Chỉ số khối cơ thể (BMI) là thước đo lượng mỡ trong cơ thể và thường được tính dựa trên chiều cao và cân nặng. Chỉ số BMI được tính theo công thức:
Giá trị BMI cao đồng nghĩa với tỷ lệ mỡ trong cơ thể cũng cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì những người trưởng thành có chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9: khỏe mạnh, từ 25 đến 29,9: thừa cân và trên 30 là béo phì.
Đây là một trong những chỉ số thường được bác sĩ sử dụng để đánh giá bệnh nhân có đủ điều kiện phẫu thuật hay không.
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa biến chứng phẫu thuật với chỉ số BMI cao. Những người có chỉ số BMI cao dễ gặp biến chứng trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ và các vấn đề trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật như vết thương lành chậm, cục máu đông, nhiễm trùng,... Đặc biệt là biến chứng gây mê vì người có chỉ số khối cơ thể cao dễ gặp rủi ro về đường thở, thậm chí có thể gây tử vong.
Người có chỉ số BMI dưới 35 thường có ít nguy cơ biến chứng khi thực hiện phẫu thuật nếu họ không mắc các bệnh lý khác. Bệnh nhân có chỉ số khối trong phạm vi này cũng có quá trình hồi phục suôn sẻ hơn.
Những người có chỉ số BMI từ 35 đến 40 vẫn đủ điều kiện để phẫu thuật thẩm mỹ nhưng cần đánh giá kỹ lưỡng về các vấn đề sức khỏe trước đây. Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân này giảm cân để quá trình phẫu thuật ít rủi ro hơn. Bệnh nhân mắc các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường có thể không được phép phẫu thuật.
Bệnh nhân có chỉ số BMI trên 40 thường không đủ điều kiện phẫu thuật thẩm mỹ vì nguy cơ xảy ra biến chứng là không thể lường trước. Thay vào đó, cần tập trung cải thiện sức khỏe và cân nặng trước khi tham gia phẫu thuật.
Thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường tập thể dục là những điều cần thiết để làm giảm chỉ số BMI.