Theo kỹ sư người Nga Pavel Zhukov - một chuyên gia ô tô cho biết, khi nói đến các thiết bị quân sự hạng nặng của Nga, người ta không chỉ nói đến sức mạnh hỏa lực của chúng mà còn cả sức mạnh động cơ bên trong mỗi chiếc xe. Và sau đây là danh sách top 10 mẫu xe tăng-thiết giáp Nga sở hữu nền tảng động cơ mạnh mẽ nhất do chính Pavel Zhukov bầu chọn.Dẫn đầu danh sách của Zhukov là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 xương sống của Quân đội Nga. Tùy theo từng biến thể, nó được trang bị hệ thống động cơ khác nhau như T-90MS là động cơ diesel siêu tăng áp V-92S2F với 12 xi-lanh và có công suất 1.130 mã lực cùng hộp số tự động với 7 số tiến và 1 số lùi.Các biến thể T-90 của Nga đều do Tập đoàn Uralvagonzavod phát triển và được sản xuất bởi nhà máy tăng thiết giáp Nizhny Tagil, còn hệ thống động cơ lại được lắp ráp bởi công ty Chelyabinsk Tractor Plant nằm cách Nizhny Tagil 350km. Với các biến thể T-90 mới hệ thống làm mát của động cơ sẽ được cải tiến đáng kể để chúng có thể hoạt động ở môi trường có nhiệt độ cao.Mẫu phương tiện cơ giới thứ hai được Zhukov đánh giá khá cao là xe chiến đấu bộ binh BMP-2, nó được đưa vào trang bị lần đầu tiên trong năm 1980 và hoạt động cho tới tận ngày nay. BMP-2 được trang bị động cơ diesel xi-lanh, 16 lít, có công suất 300 mã lực nhưng lại có thể chở theo tới 10 binh sĩ bao gồm cả kíp lái. Ở biến thể BMP-2M, nó được trang bị lại động cơ diesel tăng áp có công suất 400 mã lực.Cái tên tiếp theo không ai khác chính là xe bọc thép chở quân tiêu chuẩn của Quân đội Nga Tigr GAZ 4x4. Tigr được xem là câu trả lời của Nga dành cho mẫu xe bọc thép Humvee của Mỹ, nó sở hữu thiết kế vượt trội hơn hẳn với động cơ diesel YaMZ-530 6 xi-lanh có công suất 300 mã lực. Một chiếc Tigr có thể chở theo tới 11 binh sĩ hoặc 1.5 tấn hàng hóa.Khrizantema-S là tổ hợp tên lửa chống tăng độc nhất vô nhị trên thế giới do Nga chế tạo, nó được phát triển dựa trên nền tảng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với vũ khí chính là 15 tên lửa chống tăng dẫn đường 9M123 với khả năng tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu cùng một lúc.Trái tim của Khrizantema-S là động cơ diesel UTD-29 10 xi-lanh có công suất 500 mã lực tương tự như trên BMP-3, nó tốc độ di chuyển tối đa là 70km/h với tầm hoạt động gần 600km.Ở vị trí thứ 5 chính là tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9K720 Iskander được Quân đội Nga đưa vào trang bị từ năm 2006 với mô tả là không thể bị đánh chặn. Nó được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 500kg hoặc vũ khí hạt nhân chiến thuật có tầm bắn tối đa 500km.9K720 Iskander được đặt trên khung gầm đặc chủng MZKT-7930 do Belarus chế tạo với động cơ diesel YaMZ-846 8 xi-lanh có công suất 500 mã lực, tải trọng tối đa của MZKT-7930 là 24 tấn với tầm hoạt động lên tới 1.000km.Dẫn đầu các phương tiện công binh trong bảng danh sách của Zhukov là mẫu cầu cơ giới tự hành MTU-20 được đặt trên khung gầm xe tăng T-55, nó mang theo cụm cầu vượt dài tới 20m và rộng 15m. MTU-20 được trang bị một động cơ diesel 39 lít, 12 xi-lanh với công suất 580 mã lực.