Việc triển khai chiến hạm hiện đại nhất cho thấy sự quan tâm xen lẫn lo ngại của Hải quân Hoàng gia Anh với đội tàu chiến Hải quân Nga mà nhất là tàu sân bay Kuznetsov trên hành trình tới Địa Trung Hải. Ảnh: Khu trục phòng không Type 45 của Hải quân Hoàng gia Anh bám theo đội tàu Nga do hãng không mẫu hạm Kuznetsov dẫn đầu. Nguồn ảnh: QQTrong ảnh chính là khu trục hạm phòng không Type 45 mang tên HMS Dragon bám theo nhóm tàu sân bay Nga trong những ngày qua. Nguồn ảnh: QQTrên mũi tàu được sơn hình con rồng ứng với tên của con tàu – HMS Dragon (D35). Nguồn ảnh: QQHMS Dragon là chiếc tàu thứ 4 thuộc lớp khu trục hạm phòng không Type 45 (hay còn gọi là lớp Daring). Nó được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không cấp hạm đội và phòng thủ tên lửa. Ngoài ra có thể đảm nhiệm vai trò chống tàu mặt nước và tàu ngầm. Nguồn ảnh: WikipediaHMS Dragon do nhà máy BVT thực hiện chế tạo từ ngày 19/12/2005, hạ thủy vào ngày 17/11/2008 và chính thức biên chế cho hạm đội Hải quân Hoàng gia vào ngày 20/4/2012. Nguồn ảnh: WikipediaSiêu hạm HMS Dragon có lượng giãn nước toàn tải 8.500 tấn, dài 152,4m, rộng 21,2m (chỗ lớn nhất), mớn nước 7,4m. Con tàu được trang bị hệ thống động lực tuốc bin khí WR-21 và máy phát điện diesel cho tốc độ tối đa khoảng 56km/h, tầm hoạt động tối đa với tốc độ trung bình 33km/h là 13.000km. Nguồn ảnh: WikipediaCon tàu nổi bật với thiết kế thượng tầng hình kim tự tháp tối ưu cho khả năng tàng hình trong khi vẫn tích hợp được các mạng anten của hệ thống radar phòng không – phòng thủ tên lửa, radar đạo hàng và radar điều khiển hỏa lực…Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu khu trục Type 45 HMS Dragon được định danh là Sea Viper (Rắn biển) gồm 3 thành tố chính. Trong ảnh là thành tố đầu tiên - đài radar mạng pha chủ động SAMPSON làm nhiệm vụ theo dõi đường không, có khả năng phát hiện hàng trăm mục tiêu ở cự ly 400km. Khối cầu trong ảnh là "chụp" chứa anten mạng pha, có thể quay tốc độ 1 vòng/4 giây. Nguồn ảnh: WikipediaThành tố tiếp theo là đài nhìn vòng mạng pha bị động, tầm xa, 3 tham số S1850M có khả năng phát hiện tự động hoàn toàn, theo dõi đến 1.000 mục tiêu ở cự ly đến 400km. Nó có khả năng phát hiện được máy bay tàng hình, có thể theo dõi và phát hiện tên lửa đạn đạo tầm ngắn ở tầng khí quyển thấp. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là hệ thống hiển thị - phòng điều hành hệ thống phòng thủ tên lửa Sea Viper trên Type 45. Nguồn ảnh: WikipediaThành tố cuối cùng là bệ phóng thẳng đứng A50 Sylver cùng tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa Aster. Module bệ phóng thẳng đứng A50 gồm 48 ống phóng chỉ có thể cho phép triển khai các tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa họ Aster mà không thể mang loại tên lửa nào khác (ví dụ như tên lửa hành trình). Nguồn ảnh: WikipediaHiện Type 45 được triển khai hai loại tên lửa có thể lắp hỗn hợp lên A50 Sylver gồm Aster 15 chuyên tác chiến phòng không điểm và bảo vệ hạm đội có tầm phóng từ 1,7-30km có thể bắn chặn máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình...Nguồn ảnh: WikipediaVà tên lửa Aster 30 làm nhiệm vụ phòng không hạm đội và phòng thủ tên lửa diện rộng với tầm phóng 3-120km, tốc độ bay Mach 4,5, trần bắn đến 20km, có khả năng đánh chặn các mục tiêu cơ động cực cao. Hiện, nhà phát triển MBDA/Thales Group đang nỗ lực nghiên cứu phiên bản Aster 30 Block 1NT cho khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung-xa. Nguồn ảnh: WikipediaVì tập trung cho khả năng phòng không hạm đội và phòng thủ tên lửa nên hỏa lực chống hạm tàu mặt nước của Type 45 không mấy là nổi bật. Theo đó, nó chỉ được trang bị module 2 bệ phóng 8 tên lửa hành trình RGM-84 Harpoon của Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaCác hỏa lực phụ còn có pháo hạm 4.5 inch Mark 8 đạt tầm bắn 27,5km có thể làm nhiệm vụ phòng không. Nguồn ảnh: WikipediaHỏa lực phòng không tầm gần có hai bệ pháo Oerlikon 30mm, hai bệ pháo 6 nòng Phalanx CIWS, hai súng máy M134 Minigun và 6 súng máy 12,7mm. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng chú ý, dù là khu trục hạm cỡ lớn nhưng Type 45 không được trang bị bệ phóng ngư lôi mà thay vào đó chỉ có trực thăng chống ngầm hỗ trợ. Nó có thể mang trực thăng Wildcat (mang được 4 tên lửa chống hạm hoặc 2 ngư lôi) hoặc trực thăng Merlin (mang được 4 ngư lôi). Nguồn ảnh: Wikipedia
Việc triển khai chiến hạm hiện đại nhất cho thấy sự quan tâm xen lẫn lo ngại của Hải quân Hoàng gia Anh với đội tàu chiến Hải quân Nga mà nhất là tàu sân bay Kuznetsov trên hành trình tới Địa Trung Hải. Ảnh: Khu trục phòng không Type 45 của Hải quân Hoàng gia Anh bám theo đội tàu Nga do hãng không mẫu hạm Kuznetsov dẫn đầu. Nguồn ảnh: QQ
Trong ảnh chính là khu trục hạm phòng không Type 45 mang tên HMS Dragon bám theo nhóm tàu sân bay Nga trong những ngày qua. Nguồn ảnh: QQ
Trên mũi tàu được sơn hình con rồng ứng với tên của con tàu – HMS Dragon (D35). Nguồn ảnh: QQ
HMS Dragon là chiếc tàu thứ 4 thuộc lớp khu trục hạm phòng không Type 45 (hay còn gọi là lớp Daring). Nó được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không cấp hạm đội và phòng thủ tên lửa. Ngoài ra có thể đảm nhiệm vai trò chống tàu mặt nước và tàu ngầm. Nguồn ảnh: Wikipedia
HMS Dragon do nhà máy BVT thực hiện chế tạo từ ngày 19/12/2005, hạ thủy vào ngày 17/11/2008 và chính thức biên chế cho hạm đội Hải quân Hoàng gia vào ngày 20/4/2012. Nguồn ảnh: Wikipedia
Siêu hạm HMS Dragon có lượng giãn nước toàn tải 8.500 tấn, dài 152,4m, rộng 21,2m (chỗ lớn nhất), mớn nước 7,4m. Con tàu được trang bị hệ thống động lực tuốc bin khí WR-21 và máy phát điện diesel cho tốc độ tối đa khoảng 56km/h, tầm hoạt động tối đa với tốc độ trung bình 33km/h là 13.000km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Con tàu nổi bật với thiết kế thượng tầng hình kim tự tháp tối ưu cho khả năng tàng hình trong khi vẫn tích hợp được các mạng anten của hệ thống radar phòng không – phòng thủ tên lửa, radar đạo hàng và radar điều khiển hỏa lực…Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu khu trục Type 45 HMS Dragon được định danh là Sea Viper (Rắn biển) gồm 3 thành tố chính. Trong ảnh là thành tố đầu tiên - đài radar mạng pha chủ động SAMPSON làm nhiệm vụ theo dõi đường không, có khả năng phát hiện hàng trăm mục tiêu ở cự ly 400km. Khối cầu trong ảnh là "chụp" chứa anten mạng pha, có thể quay tốc độ 1 vòng/4 giây. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thành tố tiếp theo là đài nhìn vòng mạng pha bị động, tầm xa, 3 tham số S1850M có khả năng phát hiện tự động hoàn toàn, theo dõi đến 1.000 mục tiêu ở cự ly đến 400km. Nó có khả năng phát hiện được máy bay tàng hình, có thể theo dõi và phát hiện tên lửa đạn đạo tầm ngắn ở tầng khí quyển thấp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là hệ thống hiển thị - phòng điều hành hệ thống phòng thủ tên lửa Sea Viper trên Type 45. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thành tố cuối cùng là bệ phóng thẳng đứng A50 Sylver cùng tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa Aster. Module bệ phóng thẳng đứng A50 gồm 48 ống phóng chỉ có thể cho phép triển khai các tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa họ Aster mà không thể mang loại tên lửa nào khác (ví dụ như tên lửa hành trình). Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện Type 45 được triển khai hai loại tên lửa có thể lắp hỗn hợp lên A50 Sylver gồm Aster 15 chuyên tác chiến phòng không điểm và bảo vệ hạm đội có tầm phóng từ 1,7-30km có thể bắn chặn máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình...Nguồn ảnh: Wikipedia
Và tên lửa Aster 30 làm nhiệm vụ phòng không hạm đội và phòng thủ tên lửa diện rộng với tầm phóng 3-120km, tốc độ bay Mach 4,5, trần bắn đến 20km, có khả năng đánh chặn các mục tiêu cơ động cực cao. Hiện, nhà phát triển MBDA/Thales Group đang nỗ lực nghiên cứu phiên bản Aster 30 Block 1NT cho khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung-xa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Vì tập trung cho khả năng phòng không hạm đội và phòng thủ tên lửa nên hỏa lực chống hạm tàu mặt nước của Type 45 không mấy là nổi bật. Theo đó, nó chỉ được trang bị module 2 bệ phóng 8 tên lửa hành trình RGM-84 Harpoon của Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các hỏa lực phụ còn có pháo hạm 4.5 inch Mark 8 đạt tầm bắn 27,5km có thể làm nhiệm vụ phòng không. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hỏa lực phòng không tầm gần có hai bệ pháo Oerlikon 30mm, hai bệ pháo 6 nòng Phalanx CIWS, hai súng máy M134 Minigun và 6 súng máy 12,7mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, dù là khu trục hạm cỡ lớn nhưng Type 45 không được trang bị bệ phóng ngư lôi mà thay vào đó chỉ có trực thăng chống ngầm hỗ trợ. Nó có thể mang trực thăng Wildcat (mang được 4 tên lửa chống hạm hoặc 2 ngư lôi) hoặc trực thăng Merlin (mang được 4 ngư lôi). Nguồn ảnh: Wikipedia