Cuối những năm 1930, để phô trương sức mạnh quân sự trước các cường quốc thế giới và nhắm chiếm quyền kiểm soát mặt biển Thái Bình Dương, Nhật Bản đã khởi động việc chế tạo hai chiếc thiết giáp hạm lớp Yamato được coi là lớn nhất lịch sử thế giới. Chiếc Yamato được đưa vào biên chế ngày 16/12/1941, chỉ vài tuần sau khi diễn ra trận Trân Châu Cảng. Trong khi, chiếc thứ 2 mang tên Musashi đưa vào biên chế tháng 8/1942. Nguồn ảnh: WikiViệc hạ thủy và biên chế chiếc Yamato diễn ra êm đẹp nhưng “người anh em” Musashi thì lại trở thành một nỗi xấu hổ ê chề với Hải quân Đế quốc Nhật Bản uy danh khắp châu Á. Nguồn ảnh: WikiTheo đó, với lượng giãn nước lên tới 72.000 tấn, đáng lẽ ra Musashi cần được hạ thủy ở mặt biển lớn. Tuy nhiên, hải quân đế quốc Nhật Bản lại quyết định hạ thủy thiết giáp hạm Musashi tại một con sông ở tỉnh Nagasaki. Lượng choán nước khổng lồ của nó đã tạo ra một cơn sóng dâng cao 1,2 m, gây ngập lụt nhà dân ven sông và không khí hân hoan lúc trước hoàn toàn tắt ngúm.Nguồn ảnh: WikiNhững đợt sóng lớn do thiết giáp hạm Musashi tạo ra khi hạ thủy khiến hầu hết các tàu ở cảng lân cận bị lật úp, gây hư hại các cửa hàng và nhà dân gần đó. Người dân hốt hoảng bỏ chạy ra đường khi nước tràn vào nhà mà không hề biết nguyên nhân gây ra trận lũ là gì. Ngay sau đó, hải quân đế quốc Nhật Bản hối thúc người dân nhanh chóng quay về nhà nhưng không thể nói rõ nguyên nhân vì quá xấu hổ. Nguồn ảnh: WikiHai chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Yamato đều có kích cỡ khổng lồ với lượng giãn nước toàn tải lên tới 72.000 tấn (lớn hơn cả tàu sân bay thời bấy giờ và thậm chí là cả ngày nay, ngoại trừ lớp Nimitz của Mỹ), dài 256m, rộng 36,9m, mớn nước 11m. Nguồn ảnh: WikiCon tàu được bọc giáp dày 650mm phía trước ụ pháo, 410mm vỏ giáp hông, nghiêng 20 độ, 200mm sàn tàu trung tâm và 230mm sàn tàu phía ngoài. Nguồn ảnh: WikiVề mặt hỏa lực, lớp tàu Yamato được trang bị 9 pháo 460mm (chia làm 3 ụ, 3 khẩu/ụ ở đầu và đuôi tàu), 12 pháo 155mm (4 ụ pháo, 3 khẩu/ụ), 12 pháo 127mm (6 ụ pháo, 2 khẩu/ụ), 24 pháo phòng không 25mm (8 ụ pháo, 3 khẩu/ụ) và 4 súng máy phòng không 13,2mm (2 ụ pháo, 2 khẩu/ụ). Ngoài ra, ở đuôi tàu còn có 2 thiết bị phóng máy bay với 7 máy bay chiến đấu chứa trong tàu. Nguồn ảnh: WikiGiai đoạn cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, trước ưu thế vượt trội sức mạnh trên không của Mỹ, người Nhật buộc phải cải tiến Yamato bổ sung thêm pháo phòng không nhằm đối phó với lực lượng máy bay đông đảo của Hải quân Mỹ. Theo đó, chiếc Yamato gỡ bỏ bớt 6 pháo 155mm và nâng số pháo phòng không 25mm lên con số 162 khẩu. Về phần chiếc Musashi được trang bị 130 khẩu pháo 25mm (32 ụ, 3 khẩu/ụ). Nguồn ảnh: WikiDù vậy, việc “hiện đại hóa” này cũng không giúp giữ “sự sống” cho Musashi được lâu. Ngày 24/10/1944, nhóm tàu chiến của Nhật Bản gồm cả Musashi khi đang hành quân qua biển Sibuyan đã hứng chịu cuộc không kích khủng khiếp từ lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay Mỹ gồm 5 đợt riêng biệt. Trong ảnh là những cột nước và lửa bùng lên khi máy bay Mỹ oanh tạc Musashi. Nguồn ảnh: WikiCác máy bay Mỹ xuất phát từ tàu sân bay USS Essex, Franklin và Intrepid đã gây hư hỏng nặng cho Musashi trong 3 đợt tấn công đầu tiên. Thuyền trưởng – Chuẩn Đô đốc Inoguchi dự định làm mắc cạn con tàu để biến nó thành pháo đài nổi nhưng không còn kịp. Nguồn ảnh: WikiLúc 19h36 phút, Musashi chìm xuống lòng đại dương sau khi phải hứng chịu 17 quả bom và 9 ngư lôi. Hậu quả, 1.023 người trong tổng số 2.399 thủy thủ thiệt mạng. Phía Mỹ chỉ mất 18 máy bay trong trận này. Nguồn ảnh: Wiki
