Hiện nay, các tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya Project 159 được chế tạo từ những năm 1960 vẫn đóng vai trò chủ lực lực lượng săn ngầm Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tuy được trang bị sonar, bom chống ngầm RGB và ngư lôi 400mm tương đối mạnh, nhưng do công nghệ đã lạc hậu rất nhiều nên sức mạnh của lớp Petya hiện tại cũng được cho là lạc hậu. Chính vì thế, việc tìm kiếm lớp tàu săn ngầm mới thay thế vai trò của Petya có thể xảy ra trong tương lai gần. Với truyền thông mua vũ khí từ trước tới nay, có khả năng Việt Nam vẫn sẽ tìm kiếm lớp tàu săn ngầm từ phía Nga.Và lớp tàu săn ngầm Project 23420 của Cục thiết kế Trung ương Hải quân Almaz (Tập đoàn đóng tàu thống nhất Nga OCK) có thể là lựa chọn của Việt Nam trong tương lai. Lớp tàu này mới được giới thiệu gần đây, được thiết kế cho nhiệm vụ chống mục tiêu dưới mặt nước, trên mặt nước, phòng không, bảo vệ căn cứ hải quân, tuần tra lãnh hải và đặc biệt là bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).Tàu săn ngầm Project 23420 có lượng giãn nước khoảng 1.300 tấn, dài 75m, thủy thủ đoàn 60 người, dự trữ hành trình 15 ngày. Theo Almaz, Project 23420 có thể linh hoạt thay đổi vũ khí tùy theo yêu cầu từ khách hàng.Cụ thể, nó có thể trang bị hệ thống pháo hạm hạng nhẹ AK-176MA cỡ nòng 76,2mm với cơ số 152 viên đạn, tốc độ bắn 120 phát/phút với chế độ bắn tự động.Hoặc khách hàng có thể tùy chọn trang bị tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-306 thay cho AK-176MA.Trong trang bị phòng không, Project 24320 có thể trang bị tổ hợp tên lửa 3M-47 Ghibka với 20 tên lửa phòng không tầm thấp Igla (S).Hiện 3M-47 Ghibka đã được Nga trang bị trên các tàu tên lửa nhỏ Buyan và Buyan-M. Loại vũ khí này thiết kế hai cánh tay lắp 4 tên lửa Igla (S) có tầm bắn 5-6km, trang bị đầu dẫn hồng ngoại có khả năng đối kháng hiệu quá với các biện pháp gây nhiễu.Hệ thống vũ khí săn ngầm cấu hình cho Project 24320 cũng rất đa dạng với hai tùy chọn: hệ thống Paket-E/NK (2 bệ phóng và 8 ngư lôi) hoặc hệ thống săn ngầm RPK-8 (với một bệ phóng bom RBU-6000, 48 đạn chống ngầm 90R và bom chìm RGB-60).Trong đó, RPK-8 là phiên bản nâng cấp của hệ thống RBU-6000 vốn trang bị trên các tàu Petya của Việt Nam. Hệ thống RPK-8 trang bị thêm bom phản lực 90R có dẫn đường, tầm bắn 600-4.300m, có thể xuyên xuống mặt nước 1.000m trong chống ngầm, đánh chặn ngư lôi và người nhái phá hoại ở độ sâu 4-10m, bán kính sát thương 130m. Ngoài ra, bệ phóng bom RBU-6000 vẫn có đạn RGB-60 truyền thống với tầm bắn 350m tới 5.800m.Còn Paket-E/NK là hệ thống chống ngầm kích thước nhỏ được thiết kế đẻ đánh chìm tàu ngầm ở vùng biển gần, phá hủy ngư lôi và có thể tấn công tàu mặt nước. Một hệ thống gồm 4 thành phần chính: hệ thống điều khiển hỏa lực Paket-E; bệ phóng cố định hoặc xoay đổi hưởng (với đạn đánh chặn là ngư lôi tìm diệt cỡ nhỏ); sonar chỉ thị mục tiêu Paket-AE và module chiến đấu lắp bệ phóng.Hệ thống chiến đấu của Paket-E/NK là các ngư lôi cỡ 324mm dẫn đường bằng hệ thống sonar chủ động/bị động, tầm bắn khoảng 10km.Project 23420 lại không được thiết kế để mang trực thăng săn ngầm Ka-27 mà thay vào đó là hai UAV trinh sát Gorizont-AIR-S-100.Ngoài vũ khí hạng nặng, trên tàu còn có thể trang bị đại liên 12,7mm và súng phóng lựu chống người nhái DP-64 với 240 viên đạn.Cảm biến chính trên tàu là hệ thống radar chủ động Positiv ME1.2 thiết kế để phát hiện và theo dõi mục tiêu trên biển, trên không với tầm trinh sát đến 150km, phát hiện máy bay chiến đấu tầm 50km.Hệ thống định vị thủy âm - "radar chống ngầm" trang bị sonar MGK-335EM-03, sonar Anapa-ME hoặc Lovat, sonar Vinietka-EM.
