T-80 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ ba được phát triển bởi kỹ sư Nikolay Popov và sau này là cục thiết kế Kharkiv Morozov (Ukraine) trong giai đoạn từ 1967-1975. Khoảng 5.400 xe tăng đã được sản xuất ở nhà máy Kirov, Omsk (Nga) và cả Malyshev (Ukraine). Thời điểm nó ra đời, xe tăng T-80 được xem là một trong những mẫu tăng hàng đầu thế giới, và là xe tăng số một của Quân đội Nga thời kỳ đầu hậu Liên Xô.Tuy nhiên, sau cuộc chiến tranh Chechnya lần 1, xe tăng T-80 đã để mất đi vị trí số một của mình vào T-72 và thế hệ nâng cấp sâu rộng T-90. Cho tới ngày nay, số lượng T-80 trực sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội Nga còn kém xa cả T-72. Vậy, vì sao một cỗ xe tăng từng được coi là “tuyệt tác” của Liên Xô lại mất điểm đến như vậy?Trước hết, chúng ta hãy cùng nói về những ưu điểm của xe tăng chủ lực T-80. Đây là thiết kế mang tính kế thừa từ dòng tăng cách mạng T-64 chưa bao giờ được xuất khẩu của Liên Xô. T-80 tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa về mặt công nghệ giáp bảo vệ, hỏa lực, động cơ trên cơ sở khung gầm cải tiến từ T-64.Về giáp bảo vệ, T-80 được bọc giáp kiểu compostie dày hơn T-64, gồm các lớp thép đúc + sợi thủy tinh và lớp thép đúc + phi kim, có thể chống đạn 120mm chuẩn tăng NATO. Bên cạnh đó, các biến thể T-80 sau này còn được trang bị giáp phản ứng nổ.Cùng với bộ giáp tốt là hệ thống hỏa lực cực kỳ mạnh mẽ, T-80 được trang bị pháo chính 2A46 125mm kết hợp bộ nạp đạn tự động cho tốc độ bắn nhanh 6-8 viên/phút. Xe tăng cũng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân hơn cho phép bắn chính xác khi xe tăng hành tiến. Hệ thống này tiếp tục được cải tiến tốt hơn ở các thế hệ sau đó.T-80 có khả năng bắn qua nòng pháo chính tên lửa chống tăng 9K119 Korba hay 9M119 Svir có tầm bắn 100m đến 4-5km. Ngoài ra, có thể bắn nhiều loại đạn pháo khác như đạn xuyên giáp AP, đạn nổ mạnh chống tăng HEAT, đạn nổ phá mảnh chống bộ binh HEFRAG.Ngoài hai yếu tố giáp, hỏa lực, xe tăng T-80 còn sở hữu thế mạnh đáng sợ - đó là tốc độ cực cao của nó, lên tới 70km/h (trong khi T-90 chỉ là 65km/h) so với trọng lượng 45-50 tấn nhờ động cơ tuốc bin khí công suất 1.000 mã lực GT-1000T thế hệ T-80 đầu tiên và sau đó lên tới 1.250 mã lực GTD-1250 của biến thể T-80U. Động cơ của nó cũng sử dụng được vô số loại nhiên liệu, hoạt động ổn định, tuổi thọ cao và tự loại bỏ được bụi bẩn.Tất nhiên, bất kỳ cái gì cũng có giá của nó, vì sử dụng động cơ tuốc bin khí nên T-80 ngốn nhiên liệu khủng khiếp và "hốc" ngay cả khi chỉ nằm im một chỗ.Dẫu vậy, dù cho có tốn tiền nhưng nếu giành được thắng lợi trên chiến trường vả giảm tối đa thương vong thì xe tăng T-80 vẫn đáng để đầu tư. Nhưng vết nhơ trong cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất đã khiến T-80 mất đi sự sủng ái.Tháng 12/1994, xe tăng chiến đấu chủ lực T-80B và T-80BV cùng hàng nghìn binh sĩ Nga ồ ạt tiến vào thủ phủ Grozny của Chechnya. Thay vì giành chiến thắng dễ dàng, gần 1.000 lính Nga đã tử vong và khoảng 200 xe tăng - thiết giáp bị phá hủy chỉ trong hai ngày. Các xe tăng T-80 cũng chịu thất bại nặng nề, cỗ xe tăng số 1 Quân đội Nga bị phá hủy tan tành.Tại sao lại như vậy, khi mà T-80B và T-80BV được trang bị giáp bảo vệ mạnh mẽ, trong đó T-80BV được lắp cả giáp phản ứng nổ Kontakt-1 có thể giảm