Bệnh phong thường “khởi thủy” bằng những vết biến màu trên da, cảm giác ban đầu là ngứa và đau rát. Qua thời gian, những vết lở loét lan rộng và khiến những đôi tay, đôi chân trở nên cụt lủn. Đau đớn khi trái gió trở trời, khó khăn trong sinh hoạt,… những bệnh nhân phong ở trại phong Qủa Cảm cứ thế lầm lũi, cố bấu víu vào nhau để tiếp tục sinh tồn.Có những kiếp người đã “trôi dạt” về đây một mình và ra đi trong lặng lẽ cô đơn. Trại phong bây giờ chỉ còn 88 cụ. Không gian rộng lớn ấy dường như có phần trống trải khi lần lượt những bệnh nhân phong qua đời. Lớp những bệnh nhân trẻ hơn cũng không còn “nhập trại” nữa. Do vậy, các cụ tại đây hầu hết đều ở tuổi xưa nay hiếm. Với họ, trại phong đã trở thành quê hương máu mủ, bởi đến quá nửa đời họ đã gắn bó với nơi đây.83 tuổi, bà Ngô Thị Hiền (Bắc Giang) thuộc lớp người “kì cựu” trong trại phong Qủa Cảm. Hơn 70 năm mắc bệnh là hơn 70 năm bà sống giữa những nỗi đau thể xác và tâm hồn. Ngày ấy, dân làng cho rằng bà “mắc bệnh ma ám” nên ra sức xua đuổi. May mắn gặp ông Hoàng Văn Thỏa (Hưng Yên) cùng chung cảnh ngộ không họ hàng, con cái, đôi bạn dọn về ở cùng, giúp đỡ, an ủi nhau trong suốt 5 thập kỉ. Nhắc đến ông Thỏa – người bạn đời quá cố gần 1 năm trước, bà không kìm nổi dòng nước mắt.Ngước lên bàn thờ sơ sài, thắp một nén hương cho người bạn tri âm, bà vừa khóc, vừa như hờn trách: “Ông đi còn có tôi hương khói, còn đến khi tôi đi liệu có ai nhớ tới không?”Đôi tay bị ăn mòn bởi bệnh tật quái ác.Sức đã cạn, đôi chân cũng không được nguyên vẹn khiến việc đi lại vô cùng khó khăn. Người phụ nữ với cuộc đời đầy rẫy những bất hạnh khi đi đến dốc bên kia của cuộc đời vẫn còn một nỗi niềm trăn trở, những mong có được một mụn con để có người lo hương hỏa khi nhắm mắt xuôi tay.Nằm một chỗ trên chiếc giường lỉnh kỉnh những chăn gối, xống áo cũ là cụ Trần Thị Miên (93 tuổi, Bắc Ninh). Cũng như bà Hiền hay nhiều mảnh đời khác trong trại phong, cụ Miên là người phụ nữ tột cùng bất hạnh. Nỗi đau về thể xác, nỗi khắc khoải, day dứt về tinh thần luôn thường trực trong cụ kể từ ngày phát bệnh. Chồng ruồng bỏ, cô con gái nhỏ chưa đầy 2 tháng tuổi cũng phải rời xa vì sốc thuốc. Đến tận bây giờ, khi chẳng thể minh mẫn, cụ vẫn đau đáu nói với những người vừa mới gặp về một người con gái đẹp, đôi mắt tròn to, mái tóc đen dài.Người phụ nữ ấy giờ đây chỉ mong mình… được chết: “Em chỉ mong được chết thôi ạ! Năm 1982 bị ngã gãy xương hông, giờ không đi được bước nào, chỉ lê thôi, đau lắm! Em có gặp Chúa, van lạy Chúa cho đi chứ sống mãi trên trần này thì đau lắm! Nhưng kêu gào cũng không ăn thua gì, người cứ tỉnh táo như không”…Ông Nguyễn Xuân Phước (83 tuổi) bị cụt cả hai chân. Ông kể: “Trước đây, khi chưa có đôi chân giả, mỗi lần đi lại tôi phải dùng hai tay lết từ chỗ này qua chỗ khác, có lúc ngã dúi đầu về phía trước, giập trán đổ máu”.
