Trước đây sân chơi công cộng 200m2 này (nằm trong khu tập thể Ngân Hàng TW, thuộc tổ 25, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội) từng là bãi đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, bị 1 số cá nhân chiếm dụng.Tuy nhiên, nhờ sự góp sức của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (HISEDS), UBND phường Mai Động, người dân khu vực và một số tổ chức quốc tế phối hợp đã cải tạo bãi đất thành khu vui chơi cho trẻ em, nơi sinh hoạt công cộng cho người dân.Có thể nói đây là một trong những hoạt động rất ý nghĩa, vừa tránh được sự lãng phí không gian sống vừa tạo ra khu vực sinh hoạt cộng đồng vốn đã rất chật chội ở những thành phố đông đúc như Hà Nội. Dù mới đi vào hoạt động được hơn 1 tuần nhưng sân chơi mới này đã thu hút rất nhiều trẻ em có nhà liền kề và cả những em từ tổ dân phố khác.Trước kia trẻ em ở đây chỉ chơi trong một nhóm nhỏ, thế nhưng khi có sân chơi mới, đã liên kết giữa trẻ em ở các khu phố lại với nhau.Hoạt động thể chất được khuyến khích nhằm giúp trẻ em phát triển tối đa hình thể trong thời buổi các thiết bị điện tử chi phối một bộ phận lớn giới trẻ gây ra những tác động không tốt.Không chỉ có trẻ em, các cụ già của tổ dân phố cũng có không gian sinh hoạt của người cao tuổi ở ngoài trời, gần gũi thiên nhiên.Bác Vũ Thị Trường cho biết, trước kia bọn trẻ chỉ chơi với nhóm nhỏ không thì về nhà dán mắt vào điện thoại, máy tính. Từ khi có sân chơi này, cả 1 khu vực náo nhiệt tiếng con trẻ, lại tốt cho sức khỏe.Bảng nội quy thông báo rõ ràng 1 số quy định như: khu vực trẻ em không được hút thuốc, uống rượu, mang vật nuôi vào sân, không xả rác, tranh giành, đánh nhau...Theo nhận định của các chuyên gia, thiếu điểm vui chơi an toàn và lành mạnh đã vô hình chung đẩy các em vào game, internet. Và hậu quả là bạo lực học đường, các vụ việc trẻ em vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng nhiều, gây bức xúc trong xã hội.Trước đó, tại Hoài Đức, Hà Nội, người dân đã cải tạo ao làng 7000m2 thành bể bơi công cộng cho trẻ em và người dân. Không những là nơi giúp em tập bơi tránh tình trạng đuối nước mà còn tạo ra không gian sinh hoạt rất bổ ích.
Trước đây sân chơi công cộng 200m2 này (nằm trong khu tập thể Ngân Hàng TW, thuộc tổ 25, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội) từng là bãi đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, bị 1 số cá nhân chiếm dụng.
Tuy nhiên, nhờ sự góp sức của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (HISEDS), UBND phường Mai Động, người dân khu vực và một số tổ chức quốc tế phối hợp đã cải tạo bãi đất thành khu vui chơi cho trẻ em, nơi sinh hoạt công cộng cho người dân.
Có thể nói đây là một trong những hoạt động rất ý nghĩa, vừa tránh được sự lãng phí không gian sống vừa tạo ra khu vực sinh hoạt cộng đồng vốn đã rất chật chội ở những thành phố đông đúc như Hà Nội. Dù mới đi vào hoạt động được hơn 1 tuần nhưng sân chơi mới này đã thu hút rất nhiều trẻ em có nhà liền kề và cả những em từ tổ dân phố khác.
Trước kia trẻ em ở đây chỉ chơi trong một nhóm nhỏ, thế nhưng khi có sân chơi mới, đã liên kết giữa trẻ em ở các khu phố lại với nhau.
Hoạt động thể chất được khuyến khích nhằm giúp trẻ em phát triển tối đa hình thể trong thời buổi các thiết bị điện tử chi phối một bộ phận lớn giới trẻ gây ra những tác động không tốt.
Không chỉ có trẻ em, các cụ già của tổ dân phố cũng có không gian sinh hoạt của người cao tuổi ở ngoài trời, gần gũi thiên nhiên.
Bác Vũ Thị Trường cho biết, trước kia bọn trẻ chỉ chơi với nhóm nhỏ không thì về nhà dán mắt vào điện thoại, máy tính. Từ khi có sân chơi này, cả 1 khu vực náo nhiệt tiếng con trẻ, lại tốt cho sức khỏe.
Bảng nội quy thông báo rõ ràng 1 số quy định như: khu vực trẻ em không được hút thuốc, uống rượu, mang vật nuôi vào sân, không xả rác, tranh giành, đánh nhau...
Theo nhận định của các chuyên gia, thiếu điểm vui chơi an toàn và lành mạnh đã vô hình chung đẩy các em vào game, internet. Và hậu quả là bạo lực học đường, các vụ việc trẻ em vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng nhiều, gây bức xúc trong xã hội.
Trước đó, tại Hoài Đức, Hà Nội, người dân đã cải tạo ao làng 7000m2 thành bể bơi công cộng cho trẻ em và người dân. Không những là nơi giúp em tập bơi tránh tình trạng đuối nước mà còn tạo ra không gian sinh hoạt rất bổ ích.