Đối với một tổ hợp cối tự hành 120mm như 2S9 Nona-SKV thì khả năng cơ động luôn đóng vai trò quan trọng trên chiến trường và với động cơ KamAZ-7403 diesel có công suất 260 mã lực Nona-SKV có tốc độ hành quân tối đa lên tới 80km/h và 10km/h khi lội nước.Ngoài ra việc sử dụng khung gầm xe bọc thép chở quân BTR-80 cũng cho phép triển khai Nona-SKV ở nhiều địa hình khác nhau. Tầm bắn hiệu quả của mẫu cối tự hành này có thể đạt gần 13km.IMR-3M có lẽ là cái tên không xa lạ gì với công binh Nga khi nó là phương tiện cơ giới công binh chính của nước này. IMR-3M gần như là một mẫu xe công binh đa năng có thể thực hiện mọi loại nhiệm vụ hổ trợ trên chiến trường bên cạnh đó với khung gầm T-90 mạnh mẽ càng khiến nó trở nên nổi tiếng. Đi kèm IMR-3M là động cơ diesel V-84MS 12 xi-lanh với công suất 840 mã lực.Mẫu phương tiện cơ giới tiếp theo trong danh sách Zhukov là xe cứu kéo Brem-1 được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng T-72, với nhiệm vụ chính là cứu kéo và phục hồi xe tăng hoặc xe bọc thép bị hư hỏng trên chiến trường. Có một điều đặc biệt là Brem-1 cũng được trang bị động cơ diesel V-84MS có công suất lên tới 840 mã lực tương tự như IMR-3M.Đứng vị trí cuối cùng không ai khác chính là nền tảng khung gầm hạng nặng thế hệ mới Armata nền tảng tương lai cho các thiết bị quân sự hạng nặng của Nga như xe tăng chiến đấu chủ lực T-14, xe chiến đấu bộ binh T-15. Trong đó T-14 được trang bị động cơ đa nhiên liệu thế hệ mới 12H360 có công suất 1.500 mã lực do Chelyabinsk Tractor Plant phát triển kết hợp với đó là hộp số tự động.T-14 Armata có tốc độ hành quân lên tới 90km/h với tầm hoạt động 500km, khi gặp sự cố hệ thống động cơ của T-14 chỉ cân 30 phút để thay thế nếu có xe công binh chuyên dụng. Tuổi thọ của động cơ 12H360 được đánh giá cao hơn hẳn các dòng động cơ của xe tăng Nga trước đây với hơn 10.000 giờ và có thể hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau.
Theo kỹ sư người Nga Pavel Zhukov - một chuyên gia ô tô cho biết, khi nói đến các thiết bị quân sự hạng nặng của Nga, người ta không chỉ nói đến sức mạnh hỏa lực của chúng mà còn cả sức mạnh động cơ bên trong mỗi chiếc xe. Và sau đây là danh sách top 10 mẫu xe tăng-thiết giáp Nga sở hữu nền tảng động cơ mạnh mẽ nhất do chính Pavel Zhukov bầu chọn.
Dẫn đầu danh sách của Zhukov là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 xương sống của Quân đội Nga. Tùy theo từng biến thể, nó được trang bị hệ thống động cơ khác nhau như T-90MS là động cơ diesel siêu tăng áp V-92S2F với 12 xi-lanh và có công suất 1.130 mã lực cùng hộp số tự động với 7 số tiến và 1 số lùi.
Các biến thể T-90 của Nga đều do Tập đoàn Uralvagonzavod phát triển và được sản xuất bởi nhà máy tăng thiết giáp Nizhny Tagil, còn hệ thống động cơ lại được lắp ráp bởi công ty Chelyabinsk Tractor Plant nằm cách Nizhny Tagil 350km. Với các biến thể T-90 mới hệ thống làm mát của động cơ sẽ được cải tiến đáng kể để chúng có thể hoạt động ở môi trường có nhiệt độ cao.
Mẫu phương tiện cơ giới thứ hai được Zhukov đánh giá khá cao là xe chiến đấu bộ binh BMP-2, nó được đưa vào trang bị lần đầu tiên trong năm 1980 và hoạt động cho tới tận ngày nay. BMP-2 được trang bị động cơ diesel xi-lanh, 16 lít, có công suất 300 mã lực nhưng lại có thể chở theo tới 10 binh sĩ bao gồm cả kíp lái. Ở biến thể BMP-2M, nó được trang bị lại động cơ diesel tăng áp có công suất 400 mã lực.
