Hình ảnh máy bay nối đuôi nhau trên đường lăn ra vị trí cất cánh như thế này thường xuyên diễn ra ở Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Tàu của các hãng hàng không lần lượt lăn ra đường băng, phía trên một chiếc máy bay đang chuẩn bị hạ cánh.Hiện ở Việt Nam có 9 sân bay quốc tế, là cơ cơ sở hạ tầng hàng không tốt để có thể thu hút được nhiều hãng hàng không quốc tế hợp tác chọn làm điểm đến.Tại Cảng HKQT Nội Bài có 32 hãng hàng không trong và ngoài nước khai thác thường xuyên đến 15 tỉnh, thành phố trong nước và 34 vùng lãnh thổ, thành phố trên thế giới.Sản lượng tàu bay cất hạ cánh, hành khách, hàng hóa và bưu kiện thông qua Cảng HKQT Nội Bài tăng rất nhanh, trung bình 10 - 15% /năm. Năm 2014, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài phục vụ hơn 14 triệu lượt hành khách, tăng 10,6% so với năm 2013. Tổng lượng hàng hóa bưu kiện vận chuyển đạt hơn 400.000 tấn, tăng 16,4%, phục vụ hơn 100.000 lượt chuyến cất hạ cánh, tăng 12,3%.Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, định hướng sau năm 2020 sẽ xây dựng Cảng HKQT Nội Bài thành sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn của ICAO. Nơi đây sẽ xây dựng đường cất hạ cánh thứ 3 có khả năng tiếp cận hạ cánh chính xác CAT – 3 với khả năng tiếp nhận 45 máy bay đến cấp F vào giờ cao điểm.Nhà ga hành khách T3, T4 sẽ được xây dựng nâng tổng công suất lên 50 triệu lượt hành khách/năm, mở rộng nhà ga hàng hóa đạt công suất 500.000 tấn/năm.Công suất phục vụ ngày cao điểm đáp ứng phục vụ 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh; giờ cao điểm đáp ứng phục vụ 3.000 hành khách với 23 lượt cất hạ cánh, công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030).Cảng HKQT Nội Bài có 2 đường CHC song song là 11L/29R và 11R/29L; tim cách nhau 250 m, không sử dụng cho việc cất hạ cánh cùng một thời điểm. Đường cất hạ cánh 11L/29R dài 3.200 m; rộng 45 m. Đường cất hạ cánh 11R/29L dài 3.800 m; rộng 45 m.Cảng HKQT Nội Bài có hai hệ thống đường lăn nằm ở hai bên sườn của đường cất hạ cánh 11L/29R (phía bắc) và 11R/29L (phía nam). Trong đó hệ thống đường lăn phía bắc đường CHC 11L/29R (dùng cho quân sự), hệ thống đường lăn phía nam đường CHC 11L/29R (dùng cho hàng không dân dụng)Cảng Nội Bài đang khai thác thường lệ 47 vị trí đỗ tàu bay tại hai khu vực là Sân đỗ tàu bay T1 và Sân đỗ tàu bay T2.Ngoài các vị trí đỗ tàu bay tại hai khu vực nói trên còn có các vị trí đỗ dành cho tàu bay bảo dưỡng, sửa chữa (sân đỗ máy bay VAECO) và sân đỗ cách ly nằm ở khu vực phía bắc (giáp với khu quân sự) được sử dụng đối với các loại tàu bay có tình huống đặc biệt (tàu bay có thông tin về chất nổ, tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp).Phía dưới phun vòi rồng chào đón các máy bay mới, trên không máy bay khác vẫn cất cánh bình thường.Nằm trong địa giới hành chính thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội) Cảng HKQT Nội Bài cách trung tâm thành phố khoảng 28 km về phía bắc đi theo hướng cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp, hoặc đi theo hướng cầu Thăng Long - đường Võ Văn Kiệt, hướng theo quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với quốc lộ 2 để vào sân bay.
Hình ảnh máy bay nối đuôi nhau trên đường lăn ra vị trí cất cánh như thế này thường xuyên diễn ra ở Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Tàu của các hãng hàng không lần lượt lăn ra đường băng, phía trên một chiếc máy bay đang chuẩn bị hạ cánh.
Hiện ở Việt Nam có 9 sân bay quốc tế, là cơ cơ sở hạ tầng hàng không tốt để có thể thu hút được nhiều hãng hàng không quốc tế hợp tác chọn làm điểm đến.
Tại Cảng HKQT Nội Bài có 32 hãng hàng không trong và ngoài nước khai thác thường xuyên đến 15 tỉnh, thành phố trong nước và 34 vùng lãnh thổ, thành phố trên thế giới.
Sản lượng tàu bay cất hạ cánh, hành khách, hàng hóa và bưu kiện thông qua Cảng HKQT Nội Bài tăng rất nhanh, trung bình 10 - 15% /năm. Năm 2014, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài phục vụ hơn 14 triệu lượt hành khách, tăng 10,6% so với năm 2013. Tổng lượng hàng hóa bưu kiện vận chuyển đạt hơn 400.000 tấn, tăng 16,4%, phục vụ hơn 100.000 lượt chuyến cất hạ cánh, tăng 12,3%.
Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, định hướng sau năm 2020 sẽ xây dựng Cảng HKQT Nội Bài thành sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn của ICAO. Nơi đây sẽ xây dựng đường cất hạ cánh thứ 3 có khả năng tiếp cận hạ cánh chính xác CAT – 3 với khả năng tiếp nhận 45 máy bay đến cấp F vào giờ cao điểm.
Nhà ga hành khách T3, T4 sẽ được xây dựng nâng tổng công suất lên 50 triệu lượt hành khách/năm, mở rộng nhà ga hàng hóa đạt công suất 500.000 tấn/năm.
Công suất phục vụ ngày cao điểm đáp ứng phục vụ 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh; giờ cao điểm đáp ứng phục vụ 3.000 hành khách với 23 lượt cất hạ cánh, công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030).
Cảng HKQT Nội Bài có 2 đường CHC song song là 11L/29R và 11R/29L; tim cách nhau 250 m, không sử dụng cho việc cất hạ cánh cùng một thời điểm. Đường cất hạ cánh 11L/29R dài 3.200 m; rộng 45 m. Đường cất hạ cánh 11R/29L dài 3.800 m; rộng 45 m.
Cảng HKQT Nội Bài có hai hệ thống đường lăn nằm ở hai bên sườn của đường cất hạ cánh 11L/29R (phía bắc) và 11R/29L (phía nam). Trong đó hệ thống đường lăn phía bắc đường CHC 11L/29R (dùng cho quân sự), hệ thống đường lăn phía nam đường CHC 11L/29R (dùng cho hàng không dân dụng)
Cảng Nội Bài đang khai thác thường lệ 47 vị trí đỗ tàu bay tại hai khu vực là Sân đỗ tàu bay T1 và Sân đỗ tàu bay T2.
Ngoài các vị trí đỗ tàu bay tại hai khu vực nói trên còn có các vị trí đỗ dành cho tàu bay bảo dưỡng, sửa chữa (sân đỗ máy bay VAECO) và sân đỗ cách ly nằm ở khu vực phía bắc (giáp với khu quân sự) được sử dụng đối với các loại tàu bay có tình huống đặc biệt (tàu bay có thông tin về chất nổ, tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp).
Phía dưới phun vòi rồng chào đón các máy bay mới, trên không máy bay khác vẫn cất cánh bình thường.
Nằm trong địa giới hành chính thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội) Cảng HKQT Nội Bài cách trung tâm thành phố khoảng 28 km về phía bắc đi theo hướng cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp, hoặc đi theo hướng cầu Thăng Long - đường Võ Văn Kiệt, hướng theo quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với quốc lộ 2 để vào sân bay.