Bánh Khẩu Xén thường được người Thái làm vào dịp lễ, Tết để cúng tổ tiên. Tuy nhiên, hiện nay người dân đã sản xuất quanh năm để bán ra thị trường và trở thành đặc sản.Hiện nay, nhóm liên kết của Hội phụ nữ thuộc Hợp tác xã Lay Nưa đã đăng ý thương hiệu cho sản phẩm này. Để sản phẩm có chất lượng đảm bảo và ổn định, Bánh khẩu xén được sản xuất theo một quy trình và công thức đồng nhất.Đầu tiên là lựa chọn loại gạo nếp nương ngon nhất (hoặc sắn tươi) để đồ thành xôi, sau đó để nguội rồi đồ lại một lần nữa để xôi có độ dẻo và thơm ngon. Trong quá trình sôi sẽ thêm vào một số màu sắc có nguồn gốc từ thiên nhiên để sản phẩm thêm phong phú và hấp dẫn.Công đoạn tiếp theo là cho vào cối giã nhuyễn (hoặc say) khi sôi còn đang nóng.Trong quá trình giã sẽ đập thêm trứng gà vào cối theo tỷ lệ nhất định để tạo ra một hương vị đặc biệt của loại bánh này.Sau khi giã nhuyễn sẽ cho ra một hỗn hợp dẻo quánh và mịn, sau đó sẽ được dàn mỏng trên mặt phẳng.Để bánh không bị dính và có bền mặt bóng mịn, người ta đã lót một lớp ni-lon mỏng.Sau đó đem phơi để bánh khô tự nhiên, khi bánh vẫn còn chưa khô hẳn và còn có độ dẻo thì được đem ra cắt bằng lưỡi dao có hình răng cưa để tạo thành nhứng miếng bánh to chừng 2 ngón tay.Sau đó bánh được tiếp tục đem phơi cho khô hẳn và đem đóng gói...Khi ăn, chỉ cần rán lên cho miếng bánh nở phồng là có thể thưởng thức những hương vị thơm ngon của loại bánh được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên này.Ngoài đặc sản bánh khẩu xén, người dân tộc Thái ở TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên còn làm bánh Chí Chọp - một loại bánh làm tương tự như Khẩu Xén nhưng không giã và để miếng bánh to hình tròn...
Bánh Khẩu Xén thường được người Thái làm vào dịp lễ, Tết để cúng tổ tiên. Tuy nhiên, hiện nay người dân đã sản xuất quanh năm để bán ra thị trường và trở thành đặc sản.
Hiện nay, nhóm liên kết của Hội phụ nữ thuộc Hợp tác xã Lay Nưa đã đăng ý thương hiệu cho sản phẩm này. Để sản phẩm có chất lượng đảm bảo và ổn định, Bánh khẩu xén được sản xuất theo một quy trình và công thức đồng nhất.
Đầu tiên là lựa chọn loại gạo nếp nương ngon nhất (hoặc sắn tươi) để đồ thành xôi, sau đó để nguội rồi đồ lại một lần nữa để xôi có độ dẻo và thơm ngon. Trong quá trình sôi sẽ thêm vào một số màu sắc có nguồn gốc từ thiên nhiên để sản phẩm thêm phong phú và hấp dẫn.
Công đoạn tiếp theo là cho vào cối giã nhuyễn (hoặc say) khi sôi còn đang nóng.
Trong quá trình giã sẽ đập thêm trứng gà vào cối theo tỷ lệ nhất định để tạo ra một hương vị đặc biệt của loại bánh này.
Sau khi giã nhuyễn sẽ cho ra một hỗn hợp dẻo quánh và mịn, sau đó sẽ được dàn mỏng trên mặt phẳng.
Để bánh không bị dính và có bền mặt bóng mịn, người ta đã lót một lớp ni-lon mỏng.
Sau đó đem phơi để bánh khô tự nhiên, khi bánh vẫn còn chưa khô hẳn và còn có độ dẻo thì được đem ra cắt bằng lưỡi dao có hình răng cưa để tạo thành nhứng miếng bánh to chừng 2 ngón tay.
Sau đó bánh được tiếp tục đem phơi cho khô hẳn và đem đóng gói...
Khi ăn, chỉ cần rán lên cho miếng bánh nở phồng là có thể thưởng thức những hương vị thơm ngon của loại bánh được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên này.
Ngoài đặc sản bánh khẩu xén, người dân tộc Thái ở TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên còn làm bánh Chí Chọp - một loại bánh làm tương tự như Khẩu Xén nhưng không giã và để miếng bánh to hình tròn...