Theo trang mạng quân sự English Russia, ngày 5/11 được xem là ngày khai sinh ra một trong những dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất nước Nga - đó là xe tăng T-90 - biểu tượng của ngành công nghiệp quốc phòng Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.Được bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990 và được đưa sản xuất với số lượng hạn chế vào năm 1993, nó còn được xem như là một biến thể hiện đại hóa sâu của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B do Liên Xô phát triển.Trong giai đoạn từ năm 2001-2010, T-90 trở thành dòng xe tăng chiến đấu chủ lực bán chạy nhất trên thế giới. Giá trị của một chiếc T-90 trong giai đoạn từ 1999 đến 2011 là từ 2,5 triệu USD cho đến 4,25 triệu USD tùy thuộc vào biến thể. Và hiện nay biến thể T-90 có giá thành cao nhất là T-90MS có giá hơn 4.5 triệu USD.Xe tăng T-90 sở hữu thiết kế tương tự như các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực từng được Liên Xô chế tạo trước đây với vị trí được bố trí phía trước và có kíp chiến đấu gồm 3 binh sĩ nhờ được tự động hóa một số bộ phận nhất là hệ thống nạp đạn tự động.T-90A là biến thể T-90 chiếm số lượng nhiều nhất trong Quân đội Nga, được trang bị một pháo nòng trơn 125mm với hệ thống nạp đạn tự động. Pháo chính của T-90A có thể sử dụng nhiều loại đạn pháo khác 125mm khác nhau đang được Quân đội Nga sử dụng, bên cạnh đó nó còn thể phóng cả tên lửa chống tăng qua nòng pháo chính. Hình ảnh chụp phía sau tháp pháo của một chiếc T-90A.Về hệ thống vũ khí phụ, T-90A được trang bị thêm một súng máy phòng không 12.7mm và một súng máy đồng trục 7.62mm. T-90A được trang bị hệ thống giáp bảo vệ ba lớp gồm lớp giáp bảo vệ bằng vật liệu siêu nhẹ, lớp giáp thứ hai là giáp phản ứng nổ ERA thế hệ thứ 2 Kontakt-5 và sau cùng hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1.T-90 cũng là dòng xe tăng chiến đấu đầu tiên của Nga được trang bị hệ thống Shtora-1, nhiệm vụ chính của hệ thống phòng vệ này là vô hiệu hóa đầu dẫn bằng laser của các loại tên lửa chống tăng của đối phương.Toàn bộ hệ thống của Shtora-1 hai thiết bị gây nhiễu hồng ngoại được đặt phía trước tháp pháo, 4 thiết bị cảnh báo laser và hệ thống ống phóng lựu đạn khói và một một trung tâm xử lý bằng máy tính.Hệ thống giáp bảo vệ đa lớp của T-90A cơ bản có thể vô hiệu hóa được đạn pháo 120mm vốn được trang bị trên các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Phương Tây hay các loại tên lửa chống tăng tấn công từ phía trên nóc tháp pháo hoặc động cơ. Tuy nhiên từ khi đưa vào trang bị cho tới nay T-90 vẫn chưa thực sự tham chiến tại bất cứ cuộc xung đột nào nếu có đi nữa thì chúng vẫn đóng vai trò phụ.Một lý do khác tạo nên sức mạnh của T-90A là hệ thống động cơ diesel V-92S2 12-cyl có công suất 950 mã lực, do đó dù có trọng lượng hơn 50 tấn nhưng T-90A vẫn có thể dễ dàng di chuyển với vận tốc tối đa 60km/h.Tổng trọng lượng của động cơ V-92S2 12-cyl là hơn 1 tấn và có được thiết kế để có thể dễ dàng sửa chữa và thay thế trên chiến trường.Tính tới hiện tại, Quân đội Nga đang sở hữu ít nhất 550 chiếc T-90 với nhiều biến thể khác nhau cùng với đó là hàng ngàn chiếc T-72 tạo nên bộ đôi “nắm đấm thép” cho các đơn vị bộ binh cơ giới của Quân đội Nga.Ngoài Nga, hiện tại Ấn Độ là quốc gia sở hữu số lượng T-90 nhiều thứ hai trên thế giới với số lượng lên tới hơn 860 chiếc. Không dừng lại đó nước này đang có kế hoạch nội địa hóa dòng xe tăng chiến đấu chủ lực này theo giấy phép của Nga.Mặc dù vẫn tiếp tục được phát triển với nhiều biến thể nâng cấp khác nhau nhưng Quân đội Nga đã ngưng toàn bộ kế hoạch mua mới những chiếc T-90 và thay vào đó là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới T-14 Armata mới được chính thức giới thiệu vào tháng 5 năm nay. Không loại trừ khả năng, sau T-90 thì T-14 Armata sẽ trở thành dòng tăng chủ lực bán chạy nhất của Nga trong tương lai 10-20 năm nữa.
