Tại bến xe Chợ Lớn (quận 5, TP.HCM) khi trời còn chưa sáng, các nhân viên của Hợp tác xã xe buýt đã có mặt chuẩn bị cho một ngày làm việc. TP.HCM hiện có 17 hợp tác xã vận tải hành khách công cộng, quản lý gần 2.000 xe buýt, vận chuyển 80% số lượng hành khách sử dụng xe công cộng.4h30, nhiều khách đã ngồi chờ chuyến xe đầu tiên xuất phát. Họ đa phần là những người lao động nghèo, đi buôn bán hoặc làm thuê mướn.Trong khi đó, một số tài xế chưa đến giờ làm việc vẫn còn chìm trong giấc ngủ ngay trên xe của mình.Để đảm bảo cho hành khách đi trên một phương tiện sạch sẽ, mỗi buổi sáng, các xe buýt đều được vệ sinh. Đây cũng là công việc bắt buộc của các tài xế, phụ xe.Trời tờ mờ sáng, những chuyến xe buýt đầu tiên nối đuôi nhau rời bến.4h50, chuyến xe buýt thứ ba mang số 150 (Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Tân Vạn) bắt đầu xuất phát. Lúc này đường phố vẫn còn sáng đèn và khá vắng vẻ người qua lại.Những chuyến xe buýt buổi sớm không chỉ đưa khách đi làm mà còn là phương tiện đưa những người lao động trong đêm trở về nhà. Họ chìm vào giấc ngủ ngay sau khi lên xe vì mệt mỏi.Người đàn ông này thường đi xe buýt đến khu vực cầu Sài Gòn để bán vé số. Ông cho biết hàng ngày đều xuất phát lúc tờ mờ sáng.Tuấn (phụ xe, 21 tuổi) thảnh thơi nhưng vẫn trong tâm trạng thèm ngủ. Thanh niên này cho biết, chỉ sau một giờ xe xuất bến, anh ta sẽ phải chen chúc với khách để soát vé, thu tiền.Mới làm việc cho Hợp tác xã xe buýt 19/5 hơn 3 tháng, Tuấn đã làm quen được với sương gió trên cung đường mưu sinh.Giá vé đi xe buýt ở Sài Gòn hay Hà Nội đều phù hợp với túi tiền của người lao động. Đó là lý do người có thu nhập thấp, sinh viên thường sử dụng loại hình giao thông công cộng này.Xe buýt thường bị nhiều người chê nhếch nhác, chen lấn, ngột ngạt và điểm đỗ không tiện lợi nên ngại sử dụng. Điều đó khiến các phụ xe thường xuyên phải cố gắng làm sạch sàn ôtô.Anh Khánh (quê ở Thái Bình) làm tài xế xe buýt đã 5 năm nay tại TP.HCM. Anh chia sẻ, nghề này vất vả, khó khăn nhưng bù lại giúp anh nuôi được gia đình nhỏ của mình ở đất khách quê người.Gần đây, nhiều người thường hay ví von xe buýt như một “hung thần xa lộ”. Ít ai biết phía sau chiếc vô lăng, tài xế phải gánh 5 trọng trách, áp lực: sự điều hành của trung tâm xe buýt, hợp tác xã, cảnh sát giao thông, hành khách và tình trạng giao thông hỗn loạn trên đường phố.Trong những giây phút thư giãn ngắn ngủi của các tài xế, phụ xe, Họ tranh thủ tâm sự với nhau đủ mọi chuyện về gia đình, bạn bè, xã hội... Bình minh dần xuất hiện ở bến xe Chợ Lớn. Lượng hành khách đổ về đây ngày càng đông và những chiếc xe buýt vẫn đều đặn xuất bến.
Tại bến xe Chợ Lớn (quận 5, TP.HCM) khi trời còn chưa sáng, các nhân viên của Hợp tác xã xe buýt đã có mặt chuẩn bị cho một ngày làm việc. TP.HCM hiện có 17 hợp tác xã vận tải hành khách công cộng, quản lý gần 2.000 xe buýt, vận chuyển 80% số lượng hành khách sử dụng xe công cộng.
4h30, nhiều khách đã ngồi chờ chuyến xe đầu tiên xuất phát. Họ đa phần là những người lao động nghèo, đi buôn bán hoặc làm thuê mướn.
Trong khi đó, một số tài xế chưa đến giờ làm việc vẫn còn chìm trong giấc ngủ ngay trên xe của mình.
Để đảm bảo cho hành khách đi trên một phương tiện sạch sẽ, mỗi buổi sáng, các xe buýt đều được vệ sinh. Đây cũng là công việc bắt buộc của các tài xế, phụ xe.
Trời tờ mờ sáng, những chuyến xe buýt đầu tiên nối đuôi nhau rời bến.
4h50, chuyến xe buýt thứ ba mang số 150 (Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Tân Vạn) bắt đầu xuất phát. Lúc này đường phố vẫn còn sáng đèn và khá vắng vẻ người qua lại.
Những chuyến xe buýt buổi sớm không chỉ đưa khách đi làm mà còn là phương tiện đưa những người lao động trong đêm trở về nhà. Họ chìm vào giấc ngủ ngay sau khi lên xe vì mệt mỏi.
Người đàn ông này thường đi xe buýt đến khu vực cầu Sài Gòn để bán vé số. Ông cho biết hàng ngày đều xuất phát lúc tờ mờ sáng.
Tuấn (phụ xe, 21 tuổi) thảnh thơi nhưng vẫn trong tâm trạng thèm ngủ. Thanh niên này cho biết, chỉ sau một giờ xe xuất bến, anh ta sẽ phải chen chúc với khách để soát vé, thu tiền.
Mới làm việc cho Hợp tác xã xe buýt 19/5 hơn 3 tháng, Tuấn đã làm quen được với sương gió trên cung đường mưu sinh.
Giá vé đi xe buýt ở Sài Gòn hay Hà Nội đều phù hợp với túi tiền của người lao động. Đó là lý do người có thu nhập thấp, sinh viên thường sử dụng loại hình giao thông công cộng này.
Xe buýt thường bị nhiều người chê nhếch nhác, chen lấn, ngột ngạt và điểm đỗ không tiện lợi nên ngại sử dụng. Điều đó khiến các phụ xe thường xuyên phải cố gắng làm sạch sàn ôtô.
Anh Khánh (quê ở Thái Bình) làm tài xế xe buýt đã 5 năm nay tại TP.HCM. Anh chia sẻ, nghề này vất vả, khó khăn nhưng bù lại giúp anh nuôi được gia đình nhỏ của mình ở đất khách quê người.
Gần đây, nhiều người thường hay ví von xe buýt như một “hung thần xa lộ”. Ít ai biết phía sau chiếc vô lăng, tài xế phải gánh 5 trọng trách, áp lực: sự điều hành của trung tâm xe buýt, hợp tác xã, cảnh sát giao thông, hành khách và tình trạng giao thông hỗn loạn trên đường phố.
Trong những giây phút thư giãn ngắn ngủi của các tài xế, phụ xe, Họ tranh thủ tâm sự với nhau đủ mọi chuyện về gia đình, bạn bè, xã hội... Bình minh dần xuất hiện ở bến xe Chợ Lớn. Lượng hành khách đổ về đây ngày càng đông và những chiếc xe buýt vẫn đều đặn xuất bến.