Những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, lò rèn dao kéo của gia đình của ông Nguyễn Văn Sử (60 tuổi, ở tổ 6, Đa Sỹ, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) liên tục đỏ lửa, chân tay của ông cũng trở nên bận rộn hơn với công việc rèn dao kéo cho khách.Theo những người dân trong làng, ông Sử là một trong những thợ rèn làm nghề bằng thủ công lâu đời nhất ở đây. Các sản phẩm được tạo ra từ lò rèn ông Sử đều có chất lượng rất tốt, độ tinh xảo cao hơn các lò khác, cũng chính vì thế mà tiếng tăm của ông đã lan truyền đi khắp nơi, nhiều người biết đến.Từ nguyên liệu than sử dụng để đốt lò được ông Sử lựa chọn rất kỹCông cụ sử dụng để rèn dao, kéo đều bằng thủ công.Thậm chí, miếng sắt quây quanh lò lửa của ông Sử đã xuất hiện nhiều chỗ bục thủng do thời gian nhưng ông vẫn giữ nguyên.Ông Sử cho hay, hầu hết "phôi" để làm ra những sản phẩm dao, kéo ông đều sử dụng những miếng sắt đặc như nhíp xe ô tô... Khi sản phẩm ra lò, nếu là dao thái sẽ bán 80 nghìn đồng/1 chiếc; dao chặt là 250 nghìn đồng/1 chiếc.Thông thường, nếu rèn dao thì một ngày ông Sử chỉ cho ra lò 4 chiếc dao (tùy theo kích thước) và được người dân đánh giá những sản phẩm có chất lượng rất tốt.Ông Sử cho biết: "Nghề được truyền lại từ đời bố và quanh năm đều có khách đến đặt hàng. Dù là khách ở gần hay ở xa đến, tôi vẫn làm các sản phẩm có chất lượng giống nhau, giá cả không thay đổi".Những chiếc kéo cắt sắt với đầy đủ kích thước lớn nhỏ được sản xuất ra từ lò rèn thủ công truyền thống của gia đình ông Sử.Do những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu, số lượng khách đặt hàng nhiều nên vợ của ông Sử cũng dành hầu hết toàn bộ thời gian phụ chồng rèn dao, kéo.Thậm chí có khách xa tận Sơn La mang miếng sắt từ mảnh bom thời chiến tranh còn sót lại xuống nhờ ông Sử rèn thành dao (có trả công).Ông Sử vẫn luôn tự hào vì gia đình vẫn giữ nguyên được lò rèn truyền thống, chất lượng sản phẩm được bà con tin dùng, đánh giá chất lượng cao.Những ngày cận Tết khách đến lò rèn ông Sử đặt mua hàng càng nhiều.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, lò rèn dao kéo của gia đình của ông Nguyễn Văn Sử (60 tuổi, ở tổ 6, Đa Sỹ, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) liên tục đỏ lửa, chân tay của ông cũng trở nên bận rộn hơn với công việc rèn dao kéo cho khách.
Theo những người dân trong làng, ông Sử là một trong những thợ rèn làm nghề bằng thủ công lâu đời nhất ở đây. Các sản phẩm được tạo ra từ lò rèn ông Sử đều có chất lượng rất tốt, độ tinh xảo cao hơn các lò khác, cũng chính vì thế mà tiếng tăm của ông đã lan truyền đi khắp nơi, nhiều người biết đến.
Từ nguyên liệu than sử dụng để đốt lò được ông Sử lựa chọn rất kỹ
Công cụ sử dụng để rèn dao, kéo đều bằng thủ công.
Thậm chí, miếng sắt quây quanh lò lửa của ông Sử đã xuất hiện nhiều chỗ bục thủng do thời gian nhưng ông vẫn giữ nguyên.
Ông Sử cho hay, hầu hết "phôi" để làm ra những sản phẩm dao, kéo ông đều sử dụng những miếng sắt đặc như nhíp xe ô tô... Khi sản phẩm ra lò, nếu là dao thái sẽ bán 80 nghìn đồng/1 chiếc; dao chặt là 250 nghìn đồng/1 chiếc.
Thông thường, nếu rèn dao thì một ngày ông Sử chỉ cho ra lò 4 chiếc dao (tùy theo kích thước) và được người dân đánh giá những sản phẩm có chất lượng rất tốt.
Ông Sử cho biết: "Nghề được truyền lại từ đời bố và quanh năm đều có khách đến đặt hàng. Dù là khách ở gần hay ở xa đến, tôi vẫn làm các sản phẩm có chất lượng giống nhau, giá cả không thay đổi".
Những chiếc kéo cắt sắt với đầy đủ kích thước lớn nhỏ được sản xuất ra từ lò rèn thủ công truyền thống của gia đình ông Sử.
Do những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu, số lượng khách đặt hàng nhiều nên vợ của ông Sử cũng dành hầu hết toàn bộ thời gian phụ chồng rèn dao, kéo.
Thậm chí có khách xa tận Sơn La mang miếng sắt từ mảnh bom thời chiến tranh còn sót lại xuống nhờ ông Sử rèn thành dao (có trả công).
Ông Sử vẫn luôn tự hào vì gia đình vẫn giữ nguyên được lò rèn truyền thống, chất lượng sản phẩm được bà con tin dùng, đánh giá chất lượng cao.
Những ngày cận Tết khách đến lò rèn ông Sử đặt mua hàng càng nhiều.