Âu thuyền Thọ Quang, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà TP Đà Nẵng, với 4ha mặt đất và khoảng 55ha mặt nước. Đây được xem là âu thuyền lớn nhất của TP Đà Nẵng, neo đậu nhiều loại tàu thuyền của ngư dân khi vào trú bão hoặc mua bán thủy hải sản và tiếp nhiên liệu, thực phẩm để tiếp tục vươn khơi.Hằng ngày, thuyền cập cảng khoảng 40-45 chiếc. Neo đậu thường xuyên thì 300-350 chiếc.Theo ghi nhận, trên mặt nước nơi các tàu thuyền đánh cá neo đậu đầy rẫy rác thải sinh hoạt như: túi ni lông, chai nhựa, hộp nhựa, thùng xốp…thậm chí có vải áo quần, trông rất nhếch nhác.Đủ loại rác:từ chai nhựa, túi nilông, gỗ vụn, thậm chí vải vóc...Cho đến gỗ.......Thậm chí là có cả vải.BQL cắm bảng cấm đổ rác thải tại âu thuyền. Nhưng tình trạng này vẫn còn diễn ra.Nhiều nhất là các loại thùng xốp và túi ni lông.Cũng tại khu vực này, nước có màu đen, đục và bốc mùi hôi.Ông Phạm Trung Thành - Trưởng phòng Quản lý hạ tầng và môi trường âu thuyền cảng cá Thọ Quang - cho biết, rác nổi lềnh bềnh trên mặt nước có 3 nguồn, do hoạt động của ngư dân trên tàu xả ra; do các cơ sở đóng sửa tàu thuyền ở bờ Tây Âu thuyền và rác sinh hoạt của người dân theo các cửa xả tràn vào Âu thuyền khi mưa lớn (hiện xung quanh âu thuyền có 8 cửa xả). Theo ông Thành - BQL âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thường xuyên tuyên truyền bằng loa phát thanh, phát tờ rơi hoặc tuyên truyền thông qua các cuộc họp, đối thoại với người dân. Ngoài ra, BQL cũng có gắn bảng báo cấm xả rác ở quanh khu vực âu thuyền.“BQL có 12 công nhân, hàng ngày thực hiện việc vớt rác ở dưới mặt nước, bờ kè âu thuyền Thọ Quang và chợ Đầu mối Thủy sản . Trung bình mỗi ngày công nhân dọn khoảng hơn 4 m3 rác tại khu vực này. Về xử lý vấn đề xả rác, BQL chỉ tuyên truyền, nhắc nhở người dân không vứt xả rác bừa bãi trên mặt nước, chứ không có thẩm quyền quyền xử phạt các hành vi này, do BQL chỉ là đơn vị sự nghiệp không có chức năng xử phạt. ”, ông Thành thông tinTheo ông Thành, “Hiện nay BQL đã ban hành Nội quy quản lý Âu thuyền và đang xây dựng Quy chế phối hợp của các cơ quan chức năng trong quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang gửi Sở NTPTNT trình lên UBND TP Đà Nẵng ban hành, trong đó có nội dung về bảo vệ môi trường. Nếu quy chế được ban hành thì hi vọng sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng này”.
Âu thuyền Thọ Quang, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà TP Đà Nẵng, với 4ha mặt đất và khoảng 55ha mặt nước. Đây được xem là âu thuyền lớn nhất của TP Đà Nẵng, neo đậu nhiều loại tàu thuyền của ngư dân khi vào trú bão hoặc mua bán thủy hải sản và tiếp nhiên liệu, thực phẩm để tiếp tục vươn khơi.
Hằng ngày, thuyền cập cảng khoảng 40-45 chiếc. Neo đậu thường xuyên thì 300-350 chiếc.
Theo ghi nhận, trên mặt nước nơi các tàu thuyền đánh cá neo đậu đầy rẫy rác thải sinh hoạt như: túi ni lông, chai nhựa, hộp nhựa, thùng xốp…thậm chí có vải áo quần, trông rất nhếch nhác.
Đủ loại rác:từ chai nhựa, túi nilông, gỗ vụn, thậm chí vải vóc...
Cho đến gỗ...
....
Thậm chí là có cả vải.
BQL cắm bảng cấm đổ rác thải tại âu thuyền. Nhưng tình trạng này vẫn còn diễn ra.
Nhiều nhất là các loại thùng xốp và túi ni lông.
Cũng tại khu vực này, nước có màu đen, đục và bốc mùi hôi.
Ông Phạm Trung Thành - Trưởng phòng Quản lý hạ tầng và môi trường âu thuyền cảng cá Thọ Quang - cho biết, rác nổi lềnh bềnh trên mặt nước có 3 nguồn, do hoạt động của ngư dân trên tàu xả ra; do các cơ sở đóng sửa tàu thuyền ở bờ Tây Âu thuyền và rác sinh hoạt của người dân theo các cửa xả tràn vào Âu thuyền khi mưa lớn (hiện xung quanh âu thuyền có 8 cửa xả). Theo ông Thành - BQL âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thường xuyên tuyên truyền bằng loa phát thanh, phát tờ rơi hoặc tuyên truyền thông qua các cuộc họp, đối thoại với người dân. Ngoài ra, BQL cũng có gắn bảng báo cấm xả rác ở quanh khu vực âu thuyền.
“BQL có 12 công nhân, hàng ngày thực hiện việc vớt rác ở dưới mặt nước, bờ kè âu thuyền Thọ Quang và chợ Đầu mối Thủy sản . Trung bình mỗi ngày công nhân dọn khoảng hơn 4 m3 rác tại khu vực này. Về xử lý vấn đề xả rác, BQL chỉ tuyên truyền, nhắc nhở người dân không vứt xả rác bừa bãi trên mặt nước, chứ không có thẩm quyền quyền xử phạt các hành vi này, do BQL chỉ là đơn vị sự nghiệp không có chức năng xử phạt. ”, ông Thành thông tin
Theo ông Thành, “Hiện nay BQL đã ban hành Nội quy quản lý Âu thuyền và đang xây dựng Quy chế phối hợp của các cơ quan chức năng trong quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang gửi Sở NTPTNT trình lên UBND TP Đà Nẵng ban hành, trong đó có nội dung về bảo vệ môi trường. Nếu quy chế được ban hành thì hi vọng sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng này”.