Dường như, cả 2 loại vũ khí được phát triển nhằm đối chọi với những “hàng khủng” của Trung Quốc đều được bắn thử trong cùng một thời điểm. Thiên Cung III là thế hệ tên lửa mới nhất thuộc họ tên lửa đất đối không Thiên Cung do Viện Khoa học và Công nghệ Chung Sơn nghiên cứu thiết kế.
Tuy nhiên, Thiên cung III được phát triển cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa, đánh chặn phá hủy các loại tên lửa đạn đạo Trung Quốc ở tầm thấp. Trong ảnh, quả đạn tên lửa thuộc Thiên Cung III đang rời bệ phóng thẳng đứng.
Tuy là hệ thống vũ khí mới nhưng Thiên Cung III lại sử dụng đạn tên lửa cải tiến từ hệ thống Thiên Cung II (hay gọi ngắn gọn là TK-2).
Đạn tên lửa TK-2 được trang bị đầu dò radar chủ động băng Ku (12-18 GHz), đầu nổ phá mảnh và cải tiến hệ thống điều khiển đem lại khả năng đánh chặn chuẩn xác mục tiêu cao tốc, tiết diện phản xạ sóng radar (RCS) thấp như tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Trong ảnh là xe phóng của hệ thống Thiên Cung III trong trạng thái hành quân, mỗi xe này chở được 4 đạn tên lửa TK-2.
Đạn TK-2 đặt cạnh bệ phóng trong một cuộc triển lãm.
Loại đạn TK-2 này không có liều phóng lạnh như các hệ thống tên lửa S-300, S-400 của Nga mà động cơ kích hoạt trực tiếp ngay trong ống phóng. Điều này có thể gây nên những tổn hại với bệ phóng sau khi tác chiến.
Có rất ít thông tin về các thành phần của hệ thống Thiên Cung 3, chỉ biết rằng nó dùng loại radar điều khiển hỏa lực mang tên Chang-Shan (Trường Sơn) dùng một số thành phần từ radar AN/MPQ-65 của tổ hợp Patriot Mỹ.
Tầm bắn của Thiên Cung III được cho là 200km.
Đạn tên lửa Thiên Cung III sau khi rời bệ phóng theo phương đứng bắt đầu đổi hướng tới mục tiêu.
Khoảnh khắc tiếp cận mục tiêu (đốm sáng lớn).
Dường như, cả 2 loại vũ khí được phát triển nhằm đối chọi với những “hàng khủng” của Trung Quốc đều được bắn thử trong cùng một thời điểm. Thiên Cung III là thế hệ tên lửa mới nhất thuộc họ tên lửa đất đối không Thiên Cung do Viện Khoa học và Công nghệ Chung Sơn nghiên cứu thiết kế.
Tuy nhiên, Thiên cung III được phát triển cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa, đánh chặn phá hủy các loại tên lửa đạn đạo Trung Quốc ở tầm thấp. Trong ảnh, quả đạn tên lửa thuộc Thiên Cung III đang rời bệ phóng thẳng đứng.
Tuy là hệ thống vũ khí mới nhưng Thiên Cung III lại sử dụng đạn tên lửa cải tiến từ hệ thống Thiên Cung II (hay gọi ngắn gọn là TK-2).
Đạn tên lửa TK-2 được trang bị đầu dò radar chủ động băng Ku (12-18 GHz), đầu nổ phá mảnh và cải tiến hệ thống điều khiển đem lại khả năng đánh chặn chuẩn xác mục tiêu cao tốc, tiết diện phản xạ sóng radar (RCS) thấp như tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Trong ảnh là xe phóng của hệ thống Thiên Cung III trong trạng thái hành quân, mỗi xe này chở được 4 đạn tên lửa TK-2.
Đạn TK-2 đặt cạnh bệ phóng trong một cuộc triển lãm.
Loại đạn TK-2 này không có liều phóng lạnh như các hệ thống tên lửa S-300, S-400 của Nga mà động cơ kích hoạt trực tiếp ngay trong ống phóng. Điều này có thể gây nên những tổn hại với bệ phóng sau khi tác chiến.
Có rất ít thông tin về các thành phần của hệ thống Thiên Cung 3, chỉ biết rằng nó dùng loại radar điều khiển hỏa lực mang tên Chang-Shan (Trường Sơn) dùng một số thành phần từ radar AN/MPQ-65 của tổ hợp Patriot Mỹ.
Tầm bắn của Thiên Cung III được cho là 200km.
Đạn tên lửa Thiên Cung III sau khi rời bệ phóng theo phương đứng bắt đầu đổi hướng tới mục tiêu.
Khoảnh khắc tiếp cận mục tiêu (đốm sáng lớn).