UBND TP Hà Nội vừa ban hành đề án "Thí điểm quản lý cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội”. Mục đích của đề án là hướng đến quản lý hệ thống cửa hàng kinh doanh trái cây theo hướng văn minh, hiện đại. Ảnh chụp tại Thanh Xuân Bắc (Quận Thanh Xuân, Hà Nội).Trong năm 2017, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 60%, hết năm 2018 đạt 100% cửa hàng bán trái cây tại quận nội thành Hà Nội có đăng ký kinh doanh. Các cửa hàng bán trái cây có biển hiệu nhận diện và đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh, bảo quản trái cây an toàn và chất lượng.Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của PV Kiến Thức trên nhiều tuyến đường từ lớn đến nhỏ của Hà Nội vẫn đang tồn tại rất nhiều điểm buôn bán trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Ảnh chụp tại Thanh Xuân Bắc (Quận Thanh Xuân, Hà Nội).Đáng nói, các loại trái cây đều được người bán giới thiệu cho người mua là ngon, rẻ, có nguồn gốc từ những vùng quê nổi tiếng. Tuy nhiên, những lời quảng cáo chỉ được nói bằng miệng. Ảnh chụp tại Thanh Xuân Bắc (Quận Thanh Xuân, Hà Nội).Trong khi đó, các phương tiện, thậm chí là người đi bộ phải luồn lách qua những chiếc xe bán trái cây đang chắn ngang đường để di chuyển một cách khó nhọc. Ảnh chụp tại Thanh Xuân Bắc (Quận Thanh Xuân, Hà Nội).Trên đường Hồ Tùng Mậu (đoạn qua nghĩa trang Mai Dịch và đối diện phía bên trụ sở UBND quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), những người tham gia giao thông thường xuyên bị hàng chục chiếc xe đạp, xe máy bán hoa quả dựng ra giữa đường chặn lối đi.Khu vực những người tập trung bán trái cây tự phát trên đường Hồ Tùng Mậu rất bẩn, nước thải bốc mùi hôi thối chảy lênh láng ngay các sạp hàng hoa quả.Đặc biệt, tại khu vực đang phản ánh, diện tích đường bị thu hẹp lại để nhường cho công trường xây dựng Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, trong khi người bán hàng rong xâm chiếm càng làm đường bị thu hẹp hơn, người đi đường khốn khổ phải luồn lách mới qua được, nhất là những khung giờ cao điểm.Giá của các loại trái cây được bán đều rất rẻ nhưng người mua đều "mù mịt" về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ. "Mình thấy họ bán cũng khá rẻ, một số trái cây bán cũng tươi. Hơn nữa khu vực bán lại tiện đường đi nên khi thấy mình dạt vào mua luôn", chị Phương (Hà Nội) cho hay.Nhấn mạnh trong đề án "Thí điểm quản lý cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành”, Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không chấp hành quy định trong hoạt động kinh doanh trái cây. Đồng thời sẽ xóa bỏ các điểm kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng... không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, trật tự đô thị. Ảnh chụp tại đường Xuân Thủy (Quận Cầu Giấy, Hà Nội).Khi thấy bóng dáng công an đi kiểm tra (mũi tên đỏ), nhiều người bán trái cây vỉa hè trên phố Chùa Láng (quận Đống Đa, TP Hà Nội) vờ thu dọn hàng, chạy lên vỉa hè. Sau khi lực lượng đi qua thì đâu lại vào đó.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành đề án "Thí điểm quản lý cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội”. Mục đích của đề án là hướng đến quản lý hệ thống cửa hàng kinh doanh trái cây theo hướng văn minh, hiện đại. Ảnh chụp tại Thanh Xuân Bắc (Quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Trong năm 2017, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 60%, hết năm 2018 đạt 100% cửa hàng bán trái cây tại quận nội thành Hà Nội có đăng ký kinh doanh. Các cửa hàng bán trái cây có biển hiệu nhận diện và đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh, bảo quản trái cây an toàn và chất lượng.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của PV Kiến Thức trên nhiều tuyến đường từ lớn đến nhỏ của Hà Nội vẫn đang tồn tại rất nhiều điểm buôn bán trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Ảnh chụp tại Thanh Xuân Bắc (Quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Đáng nói, các loại trái cây đều được người bán giới thiệu cho người mua là ngon, rẻ, có nguồn gốc từ những vùng quê nổi tiếng. Tuy nhiên, những lời quảng cáo chỉ được nói bằng miệng. Ảnh chụp tại Thanh Xuân Bắc (Quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Trong khi đó, các phương tiện, thậm chí là người đi bộ phải luồn lách qua những chiếc xe bán trái cây đang chắn ngang đường để di chuyển một cách khó nhọc. Ảnh chụp tại Thanh Xuân Bắc (Quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Trên đường Hồ Tùng Mậu (đoạn qua nghĩa trang Mai Dịch và đối diện phía bên trụ sở UBND quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), những người tham gia giao thông thường xuyên bị hàng chục chiếc xe đạp, xe máy bán hoa quả dựng ra giữa đường chặn lối đi.
Khu vực những người tập trung bán trái cây tự phát trên đường Hồ Tùng Mậu rất bẩn, nước thải bốc mùi hôi thối chảy lênh láng ngay các sạp hàng hoa quả.
Đặc biệt, tại khu vực đang phản ánh, diện tích đường bị thu hẹp lại để nhường cho công trường xây dựng Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, trong khi người bán hàng rong xâm chiếm càng làm đường bị thu hẹp hơn, người đi đường khốn khổ phải luồn lách mới qua được, nhất là những khung giờ cao điểm.
Giá của các loại trái cây được bán đều rất rẻ nhưng người mua đều "mù mịt" về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ. "Mình thấy họ bán cũng khá rẻ, một số trái cây bán cũng tươi. Hơn nữa khu vực bán lại tiện đường đi nên khi thấy mình dạt vào mua luôn", chị Phương (Hà Nội) cho hay.
Nhấn mạnh trong đề án "Thí điểm quản lý cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành”, Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không chấp hành quy định trong hoạt động kinh doanh trái cây. Đồng thời sẽ xóa bỏ các điểm kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng... không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, trật tự đô thị. Ảnh chụp tại đường Xuân Thủy (Quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Khi thấy bóng dáng công an đi kiểm tra (mũi tên đỏ), nhiều người bán trái cây vỉa hè trên phố Chùa Láng (quận Đống Đa, TP Hà Nội) vờ thu dọn hàng, chạy lên vỉa hè. Sau khi lực lượng đi qua thì đâu lại vào đó.