Bệnh phong thường “khởi thủy” bằng những vết biến màu trên da, cảm giác ban đầu là ngứa và đau rát. Qua thời gian, những vết lở loét lan rộng và khiến những đôi tay, đôi chân trở nên cụt lủn. Đau đớn khi trái gió trở trời, khó khăn trong sinh hoạt,… những bệnh nhân phong ở trại phong Qủa Cảm cứ thế lầm lũi, cố bấu víu vào nhau để tiếp tục sinh tồn.
Có những kiếp người đã “trôi dạt” về đây một mình và ra đi trong lặng lẽ cô đơn. Trại phong bây giờ chỉ còn 88 cụ. Không gian rộng lớn ấy dường như có phần trống trải khi lần lượt những bệnh nhân phong qua đời. Lớp những bệnh nhân trẻ hơn cũng không còn “nhập trại” nữa. Do vậy, các cụ tại đây hầu hết đều ở tuổi xưa nay hiếm. Với họ, trại phong đã trở thành quê hương máu mủ, bởi đến quá nửa đời họ đã gắn bó với nơi đây.
83 tuổi, bà Ngô Thị Hiền (Bắc Giang) thuộc lớp người “kì cựu” trong trại phong Qủa Cảm. Hơn 70 năm mắc bệnh là hơn 70 năm bà sống giữa những nỗi đau thể xác và tâm hồn. Ngày ấy, dân làng cho rằng bà “mắc bệnh ma ám” nên ra sức xua đuổi. May mắn gặp ông Hoàng Văn Thỏa (Hưng Yên) cùng chung cảnh ngộ không họ hàng, con cái, đôi bạn dọn về ở cùng, giúp đỡ, an ủi nhau trong suốt 5 thập kỉ. Nhắc đến ông Thỏa – người bạn đời quá cố gần 1 năm trước, bà không kìm nổi dòng nước mắt.
Ngước lên bàn thờ sơ sài, thắp một nén hương cho người bạn tri âm, bà vừa khóc, vừa như hờn trách: “Ông đi còn có tôi hương khói, còn đến khi tôi đi liệu có ai nhớ tới không?”
Đôi tay bị ăn mòn bởi bệnh tật quái ác.
Sức đã cạn, đôi chân cũng không được nguyên vẹn khiến việc đi lại vô cùng khó khăn. Người phụ nữ với cuộc đời đầy rẫy những bất hạnh khi đi đến dốc bên kia của cuộc đời vẫn còn một nỗi niềm trăn trở, những mong có được một mụn con để có người lo hương hỏa khi nhắm mắt xuôi tay.
Nằm một chỗ trên chiếc giường lỉnh kỉnh những chăn gối, xống áo cũ là cụ Trần Thị Miên (93 tuổi, Bắc Ninh). Cũng như bà Hiền hay nhiều mảnh đời khác trong trại phong, cụ Miên là người phụ nữ tột cùng bất hạnh. Nỗi đau về thể xác, nỗi khắc khoải, day dứt về tinh thần luôn thường trực trong cụ kể từ ngày phát bệnh. Chồng ruồng bỏ, cô con gái nhỏ chưa đầy 2 tháng tuổi cũng phải rời xa vì sốc thuốc. Đến tận bây giờ, khi chẳng thể minh mẫn, cụ vẫn đau đáu nói với những người vừa mới gặp về một người con gái đẹp, đôi mắt tròn to, mái tóc đen dài.
Người phụ nữ ấy giờ đây chỉ mong mình… được chết: “Em chỉ mong được chết thôi ạ! Năm 1982 bị ngã gãy xương hông, giờ không đi được bước nào, chỉ lê thôi, đau lắm! Em có gặp Chúa, van lạy Chúa cho đi chứ sống mãi trên trần này thì đau lắm! Nhưng kêu gào cũng không ăn thua gì, người cứ tỉnh táo như không”…
Ông Nguyễn Xuân Phước (83 tuổi) bị cụt cả hai chân. Ông kể: “Trước đây, khi chưa có đôi chân giả, mỗi lần đi lại tôi phải dùng hai tay lết từ chỗ này qua chỗ khác, có lúc ngã dúi đầu về phía trước, giập trán đổ máu”.