Làng Cóc, xã Tượng Văn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) nằm cô lập với các địa phương khác bên kia sông Thị Long (một nhánh sông Yên). Trước kia, để qua bên kia bờ sông, hàng chục người dân phải chèo đò qua. Mùa mưa lũ, họ không dám qua sông vì nước dâng cao, cuộn xiết.Đến năm 1998, một số người dân trong làng đã cùng nhau góp tiền làm cầu phao nổi bắc qua sông để thuận tiện cho việc làm ăn. Chiếc cầu có kết cấu 5 nhịp phao, dài 100 m, rộng 1 m.Cầu được kết nối bằng nhiều tấm ván gỗ, không có lan can. Qua gần 20 năm sử dụng, chiếc cầu đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng dù qua nhiều lần sửa chữa.Các mối thép hoen gỉ kết nối với các thanh gỗ mục nát.Những thanh gỗ rời rạc, dễ dàng "nuốt" chân người đi bộ.Nhiều tấm ván tạm bợ "đánh bẫy" người qua lại. Mùa mưa bão, những thanh gỗ này dễ dàng bị cuốn trôi.Điểm kết nối hai đầu cầu với bờ sông được buộc bằng dây thừng với các cọc tre tạm bợ.Dù biết nguy hiểm rình rập, nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt người qua lại vì không còn cách nào khác. Nhiều người sợ hãi tai nạn xảy ra nên phải dắt xe qua cầu.Ông Nguyễn Thế Hợi, Trưởng làng Cóc cho biết, chuyện người và phương tiện trượt ngã khi qua cầu phao tử thần là thường xuyên xảy ra, nhất là trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, người lớn muốn được đi chợ, đến trung tâm xã, trẻ em muốn đến trường vẫn phải hằng ngày qua cầu. "Đã có hai người tử vong khi đi qua cầu khi trời mưa vì không được phát hiện sớm. Chúng tôi khẩn thiết mong cấp trên đầu tư kinh phí xây dựng chiếc cầu cứng để an tâm sinh sống" - ông Hợi bày tỏ.
Làng Cóc, xã Tượng Văn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) nằm cô lập với các địa phương khác bên kia sông Thị Long (một nhánh sông Yên). Trước kia, để qua bên kia bờ sông, hàng chục người dân phải chèo đò qua. Mùa mưa lũ, họ không dám qua sông vì nước dâng cao, cuộn xiết.
Đến năm 1998, một số người dân trong làng đã cùng nhau góp tiền làm cầu phao nổi bắc qua sông để thuận tiện cho việc làm ăn. Chiếc cầu có kết cấu 5 nhịp phao, dài 100 m, rộng 1 m.
Cầu được kết nối bằng nhiều tấm ván gỗ, không có lan can. Qua gần 20 năm sử dụng, chiếc cầu đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng dù qua nhiều lần sửa chữa.
Các mối thép hoen gỉ kết nối với các thanh gỗ mục nát.
Những thanh gỗ rời rạc, dễ dàng "nuốt" chân người đi bộ.
Nhiều tấm ván tạm bợ "đánh bẫy" người qua lại. Mùa mưa bão, những thanh gỗ này dễ dàng bị cuốn trôi.
Điểm kết nối hai đầu cầu với bờ sông được buộc bằng dây thừng với các cọc tre tạm bợ.
Dù biết nguy hiểm rình rập, nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt người qua lại vì không còn cách nào khác. Nhiều người sợ hãi tai nạn xảy ra nên phải dắt xe qua cầu.
Ông Nguyễn Thế Hợi, Trưởng làng Cóc cho biết, chuyện người và phương tiện trượt ngã khi qua cầu phao tử thần là thường xuyên xảy ra, nhất là trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, người lớn muốn được đi chợ, đến trung tâm xã, trẻ em muốn đến trường vẫn phải hằng ngày qua cầu. "Đã có hai người tử vong khi đi qua cầu khi trời mưa vì không được phát hiện sớm. Chúng tôi khẩn thiết mong cấp trên đầu tư kinh phí xây dựng chiếc cầu cứng để an tâm sinh sống" - ông Hợi bày tỏ.