Dzhighit là một giá phóng có thể sử dụng cho các loại tên lửa phòng không vác vai Igla-1 (NATO định danh SA-16), Igla (SA-18) và Igla-S (SA-24) của Nga. Đáng lưu ý, các loại tên lửa này Việt Nam cũng đang sử dụng rộng rãi trong các lực lượng phòng không.
Dzhighit bao gồm 1 khung kim loại có ghế ngồi ở giữa, phía trên có mái che nhỏ cùng một giá đỡ 3 chân có thể đặt trên xe tải, trên boong tàu hoặc bất kỳ vị trí nào phù hợp.
Mỗi giá phóng lắp 2 đạn tên lửa, người bắn có 2 tay cầm dùng để xoay và điều chỉnh giá phóng phù hợp với góc bắn.
Nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không tầm thấp như máy bay chiến thuật, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và các vũ khí dẫn đường công nghệ cao khác.
Dzhighit trang bị tích hợp một kính ngắm quang học hoạt động ngày/đêm, hệ thống chỉ thị mục tiêu và một hệ thống nhận dạng bạn-thù (IFF) cùng các thiết bị hỗ trợ kèm theo.
Giá phóng này cho phép tăng hiệu suất chiến đấu của tên lửa phòng không vác vai lên 1,5 lần. Nó có thể phóng đơn lẻ từng đạn hoặc phóng loạt 2 đạn vào cùng một mục tiêu để tăng xác suất tiêu diệt. Rõ ràng, đây cũng là phương án đáng để Việt Nam nghiên cứu, trang bị, tăng hiệu quả của các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai.
Nhờ khả năng linh hoạt cao, Dzhighit rất lý tưởng để lắp trên xe bán tải Toyota Hilux. Sự kết hợp này đã làm tăng khả năng cơ động và sự nguy hiểm của hệ thống.
Dòng xe bán tải Toyota Hilux đã trở thành khung gầm lý tưởng cho các loại vũ khí tự chế. Quân đội các nước như Libya, Syria, Jordan, Iraq có rất nhiều loại vũ khí lắp trên loại xe này.
Dzhighit có phạm vi tác chiến 6.000 mét, độ cao từ 10-3.500 mét, trọng lượng phóng khoảng 128 kg. Mặc dù, Dzhighit được đánh giá rất cao về hiệu suất tác chiến và khả năng cơ động. Tuy nhiên, loại vũ khí này rất dễ rơi vào tay phiến quân Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS. Lúc đó, nó sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với các chiến dịch không kích của quân đội Iraq hay liên minh do Mỹ cầm đầu.
Dzhighit là một giá phóng có thể sử dụng cho các loại tên lửa phòng không vác vai Igla-1 (NATO định danh SA-16), Igla (SA-18) và Igla-S (SA-24) của Nga. Đáng lưu ý, các loại tên lửa này Việt Nam cũng đang sử dụng rộng rãi trong các lực lượng phòng không.
Dzhighit bao gồm 1 khung kim loại có ghế ngồi ở giữa, phía trên có mái che nhỏ cùng một giá đỡ 3 chân có thể đặt trên xe tải, trên boong tàu hoặc bất kỳ vị trí nào phù hợp.
Mỗi giá phóng lắp 2 đạn tên lửa, người bắn có 2 tay cầm dùng để xoay và điều chỉnh giá phóng phù hợp với góc bắn.
Nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không tầm thấp như máy bay chiến thuật, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và các vũ khí dẫn đường công nghệ cao khác.
Dzhighit trang bị tích hợp một kính ngắm quang học hoạt động ngày/đêm, hệ thống chỉ thị mục tiêu và một hệ thống nhận dạng bạn-thù (IFF) cùng các thiết bị hỗ trợ kèm theo.
Giá phóng này cho phép tăng hiệu suất chiến đấu của tên lửa phòng không vác vai lên 1,5 lần. Nó có thể phóng đơn lẻ từng đạn hoặc phóng loạt 2 đạn vào cùng một mục tiêu để tăng xác suất tiêu diệt. Rõ ràng, đây cũng là phương án đáng để Việt Nam nghiên cứu, trang bị, tăng hiệu quả của các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai.
Nhờ khả năng linh hoạt cao, Dzhighit rất lý tưởng để lắp trên xe bán tải Toyota Hilux. Sự kết hợp này đã làm tăng khả năng cơ động và sự nguy hiểm của hệ thống.
Dòng xe bán tải Toyota Hilux đã trở thành khung gầm lý tưởng cho các loại vũ khí tự chế. Quân đội các nước như Libya, Syria, Jordan, Iraq có rất nhiều loại vũ khí lắp trên loại xe này.
Dzhighit có phạm vi tác chiến 6.000 mét, độ cao từ 10-3.500 mét, trọng lượng phóng khoảng 128 kg.
Mặc dù, Dzhighit được đánh giá rất cao về hiệu suất tác chiến và khả năng cơ động. Tuy nhiên, loại vũ khí này rất dễ rơi vào tay phiến quân Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS. Lúc đó, nó sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với các chiến dịch không kích của quân đội Iraq hay liên minh do Mỹ cầm đầu.