Bác sĩ Lê Lý Trọng Hưng: 'Có thể điều trị bướu giáp lành tính không cần cắt bỏ'

Google News

Can thiệp bằng phương pháp sóng cao tần (RFA) có ưu nhược điểm gì, những điều cần lưu ý và đối tượng nào có thể thực hiện là những câu hỏi được bác sĩ Lê Lý Trọng Hưng giải đáp cặn kẽ.

Phương pháp đốt sóng cao tần (RFA) được đánh giá là một phương pháp điều trị bướu lành không phẫu thuật hiện đại bậc nhất hiện nay và được áp dụng nhiều tại các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên RFA chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam và không phải ai cũng hiểu rõ lợi ích và những điểm cần lưu ý của RFA trong điều trị ung bướu.

Nội dung chú thích ảnh

Bác sĩ Hưng có nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh lý ung bướu bằng RFA

Tâm lý của chúng ta khi nghe đến bướu tuyến giáp đều sợ hãi, nhưng không phải bướu nào cũng là ác tính và có thể loại bỏ các bướu này bằng phương pháp điều trị hiện đại. Mới đây, bác sĩ Lê Lý Trọng Hưng đã đưa ra các giải đáp về các thắc mắc thường thấy của bệnh nhân và người nhà về bệnh lý ung bướu tuyến giáp. Cùng với đó, bác sĩ đã có những chia sẻ dễ hiểu và chi tiết về một trong số các phương pháp điều trị tân tiến hiện nay - Phương pháp đốt sóng cao tần (RFA).

Nội dung chú thích ảnh

Bác sĩ Hưng điều trị cho bệnh nhân

Bướu giáp lành tính có cần phẫu thuật cắt bỏ?

Theo bác sĩ Lê Lý Trọng Hưng, bướu giáp lành tính là bệnh lý phổ biến và không cần can thiệp quá sớm nếu kích thước bướu nhỏ (5-10mm). 

Đối với bướu giáp lành tính cần phải can thiệp, có thể chọn lựa phương pháp không cần phẫu thuật bằng RFA. Phương pháp này hạn chế việc phải cắt bỏ tuyến giáp, khiến người bệnh bị suy giáp và phải uống thuốc bù hóc môn tuyến giáp bằng thuốc suốt đời như trước đây.

Nội dung chú thích ảnh

Các bệnh nhân chụp ảnh kỷ niệm cùng bác sĩ Hưng

Đối với phương pháp đốt sóng cao tần, thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất tầm 30 phút và hoàn toàn không đau đớn trong quá trình thực hiện. Đặc biệt người bệnh có thể bảo tồn được giọng nói và mang tính thẩm mỹ cao vì không để lại sẹo trên cổ. Phương pháp này cũng giúp người bệnh hồi phục nhanh, bướu sẽ biến mất từ 6 tháng đến 2 năm tùy vào kích thước, độ đặc của bướu và cơ địa, độ tuổi người bệnh. 

RFA chống chỉ định cho những trường hợp nào?

Bác sĩ Hưng chia sẻ đốt sóng cao tần sẽ tạo ra một dòng điện xoay chiều chạy trong cơ thể bệnh nhân. Khoa học chưa nghiên cứu được dòng điện này có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ hay không nên người bệnh là thai phụ cần sử dụng loại kim riêng tạo dòng 2 điện cực.

RFA cũng có thể ảnh hưởng đến máy tạo nhịp tim, không thực hiện được với bệnh nhân đang lở loét vùng cổ nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nhân bị cường giáp. Tuy nhiên, đây chỉ là các trường hợp cá biệt hiếm hoi, còn hầu hết là không có chống chỉ định.

Nội dung chú thích ảnh

Các bệnh nhân chụp ảnh kỷ niệm cùng bác sĩ Hưng

Những điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp đốt sóng cao tần

Trong bất cứ phương pháp điều trị nào thì con người đóng vai trò quan trọng bậc nhất, nhất là đối với một phương pháp yêu cầu tỉ mỉ cao như RFA. Việc tái phát hay hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn và kỹ năng của bác sĩ thực hiện. 

Theo kinh nghiệm của bác sĩ  Lê Lý Trọng Hưng, anh sẽ dựa vào hình ảnh siêu âm để hình dung chia cục bướu thành nhiều mặt phẳng khác nhau. Sau đó, bác sĩ dùng kim đốt từng phần của cục bướu trong mặt phẳng, đảm bảo phòng ngừa bướu phát triển lại.

Nội dung chú thích ảnh

Các bệnh nhân sau khi được điều trị

Mặt khác, tuyến giáp có vị trí liên quan đến rất nhiều cấu trúc lân cận như động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh, khí quản… Có những bướu kích thước lớn chiếm hết tuyến giáp hoặc lớn hơn tuyến giáp nên dính sát các bộ phận khác. Nếu bác sĩ không có kỹ năng tốt sẽ đốt cháy sang các cơ quan bên cạnh dẫn đến nhiều biến chứng. Những kỹ thuật bơm nước, bơm dịch, bóc tách, làm giãn khu vực xung quanh đều cần thật nhiều kinh nghiệm thực hành.

Lưu ý đối với bệnh nhân sau khi thực hiện đốt sóng cao tần

Bác sĩ Lê Lý Trọng Hưng cũng đưa ra lưu ý cho các bệnh nhân đã thực hiện phương pháp RFA cần thông báo trước cho các bác sĩ mỗi khi siêu âm khám bệnh. Bởi trong quá trình bướu chết đi, khi siêu âm sẽ có hình dạng giống cục ung thư nhưng thực chất chỉ là bướu đang hoại tử. Nếu không thông báo kịp thời sẽ gây đến chẩn đoán sai lầm và có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ trong khi không cần thiết.Qua những giải đáp trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn và chọn lựa được phương pháp điều trị phù hợp đối với bệnh lý bướu lành tuyến giáp.

PV

Bình luận(0)