Cuối những năm 1930, để phô trương sức mạnh quân sự trước các cường quốc thế giới và nhắm chiếm quyền kiểm soát mặt biển Thái Bình Dương, Nhật Bản đã khởi động việc chế tạo hai chiếc thiết giáp hạm lớp Yamato được coi là lớn nhất lịch sử thế giới. Chiếc Yamato được đưa vào biên chế ngày 16/12/1941, chỉ vài tuần sau khi diễn ra trận Trân Châu Cảng. Trong khi, chiếc thứ 2 mang tên Musashi đưa vào biên chế tháng 8/1942. Nguồn ảnh: Wiki
Việc hạ thủy và biên chế chiếc Yamato diễn ra êm đẹp nhưng “người anh em” Musashi thì lại trở thành một nỗi xấu hổ ê chề với Hải quân Đế quốc Nhật Bản uy danh khắp châu Á. Nguồn ảnh: Wiki
Theo đó, với lượng giãn nước lên tới 72.000 tấn, đáng lẽ ra Musashi cần được hạ thủy ở mặt biển lớn. Tuy nhiên, hải quân đế quốc Nhật Bản lại quyết định hạ thủy thiết giáp hạm Musashi tại một con sông ở tỉnh Nagasaki. Lượng choán nước khổng lồ của nó đã tạo ra một cơn sóng dâng cao 1,2 m, gây ngập lụt nhà dân ven sông và không khí hân hoan lúc trước hoàn toàn tắt ngúm.Nguồn ảnh: Wiki
Những đợt sóng lớn do thiết giáp hạm Musashi tạo ra khi hạ thủy khiến hầu hết các tàu ở cảng lân cận bị lật úp, gây hư hại các cửa hàng và nhà dân gần đó. Người dân hốt hoảng bỏ chạy ra đường khi nước tràn vào nhà mà không hề biết nguyên nhân gây ra trận lũ là gì. Ngay sau đó, hải quân đế quốc Nhật Bản hối thúc người dân nhanh chóng quay về nhà nhưng không thể nói rõ nguyên nhân vì quá xấu hổ. Nguồn ảnh: Wiki
Hai chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Yamato đều có kích cỡ khổng lồ với lượng giãn nước toàn tải lên tới 72.000 tấn (lớn hơn cả tàu sân bay thời bấy giờ và thậm chí là cả ngày nay, ngoại trừ lớp Nimitz của Mỹ), dài 256m, rộng 36,9m, mớn nước 11m. Nguồn ảnh: Wiki
Con tàu được bọc giáp dày 650mm phía trước ụ pháo, 410mm vỏ giáp hông, nghiêng 20 độ, 200mm sàn tàu trung tâm và 230mm sàn tàu phía ngoài. Nguồn ảnh: Wiki
Về mặt hỏa lực, lớp tàu Yamato được trang bị 9 pháo 460mm (chia làm 3 ụ, 3 khẩu/ụ ở đầu và đuôi tàu), 12 pháo 155mm (4 ụ pháo, 3 khẩu/ụ), 12 pháo 127mm (6 ụ pháo, 2 khẩu/ụ), 24 pháo phòng không 25mm (8 ụ pháo, 3 khẩu/ụ) và 4 súng máy phòng không 13,2mm (2 ụ pháo, 2 khẩu/ụ). Ngoài ra, ở đuôi tàu còn có 2 thiết bị phóng máy bay với 7 máy bay chiến đấu chứa trong tàu. Nguồn ảnh: Wiki
Giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, trước ưu thế vượt trội sức mạnh trên không của Mỹ, người Nhật buộc phải cải tiến Yamato bổ sung thêm pháo phòng không nhằm đối phó với lực lượng máy bay đông đảo của Hải quân Mỹ. Theo đó, chiếc Yamato gỡ bỏ bớt 6 pháo 155mm và nâng số pháo phòng không 25mm lên con số 162 khẩu. Về phần chiếc Musashi được trang bị 130 khẩu pháo 25mm (32 ụ, 3 khẩu/ụ). Nguồn ảnh: Wiki
Dù vậy, việc “hiện đại hóa” này cũng không giúp giữ “sự sống” cho Musashi được lâu. Ngày 24/10/1944, nhóm tàu chiến của Nhật Bản gồm cả Musashi khi đang hành quân qua biển Sibuyan đã hứng chịu cuộc không kích khủng khiếp từ lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay Mỹ gồm 5 đợt riêng biệt. Trong ảnh là những cột nước và lửa bùng lên khi máy bay Mỹ oanh tạc Musashi. Nguồn ảnh: Wiki
Các máy bay Mỹ xuất phát từ tàu sân bay USS Essex, Franklin và Intrepid đã gây hư hỏng nặng cho Musashi trong 3 đợt tấn công đầu tiên. Thuyền trưởng – Chuẩn Đô đốc Inoguchi dự định làm mắc cạn con tàu để biến nó thành pháo đài nổi nhưng không còn kịp. Nguồn ảnh: Wiki
Lúc 19h36 phút, Musashi chìm xuống lòng đại dương sau khi phải hứng chịu 17 quả bom và 9 ngư lôi. Hậu quả, 1.023 người trong tổng số 2.399 thủy thủ thiệt mạng. Phía Mỹ chỉ mất 18 máy bay trong trận này. Nguồn ảnh: Wiki