Tờ Bưu điện Hoa Nam mới đây đã đăng tải bài viết về khả năng sử dụng chuyến bay của tàu vũ trụ Thần Châu 11 tới trạm vũ trụ Thiên Cung 2 để thử nghiệm công nghệ giao thoa nguyên tử lạnh. Tờ báo này tiết lộ, trong tương lai công nghệ này có thể được sử dụng để phát hiện tàu ngầm từ ngoài không gian. Ảnh: Tên lửa đẩy Trường Chinh của Trung Quốc dùng để phóng vệ tinh, tàu vũ trụ và trạm vũ trụ.Trả lời phỏng vấn Sputnik về tuyên bố chấn động này, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng, thiết bị với tên gọi "giao thoa nguyên tử" có thể đo lường những thay đổi nhỏ nhất trong trường hấp dẫn của Trái Đất. Về mặt lý thuyết, công nghệ này có thể được sử dụng để phát hiện những đối tượng chuyển động dưới nước.Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy rằng, thiết bị này đang hiện diện trên mô-đun quỹ đạo Thiên Cung 2 của Trung Quốc.Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 là trạm không gian thứ 2 của Trung Quốc được phóng đi vào hồi 22h04 phút giờ địa phương tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Trạm này cung cấp sự sống cho 2 phi hành gia trong tối đa 30 ngày. Một số nguồn tin cho rằng, trạm Thiên Cung 2 là một phiên bản sao chép trạm vũ trụ Salyut của Liên Xô sử dụng trong giai đoạn 1970-1980.Theo Sputnik News, giới quân sự Trung Quốc rất coi trọng vấn đề chống tàu ngầm. Cho đến nay, khía cạnh này được coi là một trong những mắt xích yếu nhất trong tiềm lực quân sự của Trung Quốc. Nếu không có lực lượng chống ngầm mạnh thì không thể bảo vệ vững chắc vùng ven biển của đất nước và các tuyến đường hàng hải quan trọng nhất, mà điều đó vô hiệu hóa những nỗ lực của Trung Quốc thành lập lực lượng hạt nhân chiến lược của hải quân.Hải quân Trung Quốc thực hiện chương trình xây dựng hàng loạt tàu hộ vệ thế hệ mới Type 056 chủ yếu cho các sứ mệnh hộ tống, các hoạt động chống tàu ngầm.Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang xây dựng mạng lưới rộng các bộ cảm biến âm thanh dưới nước (hydrophone) tương tự như hệ thống nổi tiếng của Mỹ SOSUS, nó sẽ hoạt động trong vùng biển gần chuỗi đảo thứ nhất.Cũng như những nước khác, Trung Quốc đang nghiên cứu một số phương án khác phát hiện tàu ngầm, trong đó có sử dụng các vệ tinh. "Giao thoa nguyên tử" là một trong những phương án phát hiện tàu ngầm. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ở Trung Quốc công nghệ này đã phát triển tới đâu? Công nghệ này có liên quan tới chương trình tàu vũ trụ có người lái hay không?Trung Quốc đang phát triển một số công nghệ đầy hứa hẹn để tiến hành chiến tranh chống tàu ngầm, tập trung vào việc tạo ra các hệ thống sáng tạo. Ví dụ, những phương tiện không người lái dưới nước. Rất có thể mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là tạo ra một lợi thế bất đối xứng đối với số lượng tối ưu các tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Nếu Bắc Kinh giải quyết được vấn đề đấu tranh chống tàu ngầm, ít nhất trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, thì "chiến lược phòng chống xâm nhập" của Trung Quốc sẽ lên một tầm cao mới. Nhưng, hiện nay thật khó để có thể dự đoán khi nào điều đó sẽ xảy ra…
Tờ Bưu điện Hoa Nam mới đây đã đăng tải bài viết về khả năng sử dụng chuyến bay của tàu vũ trụ Thần Châu 11 tới trạm vũ trụ Thiên Cung 2 để thử nghiệm công nghệ giao thoa nguyên tử lạnh. Tờ báo này tiết lộ, trong tương lai công nghệ này có thể được sử dụng để phát hiện tàu ngầm từ ngoài không gian. Ảnh: Tên lửa đẩy Trường Chinh của Trung Quốc dùng để phóng vệ tinh, tàu vũ trụ và trạm vũ trụ.
Trả lời phỏng vấn Sputnik về tuyên bố chấn động này, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng, thiết bị với tên gọi "giao thoa nguyên tử" có thể đo lường những thay đổi nhỏ nhất trong trường hấp dẫn của Trái Đất. Về mặt lý thuyết, công nghệ này có thể được sử dụng để phát hiện những đối tượng chuyển động dưới nước.
Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy rằng, thiết bị này đang hiện diện trên mô-đun quỹ đạo Thiên Cung 2 của Trung Quốc.
Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 là trạm không gian thứ 2 của Trung Quốc được phóng đi vào hồi 22h04 phút giờ địa phương tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Trạm này cung cấp sự sống cho 2 phi hành gia trong tối đa 30 ngày. Một số nguồn tin cho rằng, trạm Thiên Cung 2 là một phiên bản sao chép trạm vũ trụ Salyut của Liên Xô sử dụng trong giai đoạn 1970-1980.
Theo Sputnik News, giới quân sự Trung Quốc rất coi trọng vấn đề chống tàu ngầm. Cho đến nay, khía cạnh này được coi là một trong những mắt xích yếu nhất trong tiềm lực quân sự của Trung Quốc. Nếu không có lực lượng chống ngầm mạnh thì không thể bảo vệ vững chắc vùng ven biển của đất nước và các tuyến đường hàng hải quan trọng nhất, mà điều đó vô hiệu hóa những nỗ lực của Trung Quốc thành lập lực lượng hạt nhân chiến lược của hải quân.
Hải quân Trung Quốc thực hiện chương trình xây dựng hàng loạt tàu hộ vệ thế hệ mới Type 056 chủ yếu cho các sứ mệnh hộ tống, các hoạt động chống tàu ngầm.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang xây dựng mạng lưới rộng các bộ cảm biến âm thanh dưới nước (hydrophone) tương tự như hệ thống nổi tiếng của Mỹ SOSUS, nó sẽ hoạt động trong vùng biển gần chuỗi đảo thứ nhất.
Cũng như những nước khác, Trung Quốc đang nghiên cứu một số phương án khác phát hiện tàu ngầm, trong đó có sử dụng các vệ tinh. "Giao thoa nguyên tử" là một trong những phương án phát hiện tàu ngầm. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ở Trung Quốc công nghệ này đã phát triển tới đâu? Công nghệ này có liên quan tới chương trình tàu vũ trụ có người lái hay không?
Trung Quốc đang phát triển một số công nghệ đầy hứa hẹn để tiến hành chiến tranh chống tàu ngầm, tập trung vào việc tạo ra các hệ thống sáng tạo. Ví dụ, những phương tiện không người lái dưới nước. Rất có thể mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là tạo ra một lợi thế bất đối xứng đối với số lượng tối ưu các tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Nếu Bắc Kinh giải quyết được vấn đề đấu tranh chống tàu ngầm, ít nhất trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, thì "chiến lược phòng chống xâm nhập" của Trung Quốc sẽ lên một tầm cao mới. Nhưng, hiện nay thật khó để có thể dự đoán khi nào điều đó sẽ xảy ra…