Ngoài việc đầu tư phát triển đạn mồi bẫy trị giá hàng trăm triệu USD như MALD-J (ảnh) hay Gremlin để nâng cao khả năng sống sót của chiến hạm đối với các loại tên lửa hiện đại thì hệ thống mồi bẫy từ chiến tranh thế giới thứ II vẫn được quân đội Mỹ tin dùng. (Ảnh flickr.com)Hệ thống mồi bẫy cổ lỗ SRBOC có chức năng tạo ra một "con tàu" giả nhằm đánh lừa tên lửa diệt hạm đang tới gần, từ đó giúp tăng cơ hội sống sót cho mục tiêu cần bảo vệ. (Ảnh flickr.com)Khi tên lửa đối phương công kích, phát hiện và khóa mục tiêu thì coi như số phận chiến hạm đã được định đoạt. Cứu cánh trong tình huống này không phải súng, pháo, hay tăng tốc chạy cho nhanh mà lại là các lá nhôm rất mỏng và nhẹ được phóng ra từ các quả đạn. (Ảnh flickr.com)Do tính chất phản xạ sóng radar của các lá nhôm, radar trên hỏa tiễn sẽ xuất hiện một vật thể có kích thước lớn hơn con tàu rất nhiều và điều khiển tên lửa phóng ngay vào đám nhôm thay vì con tàu. (Ảnh flickr.com)Những lá nhôm này thật đơn giản, chúng được nén trong các cụm ống phóng trên bong tàu và phản xạ sóng ra đa cực tốt, giá thành lại rẻ nên vẫn được các quốc gia tiên tiến sử dụng. (Ảnh flickr.com)Tuy rằng đã trải qua hơn 70 năm nhưng phương tiện phản xạ loại này vẫn còn tác dụng. Có chăng hiện tại người ta không sử dụng lá nhôm nữa mà thay vào đó là sợi thủy tinh tráng nhôm đặc biệt. (Ảnh flickr.com)Những sợi thủy tinh này sẽ lở lửng trong không khí lâu hơn so với các dải lá nhôm thông thường, từ đó làm gia tăng khả năng bảo vệ con tàu khỏi sự hủy diệt của tên lửa đối hạm. Ảnh: Tàu hộ vệ cỡ nhỏ lớp Hayabusa của Nhật Bản phóng mồi bẫy (flickr.com)Phương tiện phản xạ ngẫu cực được bắn đi từ các bệ phóng đặc biệt nằm hai bên mạn trái, phải của tàu, mỗi ống phóng lại được đặt nghiêng theo các góc độ khác nhau để không gian hình thành nhiễu lớn và dày đặc hơn nhằm tăng cơ hội sống sót. (Ảnh flickr.com)
Ngoài việc đầu tư phát triển đạn mồi bẫy trị giá hàng trăm triệu USD như MALD-J (ảnh) hay Gremlin để nâng cao khả năng sống sót của chiến hạm đối với các loại tên lửa hiện đại thì hệ thống mồi bẫy từ chiến tranh thế giới thứ II vẫn được quân đội Mỹ tin dùng. (Ảnh flickr.com)
Hệ thống mồi bẫy cổ lỗ SRBOC có chức năng tạo ra một "con tàu" giả nhằm đánh lừa tên lửa diệt hạm đang tới gần, từ đó giúp tăng cơ hội sống sót cho mục tiêu cần bảo vệ. (Ảnh flickr.com)
Khi tên lửa đối phương công kích, phát hiện và khóa mục tiêu thì coi như số phận chiến hạm đã được định đoạt. Cứu cánh trong tình huống này không phải súng, pháo, hay tăng tốc chạy cho nhanh mà lại là các lá nhôm rất mỏng và nhẹ được phóng ra từ các quả đạn. (Ảnh flickr.com)
Do tính chất phản xạ sóng radar của các lá nhôm, radar trên hỏa tiễn sẽ xuất hiện một vật thể có kích thước lớn hơn con tàu rất nhiều và điều khiển tên lửa phóng ngay vào đám nhôm thay vì con tàu. (Ảnh flickr.com)
Những lá nhôm này thật đơn giản, chúng được nén trong các cụm ống phóng trên bong tàu và phản xạ sóng ra đa cực tốt, giá thành lại rẻ nên vẫn được các quốc gia tiên tiến sử dụng. (Ảnh flickr.com)
Tuy rằng đã trải qua hơn 70 năm nhưng phương tiện phản xạ loại này vẫn còn tác dụng. Có chăng hiện tại người ta không sử dụng lá nhôm nữa mà thay vào đó là sợi thủy tinh tráng nhôm đặc biệt. (Ảnh flickr.com)
Những sợi thủy tinh này sẽ lở lửng trong không khí lâu hơn so với các dải lá nhôm thông thường, từ đó làm gia tăng khả năng bảo vệ con tàu khỏi sự hủy diệt của tên lửa đối hạm. Ảnh: Tàu hộ vệ cỡ nhỏ lớp Hayabusa của Nhật Bản phóng mồi bẫy (flickr.com)
Phương tiện phản xạ ngẫu cực được bắn đi từ các bệ phóng đặc biệt nằm hai bên mạn trái, phải của tàu, mỗi ống phóng lại được đặt nghiêng theo các góc độ khác nhau để không gian hình thành nhiễu lớn và dày đặc hơn nhằm tăng cơ hội sống sót. (Ảnh flickr.com)