Cứ vào vụ, người dân Hương Phong lại chèo ghe thuyền, cơm đùm gạo bới ra cửa biển Thuận An (huyện Phú Vang) - nơi giao thoa con nước của đầm phá Tam Giang, dùng cào bắt trìa.Từ tháng 3 đến tháng 9 (DL), trìa sinh sản, theo cửa biển đẩy vào khu vực giáp đầm phá, mang lại cho ngư dân nguồn thu nhập đáng kể. Tham gia đánh bắt loài hải sản này chủ yếu là phụ nữ khi chồng đã đi bạn thuyền những chuyến khơi xa. Dân địa phương gọi nghề cào trìa là nghề… "đi lui" bởi người đánh bắt trìa thường dùng dây buộc dụng cụ cào (hình chữ A) vào người rồi lội nước đi lui về phía sau. Trìa bị “kẹt” lại trong lồng lưới, rều rác lọt ra ngoài.Dụng cụ cào trìa được đặt sát đáy biển, người dân đi giật lùi để thu được trìa vào dụng cụ.Trìa giống có kích cỡ nhỏ hơn, thương lái thu mua của ngư dân rồi ươm nuôi.Ngoài trìa, ngư dân còn đánh bắt sản vật khác.Nghề lặn, cào trìa tuy vất vả nhưng đã cho ngư dân Hương Phong thu nhập khá ổn định.Cào trìa là dụng cụ hình chữ “A”, được ngư dân “sáng tạo” khai thác nhiều đời nay.
Cứ vào vụ, người dân Hương Phong lại chèo ghe thuyền, cơm đùm gạo bới ra cửa biển Thuận An (huyện Phú Vang) - nơi giao thoa con nước của đầm phá Tam Giang, dùng cào bắt trìa.
Từ tháng 3 đến tháng 9 (DL), trìa sinh sản, theo cửa biển đẩy vào khu vực giáp đầm phá, mang lại cho ngư dân nguồn thu nhập đáng kể. Tham gia đánh bắt loài hải sản này chủ yếu là phụ nữ khi chồng đã đi bạn thuyền những chuyến khơi xa. Dân địa phương gọi nghề cào trìa là nghề… "đi lui" bởi người đánh bắt trìa thường dùng dây buộc dụng cụ cào (hình chữ A) vào người rồi lội nước đi lui về phía sau. Trìa bị “kẹt” lại trong lồng lưới, rều rác lọt ra ngoài.
Dụng cụ cào trìa được đặt sát đáy biển, người dân đi giật lùi để thu được trìa vào dụng cụ.
Trìa giống có kích cỡ nhỏ hơn, thương lái thu mua của ngư dân rồi ươm nuôi.
Ngoài trìa, ngư dân còn đánh bắt sản vật khác.
Nghề lặn, cào trìa tuy vất vả nhưng đã cho ngư dân Hương Phong thu nhập khá ổn định.
Cào trìa là dụng cụ hình chữ “A”, được ngư dân “sáng tạo” khai thác nhiều đời nay.