Theo thống kê của UBND TP Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), tính đến nay, trên địa bàn thành phố có hơn 57.300 ha gieo trồng lúa và hoa màu bị hỏng, thiệt hại khoảng 1.445 tỷ đồng. Trong đó, hơn 38.700 ha lúa bị ảnh hưởng, gồm 15.200 ha bị ngập sâu, gần 23.500 ha bị đổ. Ước tính riêng thiệt hại về sản lượng hơn 111.000 tấn lúa khoảng 594 tỷ đồng.Ba địa phương bị thiệt hại lớn nhất trên địa bàn TP Hà Nội về diện tích lúa bị ngập, đổ: huyện Chương Mỹ là 3.616 ha, Sóc Sơn gần 8.000 ha, Ba Vì gần 1.800 ha.Ghi nhận của phóng viên, dọc theo các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn hình ảnh người nông dân đang tranh thủ những ngày nắng nóng gặt lúa phơi thóc. Do ngập lụt diện rộng nhiều cánh đồng lúa đến kỳ thu hoạch ngâm trong nước bùn bị hư hại nông dân cố vớt vát gặt về chăn nuôi.Nông dân phơi thóc bị úng nước lâu ngày.Gia đình chị Phan Thị Thơm ở thôn Song Mai Đoài, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết, gia đình làm ruộng nhiều nhất huyện gieo trồng 20 mẫu lúa nhưng mất gần trắng gần hết chỉ thu được ở những ruộng cao còn lại ngập thối nát hết. "Năm nay nhà ăn không ngon ngủ không yên, mất hơn 100 triệu tiền phân, thuê cấy mỗi sào 100.000 đồng giờ được vài hạt thóc chẳng ra gì"- chị Thơm nói.Hơn 20 mẫu lúa đến kỳ thu hoạch nhưng đến thời điểm này thu hoạch mới được 5-7 sào toàn thóc thối thóc mầm về chăn nuôi. Ngập úng lúa đổ chết hết không làm gì đượcÔng Bùi Văn Tiêu cầm trên tay nắm thóc ngâm nước thối mọc mầm.Sau khi nước rút ở các ruộng lúa, thóc đã mọc mầm, ông Tiêu cầm trên tay nắm thóc mọc mầm đầy xót xa.Chỉ một số ít ruộng cao có thể cho thu hoạch nhưng chất lượng cũng không được như các vụ trước.Dù được phơi nắng nhưng những hạt thóc vẫn thâm úa.TP Hà Nội đang yêu cầu các đơn vị đề xuất phương án hỗ trợ đặc thù để khắc phục hậu quả sau bão, khôi phục sản xuất bù đắp sản lượng cho những diện tích cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại, hỗ trợ nông dân giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra nhằm sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
Theo thống kê của UBND TP Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), tính đến nay, trên địa bàn thành phố có hơn 57.300 ha gieo trồng lúa và hoa màu bị hỏng, thiệt hại khoảng 1.445 tỷ đồng. Trong đó, hơn 38.700 ha lúa bị ảnh hưởng, gồm 15.200 ha bị ngập sâu, gần 23.500 ha bị đổ. Ước tính riêng thiệt hại về sản lượng hơn 111.000 tấn lúa khoảng 594 tỷ đồng.
Ba địa phương bị thiệt hại lớn nhất trên địa bàn TP Hà Nội về diện tích lúa bị ngập, đổ: huyện Chương Mỹ là 3.616 ha, Sóc Sơn gần 8.000 ha, Ba Vì gần 1.800 ha.
Ghi nhận của phóng viên, dọc theo các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn hình ảnh người nông dân đang tranh thủ những ngày nắng nóng gặt lúa phơi thóc. Do ngập lụt diện rộng nhiều cánh đồng lúa đến kỳ thu hoạch ngâm trong nước bùn bị hư hại nông dân cố vớt vát gặt về chăn nuôi.
Nông dân phơi thóc bị úng nước lâu ngày.
Gia đình chị Phan Thị Thơm ở thôn Song Mai Đoài, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết, gia đình làm ruộng nhiều nhất huyện gieo trồng 20 mẫu lúa nhưng mất gần trắng gần hết chỉ thu được ở những ruộng cao còn lại ngập thối nát hết. "Năm nay nhà ăn không ngon ngủ không yên, mất hơn 100 triệu tiền phân, thuê cấy mỗi sào 100.000 đồng giờ được vài hạt thóc chẳng ra gì"- chị Thơm nói.
Hơn 20 mẫu lúa đến kỳ thu hoạch nhưng đến thời điểm này thu hoạch mới được 5-7 sào toàn thóc thối thóc mầm về chăn nuôi. Ngập úng lúa đổ chết hết không làm gì được
Ông Bùi Văn Tiêu cầm trên tay nắm thóc ngâm nước thối mọc mầm.
Sau khi nước rút ở các ruộng lúa, thóc đã mọc mầm, ông Tiêu cầm trên tay nắm thóc mọc mầm đầy xót xa.
Chỉ một số ít ruộng cao có thể cho thu hoạch nhưng chất lượng cũng không được như các vụ trước.
Dù được phơi nắng nhưng những hạt thóc vẫn thâm úa.
TP Hà Nội đang yêu cầu các đơn vị đề xuất phương án hỗ trợ đặc thù để khắc phục hậu quả sau bão, khôi phục sản xuất bù đắp sản lượng cho những diện tích cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại, hỗ trợ nông dân giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra nhằm sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.