Sáng 30 Tết (15/2), không khí Tết đã rộn ràng khắp chốn, dưới thời tiết ấm áp, người dân Hà Nội đã tranh thủ tận hưởng thời gian thư giãn bên bạn bè và người thân tại các địa điểm như không gian văn hóa Hà Nội cổ (phố Phùng Hưng), chợ hoa Tết (Hàng Lược) hay phố Hàng Mã.Có mặt tại không gian văn hóa Hà Nội cổ dọc phố Phùng Hưng, đã có rất nhiều người dân Hà Nội tới đây để chụp những bức ảnh tái hiện cái Tết xưa bằng những bức tranh bích họa cỡ lớn.Không chỉ mang đến cho người Hà Nội những khoảnh khắc hoài niệm về cái Tết xưa, không gian văn hóa phố cổ Phùng Hưng còn khiến nhiều người cảm nhận được sự nhộn nhịp trong những ngày cận Tết và nét mộc mạc xưa cũ.Không chỉ có các bạn trẻ, rất nhiều những người có tuổi cũng tìm về phố Phùng Hưng để hoài niệm về một Hà Nội xưa cũ với tàu điện leng keng, cột nước công cộng hay những gánh hàng nước được bày ra giữa phố.Còn với những người mua sắm, 29, 30 Tết với họ trở nên vô cùng gấp gáp với họ khi sắm sửa nốt cho mình những vật dụng cuối cùng để chuẩn bị đón mừng năm mới.Cả dọc phố Hàng Lược những chậu quất, cành đào được người dân bày bán với đủ mọi hình hài, giá cả. Bác Minh Tuyết (67 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi là một người dân trong phố cổ, nhìn những hình ảnh này khiến tôi nhớ về Tết xưa rất nhiều. Cũng chiều 30 Tết như này, những gia đình lao động như nhà tôi mới bắt đầu sắm Tết. Nhà có 4 người thì chia nhau ra, bố tôi thì mua cành đào, mẹ thì tranh thủ đi mua vài thứ mứt, kẹo, anh tôi thì đi mua lá thơm về để đun nước tắm, còn tôi bé nhất nên được theo bố đi chọn cây".Những cành đào Nhật Tân được những chủ cửa hàng chào mời người mua rất nhiệt tình trước giờ giao thừa. Dù giá cả có đắt hơn nhưng sự gấp gáp chuẩn bị cho giao thừa và những ngày Tết khiến nhiều người không còn quá gắt gao trong việc mặc cả.Còn trên còn trên con phố Hàng Mã nơi bán rất nhiều vật trang trí nhà cho ngày Tết, không khí cũng rất tấp nập, người mua kẻ bán ồn ào trả giá.Dù chưa bước qua năm mới nhưng phố ông đồ tại Quốc Tử Giám đã tấp nập người đến xin chữ để bày trong dịp đầu Xuân năm mới. Người đến xin chữ đều mong ước một năm mới an khang thịnh vượng, con cháu chăm ngoan, thành đạt. Ảnh chụp tối 29 TếtKhông như mọi năm, năm nay phố ông đồ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được quy hoạch sang bên phía hồ Văn để giảm tải việc tắc đường như mọi năm. Cảm nhận khi bước chân vào khu vực xin chữ này, điều đầu tiên đó là tất cả không gian được trang trí theo phong cách xưa, thống nhất giữa các gian hàng tạo nên không gian hoài cổ với Tết xưa của người Việt Nam.Ngoài hoạt động viết chữ, phố ông đồ còn diễn ra triển lãm thư pháp. Trong các tác phẩm triển lãm, nội dung không chỉ phản ánh giá trị "tôn trọng hiền tài" mà cón có ý nghĩa khích lệ các thế hệ trẻ không ngừng vươn lên, kế thừa truyền thống cha ông, qua đó góp phần nâng cao trình độ của người viết thư pháp cũng như trình độ thẩm mỹ, hiểu biết về thư pháp của công chúng.Trong ngày khai mạc, phố ông đồ còn nhiều ô trống nhưng đã có khá đông người đến tham quan, xin chữ. Hội chữ xuân mở cửa từ hôm nay đến 25/2, bắt đầu từ 8h đến 20h hàng ngày. Riêng các ngày mùng 1, 2, 3 Tết sẽ kéo dài đến 22h, đặc biệt đêm 30 tết sẽ mở đến 2h sáng mùng 1.Mời quý độc giả xem clip Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa - Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội
Sáng 30 Tết (15/2), không khí Tết đã rộn ràng khắp chốn, dưới thời tiết ấm áp, người dân Hà Nội đã tranh thủ tận hưởng thời gian thư giãn bên bạn bè và người thân tại các địa điểm như không gian văn hóa Hà Nội cổ (phố Phùng Hưng), chợ hoa Tết (Hàng Lược) hay phố Hàng Mã.