Theo trang mạng quân sự English Russia, ngày 5/11 được xem là ngày khai sinh ra một trong những dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất nước Nga - đó là xe tăng T-90 - biểu tượng của ngành công nghiệp quốc phòng Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.
Được bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990 và được đưa sản xuất với số lượng hạn chế vào năm 1993, nó còn được xem như là một biến thể hiện đại hóa sâu của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B do Liên Xô phát triển.
Trong giai đoạn từ năm 2001-2010, T-90 trở thành dòng xe tăng chiến đấu chủ lực bán chạy nhất trên thế giới. Giá trị của một chiếc T-90 trong giai đoạn từ 1999 đến 2011 là từ 2,5 triệu USD cho đến 4,25 triệu USD tùy thuộc vào biến thể. Và hiện nay biến thể T-90 có giá thành cao nhất là T-90MS có giá hơn 4.5 triệu USD.
Xe tăng T-90 sở hữu thiết kế tương tự như các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực từng được Liên Xô chế tạo trước đây với vị trí được bố trí phía trước và có kíp chiến đấu gồm 3 binh sĩ nhờ được tự động hóa một số bộ phận nhất là hệ thống nạp đạn tự động.
T-90A là biến thể T-90 chiếm số lượng nhiều nhất trong Quân đội Nga, được trang bị một pháo nòng trơn 125mm với hệ thống nạp đạn tự động. Pháo chính của T-90A có thể sử dụng nhiều loại đạn pháo khác 125mm khác nhau đang được Quân đội Nga sử dụng, bên cạnh đó nó còn thể phóng cả tên lửa chống tăng qua nòng pháo chính. Hình ảnh chụp phía sau tháp pháo của một chiếc T-90A.
Về hệ thống vũ khí phụ, T-90A được trang bị thêm một súng máy phòng không 12.7mm và một súng máy đồng trục 7.62mm. T-90A được trang bị hệ thống giáp bảo vệ ba lớp gồm lớp giáp bảo vệ bằng vật liệu siêu nhẹ, lớp giáp thứ hai là giáp phản ứng nổ ERA thế hệ thứ 2 Kontakt-5 và sau cùng hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1.
T-90 cũng là dòng xe tăng chiến đấu đầu tiên của Nga được trang bị hệ thống Shtora-1, nhiệm vụ chính của hệ thống phòng vệ này là vô hiệu hóa đầu dẫn bằng laser của các loại tên lửa chống tăng của đối phương.
Toàn bộ hệ thống của Shtora-1 hai thiết bị gây nhiễu hồng ngoại được đặt phía trước tháp pháo, 4 thiết bị cảnh báo laser và hệ thống ống phóng lựu đạn khói và một một trung tâm xử lý bằng máy tính.
Hệ thống giáp bảo vệ đa lớp của T-90A cơ bản có thể vô hiệu hóa được đạn pháo 120mm vốn được trang bị trên các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Phương Tây hay các loại tên lửa chống tăng tấn công từ phía trên nóc tháp pháo hoặc động cơ. Tuy nhiên từ khi đưa vào trang bị cho tới nay T-90 vẫn chưa thực sự tham chiến tại bất cứ cuộc xung đột nào nếu có đi nữa thì chúng vẫn đóng vai trò phụ.
Một lý do khác tạo nên sức mạnh của T-90A là hệ thống động cơ diesel V-92S2 12-cyl có công suất 950 mã lực, do đó dù có trọng lượng hơn 50 tấn nhưng T-90A vẫn có thể dễ dàng di chuyển với vận tốc tối đa 60km/h.
Tổng trọng lượng của động cơ V-92S2 12-cyl là hơn 1 tấn và có được thiết kế để có thể dễ dàng sửa chữa và thay thế trên chiến trường.
Tính tới hiện tại, Quân đội Nga đang sở hữu ít nhất 550 chiếc T-90 với nhiều biến thể khác nhau cùng với đó là hàng ngàn chiếc T-72 tạo nên bộ đôi “nắm đấm thép” cho các đơn vị bộ binh cơ giới của Quân đội Nga.
Ngoài Nga, hiện tại Ấn Độ là quốc gia sở hữu số lượng T-90 nhiều thứ hai trên thế giới với số lượng lên tới hơn 860 chiếc. Không dừng lại đó nước này đang có kế hoạch nội địa hóa dòng xe tăng chiến đấu chủ lực này theo giấy phép của Nga.
Mặc dù vẫn tiếp tục được phát triển với nhiều biến thể nâng cấp khác nhau nhưng Quân đội Nga đã ngưng toàn bộ kế hoạch mua mới những chiếc T-90 và thay vào đó là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới T-14 Armata mới được chính thức giới thiệu vào tháng 5 năm nay. Không loại trừ khả năng, sau T-90 thì T-14 Armata sẽ trở thành dòng tăng chủ lực bán chạy nhất của Nga trong tương lai 10-20 năm nữa.