Hiện nay, các tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya Project 159 được chế tạo từ những năm 1960 vẫn đóng vai trò chủ lực lực lượng săn ngầm Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tuy được trang bị sonar, bom chống ngầm RGB và ngư lôi 400mm tương đối mạnh, nhưng do công nghệ đã lạc hậu rất nhiều nên sức mạnh của lớp Petya hiện tại cũng được cho là lạc hậu. Chính vì thế, việc tìm kiếm lớp tàu săn ngầm mới thay thế vai trò của Petya có thể xảy ra trong tương lai gần. Với truyền thông mua vũ khí từ trước tới nay, có khả năng Việt Nam vẫn sẽ tìm kiếm lớp tàu săn ngầm từ phía Nga.
Và lớp tàu săn ngầm Project 23420 của Cục thiết kế Trung ương Hải quân Almaz (Tập đoàn đóng tàu thống nhất Nga OCK) có thể là lựa chọn của Việt Nam trong tương lai. Lớp tàu này mới được giới thiệu gần đây, được thiết kế cho nhiệm vụ chống mục tiêu dưới mặt nước, trên mặt nước, phòng không, bảo vệ căn cứ hải quân, tuần tra lãnh hải và đặc biệt là bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Tàu săn ngầm Project 23420 có lượng giãn nước khoảng 1.300 tấn, dài 75m, thủy thủ đoàn 60 người, dự trữ hành trình 15 ngày. Theo Almaz, Project 23420 có thể linh hoạt thay đổi vũ khí tùy theo yêu cầu từ khách hàng.
Cụ thể, nó có thể trang bị hệ thống pháo hạm hạng nhẹ AK-176MA cỡ nòng 76,2mm với cơ số 152 viên đạn, tốc độ bắn 120 phát/phút với chế độ bắn tự động.
Hoặc khách hàng có thể tùy chọn trang bị tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-306 thay cho AK-176MA.
Trong trang bị phòng không, Project 24320 có thể trang bị tổ hợp tên lửa 3M-47 Ghibka với 20 tên lửa phòng không tầm thấp Igla (S).
Hiện 3M-47 Ghibka đã được Nga trang bị trên các tàu tên lửa nhỏ Buyan và Buyan-M. Loại vũ khí này thiết kế hai cánh tay lắp 4 tên lửa Igla (S) có tầm bắn 5-6km, trang bị đầu dẫn hồng ngoại có khả năng đối kháng hiệu quá với các biện pháp gây nhiễu.
Hệ thống vũ khí săn ngầm cấu hình cho Project 24320 cũng rất đa dạng với hai tùy chọn: hệ thống Paket-E/NK (2 bệ phóng và 8 ngư lôi) hoặc hệ thống săn ngầm RPK-8 (với một bệ phóng bom RBU-6000, 48 đạn chống ngầm 90R và bom chìm RGB-60).
Trong đó, RPK-8 là phiên bản nâng cấp của hệ thống RBU-6000 vốn trang bị trên các tàu Petya của Việt Nam. Hệ thống RPK-8 trang bị thêm bom phản lực 90R có dẫn đường, tầm bắn 600-4.300m, có thể xuyên xuống mặt nước 1.000m trong chống ngầm, đánh chặn ngư lôi và người nhái phá hoại ở độ sâu 4-10m, bán kính sát thương 130m. Ngoài ra, bệ phóng bom RBU-6000 vẫn có đạn RGB-60 truyền thống với tầm bắn 350m tới 5.800m.
Còn Paket-E/NK là hệ thống chống ngầm kích thước nhỏ được thiết kế đẻ đánh chìm tàu ngầm ở vùng biển gần, phá hủy ngư lôi và có thể tấn công tàu mặt nước. Một hệ thống gồm 4 thành phần chính: hệ thống điều khiển hỏa lực Paket-E; bệ phóng cố định hoặc xoay đổi hưởng (với đạn đánh chặn là ngư lôi tìm diệt cỡ nhỏ); sonar chỉ thị mục tiêu Paket-AE và module chiến đấu lắp bệ phóng.
Hệ thống chiến đấu của Paket-E/NK là các ngư lôi cỡ 324mm dẫn đường bằng hệ thống sonar chủ động/bị động, tầm bắn khoảng 10km.
Project 23420 lại không được thiết kế để mang trực thăng săn ngầm Ka-27 mà thay vào đó là hai UAV trinh sát Gorizont-AIR-S-100.
Ngoài vũ khí hạng nặng, trên tàu còn có thể trang bị đại liên 12,7mm và súng phóng lựu chống người nhái DP-64 với 240 viên đạn.
Cảm biến chính trên tàu là hệ thống radar chủ động Positiv ME1.2 thiết kế để phát hiện và theo dõi mục tiêu trên biển, trên không với tầm trinh sát đến 150km, phát hiện máy bay chiến đấu tầm 50km.
Hệ thống định vị thủy âm - "radar chống ngầm" trang bị sonar MGK-335EM-03, sonar Anapa-ME hoặc Lovat, sonar Vinietka-EM.