Buổi trưa, tại núi Hòn Chà (TP Quy Nhơn, Bình Định), hàng chục thợ chẻ đá đang vươn vai, cầm búa mưu sinh. Bụi đá mù mịt, tiếng búa bổ vào đá chua chát, ầm ĩ cả góc núi rộng lớn. Tia lửa tóe ra từ mũi de, kẽ đá… những giọt mồ hôi của người phu đá ướt đẫm trên chiếc áo bạc màu, lăn dài trên cán búa.Anh Bốn - 1 thợ đá chẻ với 3 năm vào nghề, đôi bàn tay đã rám nắng, chai sạn và đầy vết sẹo thâm đen. Đó là những vết thương để lại từ những lần đá găm vào người, do nghề gây ra.“Tôi vốn làm nông, lúc rãnh rỗi mới đi chẻ đá để kiếm thêm vài đồng, mỗi ngày chỉ thu nhập chừng 80.000 đồng. Nghề này, vất vả và nguy hiểm dữ lắm, cần phải dùng sức, sự khéo léo, kiên nhẫn... Ai trong nghề cũng hiểu, ngày nào không va chạm da thịt, trầy xước, chảy máu… là không có miếng cơm mà ăn”- anh Bốn chia sẻ.Những phu đá biết đến nghề chẻ đá đa số không học qua trường lớp nào về kỹ thuật khai thác mà chỉ đúc kết từ kinh nghiệm và rút được bài học qua nhiều lần tai nạn nghề nghiệp.Mỗi ngày, các thợ chẻ đá gồng mình trước bụi đá, tiếng ồn… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Có nhiều người bị thương, thậm chí bỏ mạng vì nghề này.Mặc dù tai nạn nghề nghiệp, bệnh tật luôn rình rập nhưng các phu đá không quan tâm mấy đến vấn đề bảo hộ lao động.Theo các thợ chẻ đá, làm nghề này nếu đeo bao tay thì bị vướng, khó cầm được búa, mũi de để chẻ. Đeo kính thì khó chịu, không quen mắt nên rất khó chỉnh độ chính xác khi tay hoạt động.Còn đeo khẩu trang thì rất ngột ngạt, không thể vươn búa lên được. Vì vậy chỉ còn cách, họ “tay trần, chân đất, mặt trơ” và phó thác cho sự may rủi, duyên phận với nghề nghiệp.“Nghề chẻ đá chỉ nhìn lén rồi làm thôi, tai nạn của người này chính là bài học cho người khác, kỹ năng tốt thì được truyền đạt, ứng dụng. Làm nghề chẻ đá, sợ nhất là trời mưa. Nhưng cũng có người vì miếng cơm, manh áo dù trời mưa, họ vẫn bám nghề nhưng lúc đó rất dễ xảy ra tai nạn do sạt lở, trơn trượt…”- ông Nguyễn Văn Hùng (50 tuổi) chia sẻ.Dẫu nguy hiểm rình rập… thế nhưng những phu đá vẫn quyết bám trụ với nghề. Họ “vật lộn” cùng những tảng đá lớn trên đồi, để kiếm cơm và tiếp bước cho những đứa trẻ đến trường.
Buổi trưa, tại núi Hòn Chà (TP Quy Nhơn, Bình Định), hàng chục thợ chẻ đá đang vươn vai, cầm búa mưu sinh. Bụi đá mù mịt, tiếng búa bổ vào đá chua chát, ầm ĩ cả góc núi rộng lớn. Tia lửa tóe ra từ mũi de, kẽ đá… những giọt mồ hôi của người phu đá ướt đẫm trên chiếc áo bạc màu, lăn dài trên cán búa.
Anh Bốn - 1 thợ đá chẻ với 3 năm vào nghề, đôi bàn tay đã rám nắng, chai sạn và đầy vết sẹo thâm đen. Đó là những vết thương để lại từ những lần đá găm vào người, do nghề gây ra.
“Tôi vốn làm nông, lúc rãnh rỗi mới đi chẻ đá để kiếm thêm vài đồng, mỗi ngày chỉ thu nhập chừng 80.000 đồng. Nghề này, vất vả và nguy hiểm dữ lắm, cần phải dùng sức, sự khéo léo, kiên nhẫn... Ai trong nghề cũng hiểu, ngày nào không va chạm da thịt, trầy xước, chảy máu… là không có miếng cơm mà ăn”- anh Bốn chia sẻ.
Những phu đá biết đến nghề chẻ đá đa số không học qua trường lớp nào về kỹ thuật khai thác mà chỉ đúc kết từ kinh nghiệm và rút được bài học qua nhiều lần tai nạn nghề nghiệp.
Mỗi ngày, các thợ chẻ đá gồng mình trước bụi đá, tiếng ồn… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Có nhiều người bị thương, thậm chí bỏ mạng vì nghề này.
Mặc dù tai nạn nghề nghiệp, bệnh tật luôn rình rập nhưng các phu đá không quan tâm mấy đến vấn đề bảo hộ lao động.
Theo các thợ chẻ đá, làm nghề này nếu đeo bao tay thì bị vướng, khó cầm được búa, mũi de để chẻ. Đeo kính thì khó chịu, không quen mắt nên rất khó chỉnh độ chính xác khi tay hoạt động.
Còn đeo khẩu trang thì rất ngột ngạt, không thể vươn búa lên được. Vì vậy chỉ còn cách, họ “tay trần, chân đất, mặt trơ” và phó thác cho sự may rủi, duyên phận với nghề nghiệp.
“Nghề chẻ đá chỉ nhìn lén rồi làm thôi, tai nạn của người này chính là bài học cho người khác, kỹ năng tốt thì được truyền đạt, ứng dụng. Làm nghề chẻ đá, sợ nhất là trời mưa. Nhưng cũng có người vì miếng cơm, manh áo dù trời mưa, họ vẫn bám nghề nhưng lúc đó rất dễ xảy ra tai nạn do sạt lở, trơn trượt…”- ông Nguyễn Văn Hùng (50 tuổi) chia sẻ.
Dẫu nguy hiểm rình rập… thế nhưng những phu đá vẫn quyết bám trụ với nghề. Họ “vật lộn” cùng những tảng đá lớn trên đồi, để kiếm cơm và tiếp bước cho những đứa trẻ đến trường.