Theo quy định của Nhà nước, khoảng cách từ các nghĩa trang thành phố đến các khu dân cư tối thiểu là 1,5 km, với các nghĩa trang hung táng là 5km để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh và môi trường sống. Trong ảnh: Một khu đô thị mới nhìn từ nghĩa trang thôn Huỳnh Trung (phường Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội)Tuy nhiên, thực tế hiện nay, thế giới của người sống và người chết hầu như không còn ranh giới rõ ràng bởi các khu đô thị, khu dân cư gần như "nuốt gọn" những nghĩa trang trong lòng thành phố và tiến sát đến những nghĩa trang ven đô. Điển hình như khu đô thị Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai), khu đô thị Đại Thanh (Thanh Trì), khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp (Hoàng Mai), khu đô thị Văn Quán (Hà Đông), khu đô thị Dương Nội (Hà Đông)…Đối với các nghĩa trang làng xã đã có từ lâu đời, do đó quy hoạch hay những qui định hầu như không có. Các gia đình an táng người thân một cách tự phát nên việc xây dựng trở nên rất lộn xộn. Trong quy hoạch nghĩa trang của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, nhiều nghĩa trang lớn của thành phố sẽ phải đóng cửa, trồng cây cách li. Việc chôn cất người đã mất bắt buộc phải theo quy hoạch chung.Các khu nhà cao tầng, các khu biệt thự liền kề đang mọc lên như nấm... chồng xếp nhiều lớp tạo nên một không gian âm u, khi nhìn từ một khu nghĩa trang thuộc phường Thanh Liệt.Một nghĩa trang khác thuộc phường Thanh Liệt nằm trên đất nông nghiệp cũng đang dần bị thu hẹp.Những tòa nhà cao tầng, những khu đô thị cao cấp ở Hà Nội mọc lên bên cạnh, thậm chính ngay chính trên vùng đất trước đây từng là những nghĩa địa, bãi tha ma. Trong khi chưa thể di dời các nghĩa trang thì người sống chỉ còn biết sống chung với... người chết.Phía tây của thành phố Hà Nội, những năm gần đây có tốc độ phát triển chóng mặt, các khu nghĩa trang phải xây hàng rào ngăn cách với khu dân cư: Trong ảnh, một nghĩa trang thuộc thôn Phú Mỹ (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm).Một tòa nhà chung cư cao tầng sát nghĩa trang, phía xa là tòa nhà cao nhất Việt Nam - Keangnam Landmark 72.Một nghĩa trang tại khu dân cư ở quận Tây Hồ với hàng trăm ngôi mộ nằm dưới chân dãy nhà ở.Khu đô thị Ciputra - một trong những khu đô thị lớn và đồng bộ của Hà Nội, nằm ngay cửa ngõ Thủ đô. Khu đô thị này nằm trên địa giới (trước đây) thuộc 4 xã: Đông Ngạc, Xuân La, Phú Thượng và Xuân Đỉnh. Tuy nhiên, hàng chục ngôi biệt thự của khu đô thị này lại hướng thẳng ra nghĩa trang Xuân Đỉnh với hàng ngàn ngôi mộ.Khu nghĩa trang lâu đời nằm sát những tòa nhà chưng cư cao tầng và sát mặt đường Nguyễn Xiển (Hạ Đình, Thanh Xuân).Hiện tại khu nghĩa trang này đang bị "bao vây" bởi các tòa nhà cao tầng.Phần mộ và nhà ống tại khu nghĩa trang lâu đời nằm sát khuôn viên chùa Láng (phố Chùa Láng, Đống Đa).Nghĩa trang này với hàng nghìn ngôi mộ nằm lọt thỏm trong một khu dân cư đông đúc.
Theo quy định của Nhà nước, khoảng cách từ các nghĩa trang thành phố đến các khu dân cư tối thiểu là 1,5 km, với các nghĩa trang hung táng là 5km để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh và môi trường sống. Trong ảnh: Một khu đô thị mới nhìn từ nghĩa trang thôn Huỳnh Trung (phường Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội)
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, thế giới của người sống và người chết hầu như không còn ranh giới rõ ràng bởi các khu đô thị, khu dân cư gần như "nuốt gọn" những nghĩa trang trong lòng thành phố và tiến sát đến những nghĩa trang ven đô. Điển hình như khu đô thị Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai), khu đô thị Đại Thanh (Thanh Trì), khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp (Hoàng Mai), khu đô thị Văn Quán (Hà Đông), khu đô thị Dương Nội (Hà Đông)…
Đối với các nghĩa trang làng xã đã có từ lâu đời, do đó quy hoạch hay những qui định hầu như không có. Các gia đình an táng người thân một cách tự phát nên việc xây dựng trở nên rất lộn xộn. Trong quy hoạch nghĩa trang của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, nhiều nghĩa trang lớn của thành phố sẽ phải đóng cửa, trồng cây cách li. Việc chôn cất người đã mất bắt buộc phải theo quy hoạch chung.
Các khu nhà cao tầng, các khu biệt thự liền kề đang mọc lên như nấm... chồng xếp nhiều lớp tạo nên một không gian âm u, khi nhìn từ một khu nghĩa trang thuộc phường Thanh Liệt.
Một nghĩa trang khác thuộc phường Thanh Liệt nằm trên đất nông nghiệp cũng đang dần bị thu hẹp.
Những tòa nhà cao tầng, những khu đô thị cao cấp ở Hà Nội mọc lên bên cạnh, thậm chính ngay chính trên vùng đất trước đây từng là những nghĩa địa, bãi tha ma. Trong khi chưa thể di dời các nghĩa trang thì người sống chỉ còn biết sống chung với... người chết.
Phía tây của thành phố Hà Nội, những năm gần đây có tốc độ phát triển chóng mặt, các khu nghĩa trang phải xây hàng rào ngăn cách với khu dân cư: Trong ảnh, một nghĩa trang thuộc thôn Phú Mỹ (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm).
Một tòa nhà chung cư cao tầng sát nghĩa trang, phía xa là tòa nhà cao nhất Việt Nam - Keangnam Landmark 72.
Một nghĩa trang tại khu dân cư ở quận Tây Hồ với hàng trăm ngôi mộ nằm dưới chân dãy nhà ở.
Khu đô thị Ciputra - một trong những khu đô thị lớn và đồng bộ của Hà Nội, nằm ngay cửa ngõ Thủ đô. Khu đô thị này nằm trên địa giới (trước đây) thuộc 4 xã: Đông Ngạc, Xuân La, Phú Thượng và Xuân Đỉnh. Tuy nhiên, hàng chục ngôi biệt thự của khu đô thị này lại hướng thẳng ra nghĩa trang Xuân Đỉnh với hàng ngàn ngôi mộ.
Khu nghĩa trang lâu đời nằm sát những tòa nhà chưng cư cao tầng và sát mặt đường Nguyễn Xiển (Hạ Đình, Thanh Xuân).
Hiện tại khu nghĩa trang này đang bị "bao vây" bởi các tòa nhà cao tầng.
Phần mộ và nhà ống tại khu nghĩa trang lâu đời nằm sát khuôn viên chùa Láng (phố Chùa Láng, Đống Đa).
Nghĩa trang này với hàng nghìn ngôi mộ nằm lọt thỏm trong một khu dân cư đông đúc.