Từ ngày 20 đến ngày 22/12 âm lịch, người dân làng Tân Cổ (xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) hối hả thu hoạch cá chép. Tân Cổ là làng nghề nuôi cá chép có từ lâu đời, đặc biệt là cá chép đỏ làm "phương tiện" cho ngày ông Công, ông Táo về trời (23 tháng Chạp âm lịch).Ở ngôi làng này, nhà nào cũng có ao nuôi cá, ít thì một, nhiều thì đến 3 - 4 ao. Cá được người dân nuôi trước Tết khoảng 5-6 tháng. Thức ăn chủ yếu của loài cá này là rong rêu, sinh vật...Cá được thu hoạch nhiều lần trong ngày, khi còn nước thì người dân dùng lưới kéo. Khi bơm hết nước ra khỏi ao, họ lội bì bõm thu hoạch những con cá cuối cùng.Nhiều em nhỏ cũng hào hứng lội bùn giúp gia đình thu hoạch cá chép để bán cho khách thập phương.Một ao nuôi cá thường có nhiều người thu hoạch với nhiều công đoạn. Sau khi vớt cá cho vào xô, người trên bờ nhanh chóng di chuyển cá đến ao nước sạch.Cá được chăm sóc cẩn thận trong ao nước sạch để chờ thương lái đến mua. "Khác với mọi năm, năm nay nhờ có thời tiết ấm áp nên chúng tôi được mùa. Tết năm nay, bà con rất vui mừng", một chủ ao nuôi cá chép đỏ vui mừng chia sẻ.Anh Nguyễn Văn Bảy (48 tuổi) cho hay để nuôi được giống cá chép đỏ phục vụ đúng vào dịp Tết ông Táo, người nuôi phải rất kỳ công chăm sóc. Ngay từ khâu chọn con giống đến khâu vệ sinh nguồn nước đều được chú trọng. Bởi nếu nguồn nước bẩn thì cá sẽ bị nấm rồi chết dần.Nhiều thương lái cho hay cá chép làng Tân Cổ luôn được thị trường ưa chuộng vì có màu đỏ óng, to đều, không có đốm đen.Từ ngày 15 tháng Chạp, thương lái đã bắt đầu về làng Tân Cổ đặt hàng cá chép đỏ cho ngày ông Táo chầu trời. Trong hai ngày 21-22 tháng Chạp, thương lái đổ về làng Tân Cổ lấy hàng. Cá chép làng Tân Cổ được đóng vào bao nylon, bơm ôxy, đưa đi khắp các tỉnh lân cận. Năm nay, giá cá bán sỉ tại ao dao động 80.000 đến 100.000 đồng/1 kg, bán lẻ 20.000-30.000 đồng/3 con. Trừ chi phí, các hộ nuôi 3-4 ao cá thu về 30 đến 50 triệu đồng.
Từ ngày 20 đến ngày 22/12 âm lịch, người dân làng Tân Cổ (xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) hối hả thu hoạch cá chép. Tân Cổ là làng nghề nuôi cá chép có từ lâu đời, đặc biệt là cá chép đỏ làm "phương tiện" cho ngày ông Công, ông Táo về trời (23 tháng Chạp âm lịch).
Ở ngôi làng này, nhà nào cũng có ao nuôi cá, ít thì một, nhiều thì đến 3 - 4 ao. Cá được người dân nuôi trước Tết khoảng 5-6 tháng. Thức ăn chủ yếu của loài cá này là rong rêu, sinh vật...
Cá được thu hoạch nhiều lần trong ngày, khi còn nước thì người dân dùng lưới kéo. Khi bơm hết nước ra khỏi ao, họ lội bì bõm thu hoạch những con cá cuối cùng.
Nhiều em nhỏ cũng hào hứng lội bùn giúp gia đình thu hoạch cá chép để bán cho khách thập phương.
Một ao nuôi cá thường có nhiều người thu hoạch với nhiều công đoạn. Sau khi vớt cá cho vào xô, người trên bờ nhanh chóng di chuyển cá đến ao nước sạch.
Cá được chăm sóc cẩn thận trong ao nước sạch để chờ thương lái đến mua. "Khác với mọi năm, năm nay nhờ có thời tiết ấm áp nên chúng tôi được mùa. Tết năm nay, bà con rất vui mừng", một chủ ao nuôi cá chép đỏ vui mừng chia sẻ.
Anh Nguyễn Văn Bảy (48 tuổi) cho hay để nuôi được giống cá chép đỏ phục vụ đúng vào dịp Tết ông Táo, người nuôi phải rất kỳ công chăm sóc. Ngay từ khâu chọn con giống đến khâu vệ sinh nguồn nước đều được chú trọng. Bởi nếu nguồn nước bẩn thì cá sẽ bị nấm rồi chết dần.
Nhiều thương lái cho hay cá chép làng Tân Cổ luôn được thị trường ưa chuộng vì có màu đỏ óng, to đều, không có đốm đen.
Từ ngày 15 tháng Chạp, thương lái đã bắt đầu về làng Tân Cổ đặt hàng cá chép đỏ cho ngày ông Táo chầu trời. Trong hai ngày 21-22 tháng Chạp, thương lái đổ về làng Tân Cổ lấy hàng. Cá chép làng Tân Cổ được đóng vào bao nylon, bơm ôxy, đưa đi khắp các tỉnh lân cận. Năm nay, giá cá bán sỉ tại ao dao động 80.000 đến 100.000 đồng/1 kg, bán lẻ 20.000-30.000 đồng/3 con. Trừ chi phí, các hộ nuôi 3-4 ao cá thu về 30 đến 50 triệu đồng.