Sáng mồng 1 Tết Đinh Dậu 2017, phóng viên Dân Việt đã may mắn được đi cùng các chủ tàu ở vùng ven biển TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để ghi lại những khoảng khắc tàu thuyền xuất bến lấy lộc đầu năm ngay ngày mồng 1 Tết sau khi cúng tại bến, tại Miếu Ông, Miếu Bà, Cầu Mống theo thông lệ.Ông Phạm Văn Được (41 tuổi, trú xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) - chủ tàu QNa-95428 TS cho biết: “Hàng năm, cứ sáng mồng 1, tàu của tôi cùng anh em bạn bè khắp nơi đều chạy xuất hành lấy lộc đầu năm. Trước khi xuất bến, sẽ có bốn nghi thức “cúng cầu an” cho năm nay ra khơi trời yên biển lặng, một năm làm ăn phát đạt, đánh bắt được nhiều thủy sản...Ngoài ra, nhiều ngư dân còn phúc sinh bằng việc thả cá, thả tôm dưới sông biển… Sau tất cả các thủ tục quan trọng xuất bến lấy lộc, một số tàu, thuyền neo đậu sát bên nhau để vui mừng, cung chúc năm mới, lì xì cho nhau và chia sẻ kinh nghiệm hành nghề trên biển, nhất là việc tương trợ giúp nhau khi có tàu, thuyền nào gặp nạn. Sau đó là tiệc vui mừng đầu năm mới của các ngư dân trong chuyến xuất hành” - chủ tàu Được nói.Cúng tại bến neo đậu trước khi rời bến lấy lộcSau đó tất cả các tàu, thuyền xuất hành lấy lộc và chạy đua với nhau trên sôngKhông riêng gì ngư dân Được mà hàng trăm chiếc tàu ở TP Tam Kỳ và huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đều xuất bến lấy lộc đầu năm. Không những thế, nhiều chiếc tàu còn treo cả băng rôn trên tàu với dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, những dòng chữ đó đã khẳng định được sự quyết tâm của ngư dân Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung về chủ quyền 2 vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Sau khi xuất hành, nhiều tàu thuyền đậu lại chúc mừng năm mới và chia sẻ kinh nghiệm đi biển“Ngư dân chúng tôi cả đời sống vì biển, biển không những nuôi chúng tôi lớn nên người mà còn nuôi cả vợ, con, gia đình tôi, nên chúng tôi quyết vươn khơi bám biển bảo vệ chủ quyền là điều tất yếu. Ngoài ra, hàng năm, ngư dân còn có tục lệ cầu an, cầu cho một năm biển lặng, sóng yên, tàu thuyền đầy ắp tôm, cá…” - ngư dân Quang cho biết.
Sáng mồng 1 Tết Đinh Dậu 2017, phóng viên Dân Việt đã may mắn được đi cùng các chủ tàu ở vùng ven biển TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để ghi lại những khoảng khắc tàu thuyền xuất bến lấy lộc đầu năm ngay ngày mồng 1 Tết sau khi cúng tại bến, tại Miếu Ông, Miếu Bà, Cầu Mống theo thông lệ.
Ông Phạm Văn Được (41 tuổi, trú xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) - chủ tàu QNa-95428 TS cho biết: “Hàng năm, cứ sáng mồng 1, tàu của tôi cùng anh em bạn bè khắp nơi đều chạy xuất hành lấy lộc đầu năm. Trước khi xuất bến, sẽ có bốn nghi thức “cúng cầu an” cho năm nay ra khơi trời yên biển lặng, một năm làm ăn phát đạt, đánh bắt được nhiều thủy sản...
Ngoài ra, nhiều ngư dân còn phúc sinh bằng việc thả cá, thả tôm dưới sông biển… Sau tất cả các thủ tục quan trọng xuất bến lấy lộc, một số tàu, thuyền neo đậu sát bên nhau để vui mừng, cung chúc năm mới, lì xì cho nhau và chia sẻ kinh nghiệm hành nghề trên biển, nhất là việc tương trợ giúp nhau khi có tàu, thuyền nào gặp nạn. Sau đó là tiệc vui mừng đầu năm mới của các ngư dân trong chuyến xuất hành” - chủ tàu Được nói.
Cúng tại bến neo đậu trước khi rời bến lấy lộc
Sau đó tất cả các tàu, thuyền xuất hành lấy lộc và chạy đua với nhau trên sông
Không riêng gì ngư dân Được mà hàng trăm chiếc tàu ở TP Tam Kỳ và huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đều xuất bến lấy lộc đầu năm. Không những thế, nhiều chiếc tàu còn treo cả băng rôn trên tàu với dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, những dòng chữ đó đã khẳng định được sự quyết tâm của ngư dân Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung về chủ quyền 2 vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau khi xuất hành, nhiều tàu thuyền đậu lại chúc mừng năm mới và chia sẻ kinh nghiệm đi biển
“Ngư dân chúng tôi cả đời sống vì biển, biển không những nuôi chúng tôi lớn nên người mà còn nuôi cả vợ, con, gia đình tôi, nên chúng tôi quyết vươn khơi bám biển bảo vệ chủ quyền là điều tất yếu. Ngoài ra, hàng năm, ngư dân còn có tục lệ cầu an, cầu cho một năm biển lặng, sóng yên, tàu thuyền đầy ắp tôm, cá…” - ngư dân Quang cho biết.