ Q.8, chủ cơ sở mầm non Phương Anh) và Nguyễn Lê Thiên Lý (20 tuổi, quê Kiên Giang).
Tòa tuyên phạt mỗi bị cáo 3 năm tù giam và buộc phải đền bù thiệt hại về tinh thần, sức khỏe cho mỗi bị hại số tiền 20 triệu đồng.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 9/2012 Lê Thị Đông Phương thuê nhà số 18 Hiệp Bình, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức mở “Trường mầm non tư thục Phương Anh”, nhận giữ các bé từ 1-4 tuổi nhưng không có giấy phép kinh doanh.
Lúc đầu khi mở cơ sở, Phương tự tay chăm sóc trẻ. Đến tháng 9/2013, số lượng trẻ gửi tại cơ sở tăng lên mười em nên Phương nhận cháu là Nguyễn Lê Thiên Lý vào làm cấp dưỡng. Từ mười trẻ, đến tháng 12/2013 số lượng trẻ gửi tại cơ sở tăng lên 19 trẻ. Trong thời gian này, bốn bé biếng ăn được “cách ly” gồm N.T.H. (sinh năm 2011), L.T.K. (2012), T.T.L. (2013) và bé B.N.C. (2011) thường xuyên bị Phương đưa ra sau nhà cho ăn và hành hạ.
Từ ngày 6 đến 12/12/2013, khi cho bé L.T.K. ăn có hai lần trong hai ngày Lý lấy tay dúi đầu bé xuống đất, dùng tay đánh lên lưng nhiều cái và đè đầu bé K., bẻ sang một bên đánh. Khi cho bé B.N.C. ăn, do C. biếng ăn nên Lý bế bé lên dúi đầu vào thùng phuy đựng khoảng 50 lít nước.
Cũng trong một lần cho bé N.T.H. ăn, Lý dùng tay đánh vào vai bé H. nhiều cái. Còn đối với Lê Thị Đông Phương trong quá trình cho bé N.T.H. ăn, Phương dùng tay tát nhiều cái vào mặt và bóp cổ bé H.. Ngoài ra khi cho bé T.T.L. ăn, Phương đã dùng chân kẹp hai chân bé L., bẻ ngửa cổ bé, bịt mũi đổ sữa vào miệng bé.
Ngoài việc thừa nhận đánh bé N.T.H., Đông Phương còn thừa nhận hai lần lắc đầu, dùng chân kẹp bé T.T.L. (10 tháng tuổi), ngửa người bé để cho ăn.
8. Bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa: Tối 15/1/2008, VTV phát sóng một đoạn phóng sự do Đài truyền hình Đồng Nai thực hiện gây sốc và phẫn nộ cho hàng triệu người xem. Đó là cảnh chủ một cơ sở giữ trẻ ở Đồng Nai đánh đập dã man các cháu nhỏ còn ở lứa tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo.
Người phụ nữ này liên tục túm tóc, giật ngửa các bé ra sau để đút cơm, bé nào ăn chậm sẽ bị bà ta chửi rủa, lấy thước kẻ đánh không thương tiếc.
Ngày 16/1, tại trụ sở Công an phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, cơ quan điều tra Công an thành phố Biên Hòa đã bắt khẩn cấp bà Quảng Thị Kim Hoa (sinh năm 1968, thường trú tại 1/2, đường Võ Thị Sáu, khu phố 3, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa), chủ cơ sở giữ trẻ tư nhân tại địa chỉ trên về hành vi “hành hạ người khác” theo khoản 1, điều 110 Bộ luật Hình sự.
Sau khi vụ việc bị phát giác, bảo mẫu này đã phải lĩnh án 18 tháng tù.
9. Bảo mẫu dẫm tử vong trẻ em: Sáng 30/5/2014, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Hồ Ngọc Nhờ (20 tuổi, quê Cần Thơ) 18 năm tù về tội cố ý giết người. Đồng thời Nhờ và người liên đới phải bồi thường cho gia đình bị hại số tiền 100 triệu đồng.
Nhờ chính là hung thủ giết chết cháu Đỗ Nhất Long (19 tháng tuổi), con của vợ chồng chị Võ Thị Huyền (24 tuổi, quê Nghệ An) và anh Đỗ Trọng Đức (27 tuổi, quê Bình Định).Vợ chồng chị Huyền hàng ngày đi làm, thấy Nhờ nhận trông giữ trẻ tại nhà nên chị Huyền đã mang con trai mình cho Nhờ trông giữ với tiền công 1,5 triệu đồng/tháng.
Khoảng 8h30 ngày 16/11/2013, Nhờ nhận cháu Long từ tay vợ chồng chị Huyền để trông giữ. Trong lúc ăn sáng, cháu bé quấy khóc không chịu ăn. Nhờ dỗ dành không được nên hù dọa bằng cách dùng tay xách bé lên khiến cháu rơi xuống đất. Đau đớn, cháu bé càng khóc dữ dội hơn. Hồ Ngọc Nhờ đã tàn nhẫn dùng chân giẫm đạp liên tiếp lên ngực và bụng cháu Long rồi bỏ ra ngoài đi vệ sinh.
Theo kết quả giám định pháp y, do thương tích quá nặng khoang màng phổi có máu; phổi bị dập; rách, bầm túi máu vùng đáy tim; vỡ tiểu nhĩ; ổ bụng có máu tụ …, cháu Long đã tử vong trước khi nhập viện. Ngay sau khi gây án, Hồ Ngọc Nhờ đã bị cơ quan CSĐT Công an quận Thủ Đức bắt giữ.