thiệt hại đến khoảng 86% từ đầu đạn tên lửa 125mm, 58% với đạn HEAT, và 92% với đạn hỏa tiễn chống tăng hạng nhẹ.Hóa ra, hệ thống nạp đạn tự động Korzhina của T-80 có lỗi chết người. Thiết bị nạp đạn tự động chứa liều phóng ở vị trí thẳng đứng và chỉ được bảo vệ phần nào bởi các bánh xe. Đạn chống tăng RPG bắn trúng thân T-80 rất dễ gây cháy liều phóng và khiến chiếc xe tăng phát nổ, hư hỏng hoàn toàn.Một lỗi lớn thứ hai của T-80, giống các xe tăng đời trước, là góc nâng và hạ pháo hạn chế. Pháo tăng không thể bắn trả các phiến quân tấn công vào nó từ các tầng cao hay từ các tầng hầm. Ngoài ra, T-80 bị diệt do lỗi của tổ lái được chuẩn bị tồi khi ra trận. Họ không được huấn luyện bài bản và chiến thuật cũng rất kém.Cũng có nguồn tin cho rằng, nhiều xe tăng T-80BV tiến vào Grozny với các hộp giáp phản ứng nổ ERA rỗng tuếch, không có thuốc nổ khiến loại giáp này "có mà cũng như không". Theo một số nguồn tin khác, các binh sĩ Nga đã bán thuốc nổ trong giáp ERA để cải thiện cuộc sống thiếu thốn của họ thời hậu Xô Viết.Siêu tăng T-80 bại trận một phần cũng chính vì các chỉ huy Nga chủ quan, khinh địch không có sự phối hợp tác chiến trước trận đánh. Các binh sĩ ngồi trong xe bọc thép BMP, BTR thậm chí không chịu rời khỏi xe để tiêu diệt các mối đe dọa ẩn núp trong những tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, sau cuộc chiến, các chỉ huy Quân đội Nga nhất loạt đổ lỗi cho thiết kế xe tăng mà không chịu một phần trách nhiệm. Chính vì vậy, thay vì thay thế T-72, T-80 lại bị thay thế lại và dần mất đi vị trí số 1 rồi cả số 2 vào "tay" T-90 và T-72.
T-80 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ ba được phát triển bởi kỹ sư Nikolay Popov và sau này là cục thiết kế Kharkiv Morozov (Ukraine) trong giai đoạn từ 1967-1975. Khoảng 5.400 xe tăng đã được sản xuất ở nhà máy Kirov, Omsk (Nga) và cả Malyshev (Ukraine). Thời điểm nó ra đời, xe tăng T-80 được xem là một trong những mẫu tăng hàng đầu thế giới, và là xe tăng số một của Quân đội Nga thời kỳ đầu hậu Liên Xô.
Tuy nhiên, sau cuộc chiến tranh Chechnya lần 1, xe tăng T-80 đã để mất đi vị trí số một của mình vào T-72 và thế hệ nâng cấp sâu rộng T-90. Cho tới ngày nay, số lượng T-80 trực sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội Nga còn kém xa cả T-72. Vậy, vì sao một cỗ xe tăng từng được coi là “tuyệt tác” của Liên Xô lại mất điểm đến như vậy?
Trước hết, chúng ta hãy cùng nói về những ưu điểm của xe tăng chủ lực T-80. Đây là thiết kế mang tính kế thừa từ dòng tăng cách mạng T-64 chưa bao giờ được xuất khẩu của Liên Xô. T-80 tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa về mặt công nghệ giáp bảo vệ, hỏa lực, động cơ trên cơ sở khung gầm cải tiến từ T-64.
Về giáp bảo vệ, T-80 được bọc giáp kiểu compostie dày hơn T-64, gồm các lớp thép đúc + sợi thủy tinh và lớp thép đúc + phi kim, có thể chống đạn 120mm chuẩn tăng NATO. Bên cạnh đó, các biến thể T-80 sau này còn được trang bị giáp phản ứng nổ.
Cùng với bộ giáp tốt là hệ thống hỏa lực cực kỳ mạnh mẽ, T-80 được trang bị pháo chính 2A46 125mm kết hợp bộ nạp đạn tự động cho tốc độ bắn nhanh 6-8 viên/phút. Xe tăng cũng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân hơn cho phép bắn chính xác khi xe tăng hành tiến. Hệ thống này tiếp tục được cải tiến tốt hơn ở các thế hệ sau đó.
T-80 có khả năng bắn qua nòng pháo chính tên lửa chống tăng 9K119 Korba hay 9M119 Svir có tầm bắn 100m đến 4-5km. Ngoài ra, có thể bắn nhiều loại đạn pháo khác như đạn xuyên giáp AP, đạn nổ mạnh chống tăng HEAT, đạn nổ phá mảnh chống bộ binh HEFRAG.
Ngoài hai yếu tố giáp, hỏa lực, xe tăng T-80 còn sở hữu thế mạnh đáng sợ - đó là tốc độ cực cao của nó, lên tới 70km/h (trong khi T-90 chỉ là 65km/h) so với trọng lượng 45-50 tấn nhờ động cơ tuốc bin khí công suất 1.000 mã lực GT-1000T thế hệ T-80 đầu tiên và sau đó lên tới 1.250 mã lực GTD-1250 của biến thể T-80U. Động cơ của nó cũng sử dụng được vô số loại nhiên liệu, hoạt động ổn định, tuổi thọ cao và tự loại bỏ được bụi bẩn.
Tất nhiên, bất kỳ cái gì cũng có giá của nó, vì sử dụng động cơ tuốc bin khí nên T-80 ngốn nhiên liệu khủng khiếp và "hốc" ngay cả khi chỉ nằm im một chỗ.
Dẫu vậy, dù cho có tốn tiền nhưng nếu giành được thắng lợi trên chiến trường vả giảm tối đa thương vong thì xe tăng T-80 vẫn đáng để đầu tư. Nhưng vết nhơ trong cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất đã khiến T-80 mất đi sự sủng ái.
Tháng 12/1994, xe tăng chiến đấu chủ lực T-80B và T-80BV cùng hàng nghìn binh sĩ Nga ồ ạt tiến vào thủ phủ Grozny của Chechnya. Thay vì giành chiến thắng dễ dàng, gần 1.000 lính Nga đã tử vong và khoảng 200 xe tăng - thiết giáp bị phá hủy chỉ trong hai ngày. Các xe tăng T-80 cũng chịu thất bại nặng nề, cỗ xe tăng số 1 Quân đội Nga bị phá hủy tan tành.
Tại sao lại như vậy, khi mà T-80B và T-80BV được trang bị giáp bảo vệ mạnh mẽ, trong đó T-80BV được lắp cả giáp phản ứng nổ Kontakt-1 có thể giảm thiệt hại đến khoảng 86% từ đầu đạn tên lửa 125mm, 58% với đạn HEAT, và 92% với đạn hỏa tiễn chống tăng hạng nhẹ.
Hóa ra, hệ thống nạp đạn tự động Korzhina của T-80 có lỗi chết người. Thiết bị nạp đạn tự động chứa liều phóng ở vị trí thẳng đứng và chỉ được bảo vệ phần nào bởi các bánh xe. Đạn chống tăng RPG bắn trúng thân T-80 rất dễ gây cháy liều phóng và khiến chiếc xe tăng phát nổ, hư hỏng hoàn toàn.
Một lỗi lớn thứ hai của T-80, giống các xe tăng đời trước, là góc nâng và hạ pháo hạn chế. Pháo tăng không thể bắn trả các phiến quân tấn công vào nó từ các tầng cao hay từ các tầng hầm. Ngoài ra, T-80 bị diệt do lỗi của tổ lái được chuẩn bị tồi khi ra trận. Họ không được huấn luyện bài bản và chiến thuật cũng rất kém.
Cũng có nguồn tin cho rằng, nhiều xe tăng T-80BV tiến vào Grozny với các hộp giáp phản ứng nổ ERA rỗng tuếch, không có thuốc nổ khiến loại giáp này "có mà cũng như không". Theo một số nguồn tin khác, các binh sĩ Nga đã bán thuốc nổ trong giáp ERA để cải thiện cuộc sống thiếu thốn của họ thời hậu Xô Viết.
Siêu tăng T-80 bại trận một phần cũng chính vì các chỉ huy Nga chủ quan, khinh địch không có sự phối hợp tác chiến trước trận đánh. Các binh sĩ ngồi trong xe bọc thép BMP, BTR thậm chí không chịu rời khỏi xe để tiêu diệt các mối đe dọa ẩn núp trong những tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, sau cuộc chiến, các chỉ huy Quân đội Nga nhất loạt đổ lỗi cho thiết kế xe tăng mà không chịu một phần trách nhiệm. Chính vì vậy, thay vì thay thế T-72, T-80 lại bị thay thế lại và dần mất đi vị trí số 1 rồi cả số 2 vào "tay" T-90 và T-72.