Cái tên tiếp theo không ai khác chính là xe bọc thép chở quân tiêu chuẩn của Quân đội Nga Tigr GAZ 4x4. Tigr được xem là câu trả lời của Nga dành cho mẫu xe bọc thép Humvee của Mỹ, nó sở hữu thiết kế vượt trội hơn hẳn với động cơ diesel YaMZ-530 6 xi-lanh có công suất 300 mã lực. Một chiếc Tigr có thể chở theo tới 11 binh sĩ hoặc 1.5 tấn hàng hóa.
Khrizantema-S là tổ hợp tên lửa chống tăng độc nhất vô nhị trên thế giới do Nga chế tạo, nó được phát triển dựa trên nền tảng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với vũ khí chính là 15 tên lửa chống tăng dẫn đường 9M123 với khả năng tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Trái tim của Khrizantema-S là động cơ diesel UTD-29 10 xi-lanh có công suất 500 mã lực tương tự như trên BMP-3, nó tốc độ di chuyển tối đa là 70km/h với tầm hoạt động gần 600km.
Ở vị trí thứ 5 chính là tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9K720 Iskander được Quân đội Nga đưa vào trang bị từ năm 2006 với mô tả là không thể bị đánh chặn. Nó được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 500kg hoặc vũ khí hạt nhân chiến thuật có tầm bắn tối đa 500km.
9K720 Iskander được đặt trên khung gầm đặc chủng MZKT-7930 do Belarus chế tạo với động cơ diesel YaMZ-846 8 xi-lanh có công suất 500 mã lực, tải trọng tối đa của MZKT-7930 là 24 tấn với tầm hoạt động lên tới 1.000km.
Dẫn đầu các phương tiện công binh trong bảng danh sách của Zhukov là mẫu cầu cơ giới tự hành MTU-20 được đặt trên khung gầm xe tăng T-55, nó mang theo cụm cầu vượt dài tới 20m và rộng 15m. MTU-20 được trang bị một động cơ diesel 39 lít, 12 xi-lanh với công suất 580 mã lực.
Đối với một tổ hợp cối tự hành 120mm như 2S9 Nona-SKV thì khả năng cơ động luôn đóng vai trò quan trọng trên chiến trường và với động cơ KamAZ-7403 diesel có công suất 260 mã lực Nona-SKV có tốc độ hành quân tối đa lên tới 80km/h và 10km/h khi lội nước.
Ngoài ra việc sử dụng khung gầm xe bọc thép chở quân BTR-80 cũng cho phép triển khai Nona-SKV ở nhiều địa hình khác nhau. Tầm bắn hiệu quả của mẫu cối tự hành này có thể đạt gần 13km.
IMR-3M có lẽ là cái tên không xa lạ gì với công binh Nga khi nó là phương tiện cơ giới công binh chính của nước này. IMR-3M gần như là một mẫu xe công binh đa năng có thể thực hiện mọi loại nhiệm vụ hổ trợ trên chiến trường bên cạnh đó với khung gầm T-90 mạnh mẽ càng khiến nó trở nên nổi tiếng. Đi kèm IMR-3M là động cơ diesel V-84MS 12 xi-lanh với công suất 840 mã lực.
Mẫu phương tiện cơ giới tiếp theo trong danh sách Zhukov là xe cứu kéo Brem-1 được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng T-72, với nhiệm vụ chính là cứu kéo và phục hồi xe tăng hoặc xe bọc thép bị hư hỏng trên chiến trường. Có một điều đặc biệt là Brem-1 cũng được trang bị động cơ diesel V-84MS có công suất lên tới 840 mã lực tương tự như IMR-3M.
Đứng vị trí cuối cùng không ai khác chính là nền tảng khung gầm hạng nặng thế hệ mới Armata nền tảng tương lai cho các thiết bị quân sự hạng nặng của Nga như xe tăng chiến đấu chủ lực T-14, xe chiến đấu bộ binh T-15. Trong đó T-14 được trang bị động cơ đa nhiên liệu thế hệ mới 12H360 có công suất 1.500 mã lực do Chelyabinsk Tractor Plant phát triển kết hợp với đó là hộp số tự động.
T-14 Armata có tốc độ hành quân lên tới 90km/h với tầm hoạt động 500km, khi gặp sự cố hệ thống động cơ của T-14 chỉ cân 30 phút để thay thế nếu có xe công binh chuyên dụng. Tuổi thọ của động cơ 12H360 được đánh giá cao hơn hẳn các dòng động cơ của xe tăng Nga trước đây với hơn 10.000 giờ và có thể hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau.