National Interest của Mỹ cho biết, sau khi hoàn tất thương vụ mua các tổ hợp phòng không tầm xa S-300 Tehran sẽ tiếp tục mua thêm hàng loạt hệ thống vũ khí tối tân từ Nga nhằm tạo thế cân chiến lược với Mỹ và Israel. Đầu tiên có thể là biến thể xuất khẩu của tên lửa hành trình tấn công tiên tiến 3M-54 Kalibr “lưỡi gươm Caspi” của Hải quân Nga trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria.Các biến thể xuất khẩu của tên lửa hành trình 3M-54 Kalibr gồm 3M-54E và 3M54E1 là cái mà Hải quân Iran cần khi phải đối đầu với Hải quân Mỹ, và chúng là các biến thể được thiết kế dành cho nhiệm vụ chống hạm lẫn chống ngầm. Một trong những tính năng kỹ chiến thuật đặc biệt của các 3M-54 Kalibr là khả năng tích hợp trên tàu chiến cỡ nhỏ có tính cơ động cao và thiết kế này hoàn toàn phù hợp với quy mô biên đội tàu chiến của Hải quân Iran hiện tại.Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E có tầm bắn hiệu quả lên tới 220km, mang theo một đầu đạn nặng tới 200kg đủ sức gây thiệt hại nặng cho các tàu khu trục của Hải quân Mỹ. Bên cạnh đó 3M-54E cũng không thể bị đánh chặn ở pha cuối khi nó đạt tới vận tốc gấp 2.9 lần vận tốc âm thanh và bay ở độ cao cực thấp chưa tới 5m trên mặt biển.Sau tên lửa hành trình 3M-54 Kalibr, một dòng vũ khí tối tân khác mà Quân đội Iran có thể sẽ mua từ Nga là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Đây sẽ là lựa chọn tốt cho lực lượng tăng thiết giáp Iran khi vốn đang sở hữu các biến thể xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 do Liên Xô phát triển trước đây.Trong khi đó, T-90 vẫn là một trong 10 dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới và có chương trình nâng cấp đa dạng. Do đó nó xuất hiện hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới từ Algeria, Azerbaijan, Turkmenistan, Venezuela cho đến Ấn Độ. Tính tới thời điểm hiện tại Nga đã xuất khẩu hơn 1.000 chiếc T-90 và Iran sẽ là thị trường tiếp theo của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực này.Sức mạnh của T-90 hầu như là toàn diện khi nó sở hữu pháo nòng trơn 125mm có khả bắn tên lửa chống tăng có dẫn đường qua nòng, bên cạnh đó là hệ thống giáp phòng vệ thế hệ mới Arena cùng hệ thống phòng vệ chủ động TShU-1-7 Shtora-1 chống tên lửa chống tăng.Không quân Iran cũng là một trong những binh chủng cần được hiện đại hóa trong thời điểm hiện tại và tất nhiên Iran sẽ không bỏ qua cơ hội này để có được các dòng máy bay tiêm kích đa năng từ Nga như Su-30 hay Su-35. Trong đó Su-35 là ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay.Sukhoi Su-35 được xem là biến thể hiện đại hóa sâu của dòng máy bay tiêm kích Su-27 huyền thoại của Liên Xô, với hệ thống động cơ phản lực NPO Saturn AL-41F1S lực đẩy vectơ với khả năng siêu cơ động giúp nó dành ưu thế khi không chiến trên không.Được thiết kế như một mẫu tiêm kích đa năng, Su-35 có thể tấn công mọi mục tiêu từ mặt đất cho đến trên biển. Hệ thống radar quét mảng pha điện tử Irbis-E được xem là trái tim của Su-35 khi nó giúp mẫu tiêm kích đa năng này phát hiện mục tiêu đối phương từ khoảng cách 400km. Bên cạnh đó danh sách vũ khí đồ sộ mà Su-35 có thể mang theo càng làm nên sức mạnh của dòng máy chiến đấu thế hệ 4++ này của Nga.Tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ivan Gren Project 11711 là ứng cử viên tiếp theo trong danh sách vũ khí tối tân mà Iran có thể mua từ Nga trong tương lai, khi lớp tàu đổ bộ này có thể mang theo tới hơn 10 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 36 xe bọc thép hoặc 300 lính thủy đánh bộ với lượng giãn nước tối đa là 6.000 tấn.Khi đưa vào trang bị, Hải quân Iran hoàn toàn có thể triển khai nhanh lực lượng bộ binh của nước này tại bất cứ địa điểm nào trong Vịnh Ba Tư và biên đội tàu đổ bộ lớp Ivan Gren của Iran sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cán cân quân sự trong khu vực.Nhiều khả năng Iran sẽ mua ít nhất 6 tàu đổ bộ lớp Ivan Gren từ Nga, trong khi đó Hải quân Nga chỉ mới dự kiến đưa vào trang bị tối đa 2 tàu đổ bộ lớp Ivan Gren từ nay cho đến năm 2018.Mặc dù là quốc gia sở hữu các dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhiều nhất thế giới. Nhưng việc Iran mua các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn 9K720 Iskander-E biến thể dành cho xuất khẩu từ Nga là điều hoàn toàn có thể xảy ra, khi mà các tên lửa này được thiết kế để có thể tích hợp thêm nhiều loại đầu đạn khác nhau tùy vào mục đích sử dụng.Xét về mặt công nghệ 9K720 Iskander-E hoàn toàn vượt trội so với các dòng tên lửa đạn đạo của Iran, với khả năng mang theo các đầu đạn nặng từ 480-700kg và có độ chính xác cao với chỉ số sai lệch chỉ từ 5-7m so với mục tiêu.Tuy nhiên biến, thể xuất khẩu 9K720 Iskander-E lại bị giới hạn về tầm bắn tối đa chỉ với 280km thay vì 500km so với biến thể 9K720 Iskander-M đang được Quân đội Nga sử dụng. Nhưng chừng đó đã là quá đủ với Iran để có thể gây sức ép trực tiếp với Israel và thậm chí cả Mỹ.
National Interest của Mỹ cho biết, sau khi hoàn tất thương vụ mua các tổ hợp phòng không tầm xa S-300 Tehran sẽ tiếp tục mua thêm hàng loạt hệ thống vũ khí tối tân từ Nga nhằm tạo thế cân chiến lược với Mỹ và Israel. Đầu tiên có thể là biến thể xuất khẩu của tên lửa hành trình tấn công tiên tiến 3M-54 Kalibr “lưỡi gươm Caspi” của Hải quân Nga trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria.
Các biến thể xuất khẩu của tên lửa hành trình 3M-54 Kalibr gồm 3M-54E và 3M54E1 là cái mà Hải quân Iran cần khi phải đối đầu với Hải quân Mỹ, và chúng là các biến thể được thiết kế dành cho nhiệm vụ chống hạm lẫn chống ngầm. Một trong những tính năng kỹ chiến thuật đặc biệt của các 3M-54 Kalibr là khả năng tích hợp trên tàu chiến cỡ nhỏ có tính cơ động cao và thiết kế này hoàn toàn phù hợp với quy mô biên đội tàu chiến của Hải quân Iran hiện tại.
Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E có tầm bắn hiệu quả lên tới 220km, mang theo một đầu đạn nặng tới 200kg đủ sức gây thiệt hại nặng cho các tàu khu trục của Hải quân Mỹ. Bên cạnh đó 3M-54E cũng không thể bị đánh chặn ở pha cuối khi nó đạt tới vận tốc gấp 2.9 lần vận tốc âm thanh và bay ở độ cao cực thấp chưa tới 5m trên mặt biển.
Sau tên lửa hành trình 3M-54 Kalibr, một dòng vũ khí tối tân khác mà Quân đội Iran có thể sẽ mua từ Nga là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Đây sẽ là lựa chọn tốt cho lực lượng tăng thiết giáp Iran khi vốn đang sở hữu các biến thể xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 do Liên Xô phát triển trước đây.
Trong khi đó, T-90 vẫn là một trong 10 dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới và có chương trình nâng cấp đa dạng. Do đó nó xuất hiện hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới từ Algeria, Azerbaijan, Turkmenistan, Venezuela cho đến Ấn Độ. Tính tới thời điểm hiện tại Nga đã xuất khẩu hơn 1.000 chiếc T-90 và Iran sẽ là thị trường tiếp theo của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực này.
Sức mạnh của T-90 hầu như là toàn diện khi nó sở hữu pháo nòng trơn 125mm có khả bắn tên lửa chống tăng có dẫn đường qua nòng, bên cạnh đó là hệ thống giáp phòng vệ thế hệ mới Arena cùng hệ thống phòng vệ chủ động TShU-1-7 Shtora-1 chống tên lửa chống tăng.
Không quân Iran cũng là một trong những binh chủng cần được hiện đại hóa trong thời điểm hiện tại và tất nhiên Iran sẽ không bỏ qua cơ hội này để có được các dòng máy bay tiêm kích đa năng từ Nga như Su-30 hay Su-35. Trong đó Su-35 là ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay.
Sukhoi Su-35 được xem là biến thể hiện đại hóa sâu của dòng máy bay tiêm kích Su-27 huyền thoại của Liên Xô, với hệ thống động cơ phản lực NPO Saturn AL-41F1S lực đẩy vectơ với khả năng siêu cơ động giúp nó dành ưu thế khi không chiến trên không.
Được thiết kế như một mẫu tiêm kích đa năng, Su-35 có thể tấn công mọi mục tiêu từ mặt đất cho đến trên biển. Hệ thống radar quét mảng pha điện tử Irbis-E được xem là trái tim của Su-35 khi nó giúp mẫu tiêm kích đa năng này phát hiện mục tiêu đối phương từ khoảng cách 400km. Bên cạnh đó danh sách vũ khí đồ sộ mà Su-35 có thể mang theo càng làm nên sức mạnh của dòng máy chiến đấu thế hệ 4++ này của Nga.
Tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ivan Gren Project 11711 là ứng cử viên tiếp theo trong danh sách vũ khí tối tân mà Iran có thể mua từ Nga trong tương lai, khi lớp tàu đổ bộ này có thể mang theo tới hơn 10 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 36 xe bọc thép hoặc 300 lính thủy đánh bộ với lượng giãn nước tối đa là 6.000 tấn.
Khi đưa vào trang bị, Hải quân Iran hoàn toàn có thể triển khai nhanh lực lượng bộ binh của nước này tại bất cứ địa điểm nào trong Vịnh Ba Tư và biên đội tàu đổ bộ lớp Ivan Gren của Iran sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cán cân quân sự trong khu vực.
Nhiều khả năng Iran sẽ mua ít nhất 6 tàu đổ bộ lớp Ivan Gren từ Nga, trong khi đó Hải quân Nga chỉ mới dự kiến đưa vào trang bị tối đa 2 tàu đổ bộ lớp Ivan Gren từ nay cho đến năm 2018.
Mặc dù là quốc gia sở hữu các dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhiều nhất thế giới. Nhưng việc Iran mua các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn 9K720 Iskander-E biến thể dành cho xuất khẩu từ Nga là điều hoàn toàn có thể xảy ra, khi mà các tên lửa này được thiết kế để có thể tích hợp thêm nhiều loại đầu đạn khác nhau tùy vào mục đích sử dụng.
Xét về mặt công nghệ 9K720 Iskander-E hoàn toàn vượt trội so với các dòng tên lửa đạn đạo của Iran, với khả năng mang theo các đầu đạn nặng từ 480-700kg và có độ chính xác cao với chỉ số sai lệch chỉ từ 5-7m so với mục tiêu.
Tuy nhiên biến, thể xuất khẩu 9K720 Iskander-E lại bị giới hạn về tầm bắn tối đa chỉ với 280km thay vì 500km so với biến thể 9K720 Iskander-M đang được Quân đội Nga sử dụng. Nhưng chừng đó đã là quá đủ với Iran để có thể gây sức ép trực tiếp với Israel và thậm chí cả Mỹ.