Có mặt tại không gian văn hóa Hà Nội cổ dọc phố Phùng Hưng, đã có rất nhiều người dân Hà Nội tới đây để chụp những bức ảnh tái hiện cái Tết xưa bằng những bức tranh bích họa cỡ lớn.
Không chỉ mang đến cho người Hà Nội những khoảnh khắc hoài niệm về cái Tết xưa, không gian văn hóa phố cổ Phùng Hưng còn khiến nhiều người cảm nhận được sự nhộn nhịp trong những ngày cận Tết và nét mộc mạc xưa cũ.
Không chỉ có các bạn trẻ, rất nhiều những người có tuổi cũng tìm về phố Phùng Hưng để hoài niệm về một Hà Nội xưa cũ với tàu điện leng keng, cột nước công cộng hay những gánh hàng nước được bày ra giữa phố.
Còn với những người mua sắm, 29, 30 Tết với họ trở nên vô cùng gấp gáp với họ khi sắm sửa nốt cho mình những vật dụng cuối cùng để chuẩn bị đón mừng năm mới.
Cả dọc phố Hàng Lược những chậu quất, cành đào được người dân bày bán với đủ mọi hình hài, giá cả. Bác Minh Tuyết (67 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi là một người dân trong phố cổ, nhìn những hình ảnh này khiến tôi nhớ về Tết xưa rất nhiều. Cũng chiều 30 Tết như này, những gia đình lao động như nhà tôi mới bắt đầu sắm Tết. Nhà có 4 người thì chia nhau ra, bố tôi thì mua cành đào, mẹ thì tranh thủ đi mua vài thứ mứt, kẹo, anh tôi thì đi mua lá thơm về để đun nước tắm, còn tôi bé nhất nên được theo bố đi chọn cây".
Những cành đào Nhật Tân được những chủ cửa hàng chào mời người mua rất nhiệt tình trước giờ giao thừa. Dù giá cả có đắt hơn nhưng sự gấp gáp chuẩn bị cho giao thừa và những ngày Tết khiến nhiều người không còn quá gắt gao trong việc mặc cả.
Còn trên còn trên con phố Hàng Mã nơi bán rất nhiều vật trang trí nhà cho ngày Tết, không khí cũng rất tấp nập, người mua kẻ bán ồn ào trả giá.
Dù chưa bước qua năm mới nhưng phố ông đồ tại Quốc Tử Giám đã tấp nập người đến xin chữ để bày trong dịp đầu Xuân năm mới. Người đến xin chữ đều mong ước một năm mới an khang thịnh vượng, con cháu chăm ngoan, thành đạt. Ảnh chụp tối 29 Tết
Không như mọi năm, năm nay phố ông đồ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được quy hoạch sang bên phía hồ Văn để giảm tải việc tắc đường như mọi năm. Cảm nhận khi bước chân vào khu vực xin chữ này, điều đầu tiên đó là tất cả không gian được trang trí theo phong cách xưa, thống nhất giữa các gian hàng tạo nên không gian hoài cổ với Tết xưa của người Việt Nam.
Ngoài hoạt động viết chữ, phố ông đồ còn diễn ra triển lãm thư pháp. Trong các tác phẩm triển lãm, nội dung không chỉ phản ánh giá trị "tôn trọng hiền tài" mà cón có ý nghĩa khích lệ các thế hệ trẻ không ngừng vươn lên, kế thừa truyền thống cha ông, qua đó góp phần nâng cao trình độ của người viết thư pháp cũng như trình độ thẩm mỹ, hiểu biết về thư pháp của công chúng.
Trong ngày khai mạc, phố ông đồ còn nhiều ô trống nhưng đã có khá đông người đến tham quan, xin chữ. Hội chữ xuân mở cửa từ hôm nay đến 25/2, bắt đầu từ 8h đến 20h hàng ngày. Riêng các ngày mùng 1, 2, 3 Tết sẽ kéo dài đến 22h, đặc biệt đêm 30 tết sẽ mở đến 2h sáng mùng 1.
Mời quý độc giả xem clip Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa - Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội