Theo Nationalinterest, Trung Quốc cuối cùng đã đạt được giấc mộng dài: bảo vệ an ninh biên giới đất liền. Đến nay một trong những hướng mới của Trung Quốc là tạo ra lực lượng hải quân vừa hiện đại vừa mang tầm vóc thế giới. Để theo đuổi mục tiêu đó, Trung Quốc đang xúc tiến đóng tất cả các loại tàu từ tàu tuần tra tới tàu sân bay.
Trong số các vũ khí hải quân mới nguy hiểm nhất của Trung Quốc khi diễn ra cuộc chiến tranh trên biển là lớp tàu khu trục tên lửa Type 052C/D. Các khu trục hạm loại này được thiết kế chủ yếu thực hiện nhiều vụ phòng không, bảo vệ các phương tiện hải quân có giá trị cao như các tàu sân bay và các tàu đổ bộ tấn công. Hệ thống phòng không của các khu trục hạm này tương tự với khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ và lớp Daring của Anh.
Khu trục hạm Type 052C/D được trang bị 2 dãy hầm phóng tên lửa thẳng đứng với tổng cộng 64 tên lửa, nằm ở ngay sau ụ pháo chính 100 mm. Riêng Type 052D được thiết kế hầm phóng tên lửa đạt tiêu chuẩn bệ phóng MK 41 của Mỹ.
Các tàu chiến này được vũ trang loại tên lửa đất đối không HQ-9, một thiết kế được tin là “hậu duệ” của S-300 của Nga. Hệ thống tên lửa HQ-9 có khả năng tương tự như tên lửa đánh chặn trên biển SM-2 của Mỹ, có tốc độ tối đa gần Mach 4 và phạm vi tác chiến khoảng 200km. HQ-9 có khả năng xâm nhập rộng, đánh chặn mọi tên lửa từ tầm thấp tới các tên lửa đạn đạo.
Giống với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, Type 052C/D được trang bị bộ vũ khí khá mới lạ làm cho chúng có khả năng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào. Mỗi tàu khu trục mang theo 8 tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 với tầm bắn 280 km và có thể đánh mục tiêu ở trên đất liền.
Type 052C/D cũng được trang bị một khẩu pháo 100 mm, 2 hệ thống pháo cận chiến Type 730 cỡ 30 mm để chống lại các tên lửa và máy bay, cùng 6 ngư lôi chống ngầm. Ngoài ra còn có 4 ống phóng rocket chống ngầm có khả năng tấn công tàu ngầm từ cách xa 5-6km và mang theo 1 trực thăng loại Z-9 hoặc Ka-28. Hiện Trung Quốc có khoảng 6 chiếc Type 052C/D đã được đóng và có thể sớm đóng thêm 3 chiếc nữa.
Loại vũ khí nguy hiểm nhất tiếp theo của Trung Quốc trong hải chiến, theo Nationalinterest, là chiến đấu cơ “Cá mập bay” J-15. Đây rất có thể là hậu duệ của Su-27 Nga về mặt thiết kế, nhưng ở bên trong chủ yếu là đồ của Trung Quốc. J-15 được trang bị hệ thống radar, điện tử tìm kiếm và theo dõi mục tiêu AESA và động cơ kép WS-10, tương tự như chiến đấu cơ J-10.
Nếu cất cánh từ đất liền J-15 có thể mang theo 6 tấn vũ khí các loại nhưng khi cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh, máy bay này bị hạn chế khá nhiều hiệu năng. Đồng thời, Trung Quốc còn được cho là không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không cho J-15 cũng như các máy bay khác. J-15 hiện chỉ dành cho tàu sân bay, nhưng có thể đó sẽ là nền tảng cho ít nhất 3 phiên bản: máy bay ném bom, huấn luyện và tác chiến điện tử như mô hình máy bay EA-18G Growler của Mỹ.
Đến nay đã có khoảng 11 chiếc J-15 được sản xuất. Song đây vẫn là con số quá nhỏ để thiết kế cho một đội tác chiến của tàu sân bay.
Tàu hộ vệ Type 056 không phải là tàu vũ trang hạng nặng nhất trên thế giới, nhưng lại thuộc một trong số loại tàu đông đảo nhất. Có ít nhất khoảng 23 chiếc Type 056 được đóng, riêng trong năm 2014 đã có khoảng 10 chiếc. Dự kiến đến năm 2018 sẽ có khoảng hơn 50 chiếc tàu loại này được đóng.
Type 056 được thiết kế thành tàu chiến hạng nhẹ để thay thế các tàu tuần tra bờ biển và truy đuổi tàu ngầm cũ. Type 056 được trang bị pháo 76 mm có khả năng đánh chặn tàu và máy bay, cùng 2 hệ thống pháo điều khiển từ xa 30 mm tấn công máy bay, tên lửa và tàu nhỏ.
Đồng thời Type 056 được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa với 8 ống phóng tên lửa tầm ngắn FL-3000N, tương tự như hệ thống phòng thủ tên lửa RAM của Mỹ.
Theo Nationalinterest, Trung Quốc cuối cùng đã đạt được giấc mộng dài: bảo vệ an ninh biên giới đất liền. Đến nay một trong những hướng mới của Trung Quốc là tạo ra lực lượng hải quân vừa hiện đại vừa mang tầm vóc thế giới. Để theo đuổi mục tiêu đó, Trung Quốc đang xúc tiến đóng tất cả các loại tàu từ tàu tuần tra tới tàu sân bay.
Trong số các vũ khí hải quân mới nguy hiểm nhất của Trung Quốc khi diễn ra cuộc chiến tranh trên biển là lớp tàu khu trục tên lửa Type 052C/D. Các khu trục hạm loại này được thiết kế chủ yếu thực hiện nhiều vụ phòng không, bảo vệ các phương tiện hải quân có giá trị cao như các tàu sân bay và các tàu đổ bộ tấn công. Hệ thống phòng không của các khu trục hạm này tương tự với khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ và lớp Daring của Anh.
Khu trục hạm Type 052C/D được trang bị 2 dãy hầm phóng tên lửa thẳng đứng với tổng cộng 64 tên lửa, nằm ở ngay sau ụ pháo chính 100 mm. Riêng Type 052D được thiết kế hầm phóng tên lửa đạt tiêu chuẩn bệ phóng MK 41 của Mỹ.
Các tàu chiến này được vũ trang loại tên lửa đất đối không HQ-9, một thiết kế được tin là “hậu duệ” của S-300 của Nga. Hệ thống tên lửa HQ-9 có khả năng tương tự như tên lửa đánh chặn trên biển SM-2 của Mỹ, có tốc độ tối đa gần Mach 4 và phạm vi tác chiến khoảng 200km. HQ-9 có khả năng xâm nhập rộng, đánh chặn mọi tên lửa từ tầm thấp tới các tên lửa đạn đạo.
Giống với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, Type 052C/D được trang bị bộ vũ khí khá mới lạ làm cho chúng có khả năng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào. Mỗi tàu khu trục mang theo 8 tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 với tầm bắn 280 km và có thể đánh mục tiêu ở trên đất liền.
Type 052C/D cũng được trang bị một khẩu pháo 100 mm, 2 hệ thống pháo cận chiến Type 730 cỡ 30 mm để chống lại các tên lửa và máy bay, cùng 6 ngư lôi chống ngầm. Ngoài ra còn có 4 ống phóng rocket chống ngầm có khả năng tấn công tàu ngầm từ cách xa 5-6km và mang theo 1 trực thăng loại Z-9 hoặc Ka-28. Hiện Trung Quốc có khoảng 6 chiếc Type 052C/D đã được đóng và có thể sớm đóng thêm 3 chiếc nữa.
Loại vũ khí nguy hiểm nhất tiếp theo của Trung Quốc trong hải chiến, theo Nationalinterest, là chiến đấu cơ “Cá mập bay” J-15. Đây rất có thể là hậu duệ của Su-27 Nga về mặt thiết kế, nhưng ở bên trong chủ yếu là đồ của Trung Quốc. J-15 được trang bị hệ thống radar, điện tử tìm kiếm và theo dõi mục tiêu AESA và động cơ kép WS-10, tương tự như chiến đấu cơ J-10.
Nếu cất cánh từ đất liền J-15 có thể mang theo 6 tấn vũ khí các loại nhưng khi cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh, máy bay này bị hạn chế khá nhiều hiệu năng. Đồng thời, Trung Quốc còn được cho là không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không cho J-15 cũng như các máy bay khác. J-15 hiện chỉ dành cho tàu sân bay, nhưng có thể đó sẽ là nền tảng cho ít nhất 3 phiên bản: máy bay ném bom, huấn luyện và tác chiến điện tử như mô hình máy bay EA-18G Growler của Mỹ.
Đến nay đã có khoảng 11 chiếc J-15 được sản xuất. Song đây vẫn là con số quá nhỏ để thiết kế cho một đội tác chiến của tàu sân bay.
Tàu hộ vệ Type 056 không phải là tàu vũ trang hạng nặng nhất trên thế giới, nhưng lại thuộc một trong số loại tàu đông đảo nhất. Có ít nhất khoảng 23 chiếc Type 056 được đóng, riêng trong năm 2014 đã có khoảng 10 chiếc. Dự kiến đến năm 2018 sẽ có khoảng hơn 50 chiếc tàu loại này được đóng.
Type 056 được thiết kế thành tàu chiến hạng nhẹ để thay thế các tàu tuần tra bờ biển và truy đuổi tàu ngầm cũ. Type 056 được trang bị pháo 76 mm có khả năng đánh chặn tàu và máy bay, cùng 2 hệ thống pháo điều khiển từ xa 30 mm tấn công máy bay, tên lửa và tàu nhỏ.
Đồng thời Type 056 được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa với 8 ống phóng tên lửa tầm ngắn FL-3000N, tương tự như hệ thống phòng thủ tên lửa RAM của Mỹ.