Royal B.E.2: là loại máy bay chiến đấu hai tầng cánh được trang bị cho lực lượng Không quân Hoàng gia Anh vào năm 1912 cho đến khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 1, với số lượng được sản xuất lên tới 3.500 chiếc. Tuy được sản xuất với số lượng lớn nhưng B.E.2 lại có khả năng chiến đấu trên không khá tệ, cơ bản là thiết kế của mẫu máy bay này đã khá lỗi thời và không còn phù hợp cho các trận không chiến. Để có thể bù đắp được sự thiếu hụt máy bay trong chiến tranh, Quân đội Hoàng gia Anh vẫn tiếp tục giữ lại hàng ngàn chiếc B.E.2 trên chiến trường. Royal B.E.2 có thiết kế giống đa phần các loại máy bay hai tầng cánh được sản xuất vào những năm 1900, nó được trang bị một động cơ RAF-1A V8 có công suất 90 mã lực. Royal B.E.2 có trọng lượng cất cánh tối đa là 2,3 tấn với vũ khí chính gồm một súng máy Lewis và có thể mang theo 100kg bom. Tốc độ bay tối đa của Royal B.E.2 là 116km/h, với trần bay 3.000m và có thể hoạt động tối đa hơn 3 tiếng đồng hồ trên không. Brewster F2A Buffalo: là một loại máy bay tiêm kích được Quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với số lượng sản xuất hơn 500 chiếc. Nó còn một trong mẫu máy bay tiêm kích đầu tiên được sửa đổi để có thể trang bị trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Đối thủ chính của Brewster F2A Buffalo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 là hai mẫu tiêm kích Mitsubishi A6M Zero của Nhật Bản và Bf-109 của Đức. Xét về thiết kế và khả năng không chiến thì Buffalo hoàn toàn kém hơn các máy bay chiến đấu của đối phương, thậm chí nó còn được mệnh danh là “quan tài” trong lực lượng Không quân Mỹ lúc đó. Nhưng do sự thiếu hụt một lượng lớn máy bay chiến đấu trong chiến tranh, đã khiến Mỹ tiếp tục sử dụng F2A Buffalo cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc.Với thiết kế không có điểm nổi bật cũng như khả năng không chiến kém, nhưng F2A Buffalo vẫn được trang bị một động cơ Cyclone Wright R-1820-40 9 có công suất lên tới 1.200 mã lực với trọng lượng cất cánh tối đa là hơn 7 tấn. Vũ khí chính của F2A Buffalo chỉ gồm 2 súng máy M2 Browning 12,7mm, nó có vận tốc bay tối đa là 517km/h với trần bay hơn 10.000m.Lavochkin-Gorbunov-Gudkov LaGG-3: là một máy bay tiêm kích được Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới 2 và được phát triển dựa trên mẫu tiêm kích LaGG-1, nó còn là một trong những mẫu máy bay tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Liên Xô lúc đó. LaGG-3 được sử dụng chống lại lực lượng Không quân Đức trong cuộc xâm lược vào năm 1941, tổng cộng đã có hơn 6.500 chiếc LaGG-3 được chế tạo trong suốt Chiến tranh Thế giới 2.
Mặc dù được giới tướng lĩnh Liên Xô đánh giá khá cao nhưng trên thực tế LaGG-3 lại không cho kết quả như mong muốn. Nó hoàn toàn thua kém so với các máy bay tiêm kích Bf-109F trong không chiến, cả về hiệu suất lẫn thiết kế. Điểm cốt lõi là để tăng tốc độ của LaGG-3 các kỹ sư Liên Xô đã sử dụng quá nhiều chi tiết bằng gỗ trên mẫu máy bay này, chính vì thế mà LaGG-3 gần như bị vỡ tung trên không khi bị pháo MG 151/20 20mm từ những chiếc Bf-109F của Đức bắn trúng.Máy bay tiêm kích LaGG-3 được trang bị một động cơ Klimov M-105 có công suất 1.260 mã lực với trọng lượng cất cánh tối đa là hơn 3 tấn. Nó được trang bị 2 súng máy Berezin BS 12,7mm, 1 pháo ShVAK 20mm và 6 rocket RS-82 hoặc RS-132 có trọng lượng khoảng 200kg. LaGG-3 có tốc độ bay tối đa 575km/h với trần bay 9.700m và phạm vi hoạt động tối đa là 1.000km. Series máy bay chiến đấu thế kỷ: Century Series là dòng máy bay chiến đấu gồm 6 phiên bản khác nhau gồm: F-100, F-101, F-102, F-104, F-105 và F-106, được Không quân Mỹ phát triển với sự tham gia của nhiều công ty hàng không tên tuổi của Mỹ vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Các máy bay tiêm kích thuộc dòng máy bay chiến đấu Century Series đều được Quân đội Mỹ sản xuất với qui mô lớn, đáng kể nhất trong đó là F-104 và F-100 với số lượng lên tới hơn 2.000 chiếc.Tuy sở hữu một series máy bay chiến đấu đa dạng nhưng các máy bay trong dòng Century Series lại không quá nổi bật về bất cứ điểm nào, bên cạnh đó các mẫu máy bay trên đều được thiết kế với khả năng đa nhiệm nhưng lại hoạt động kém hiệu quả hơn hẳn các máy bay tiêm kích của Liên Xô khi đó.Trong lịch sử hoạt động kéo dài từ những năm 1960 đến cuối những năm 1990, series dòng máy bay tiêm kích thế kỷ của Không quân Mỹ không để lại bất cứ dấu ẩn nào trên bầu trời, mà trái lại là kèm theo nó là hàng loạt vụ tai nạn nghiêm trọng cũng như tiêu tốn hàng tỷ USD cho quá trình phát triển và sản xuất.Mikoyan-Gurevich MiG-23: mẫu máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe được Liên Xô phát triển vào những năm 1970. Đây cũng là mẫu tiêm kích đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống radar phát hiện, theo dõi, khóa, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm "nhìn" của radar. Trong suốt thời gian hoạt động của mình Liên Xô đã sản xuất tổng cộng 5.047 chiếc MiG-23.Xét về các tính năng thì MiG-23 là mẫu máy bay tiêm kích có đủ sức mạnh để hạ gục những chiếc máy bay chiến đấu F-4 và F-111 của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, mặc dù hoạt động khá tốt trong Không quân Liên Xô nhưng khi được xuất khẩu MiG-23 lại mang tai tiếng không hề nhỏ. Nhiều chiếc MiG-23 đã bị các máy bay tiêm kích Mỹ bắn hạ không ít ở khu vực Trung Đông.
MiG-23 được trang bị một động cơ phản lực Khatchaturov R-35-300 có công suất lên tới 18.850 lbf, với trọng lượng cất cánh tối đa là hơn 18 tấn. Nó được trang bị hệ thống vũ khí khá đa dạng gồm một pháo Gryazev-Shipunov GSh-23L 23 mm và được trang bị 6 giá treo vũ khí có thể mang theo 3 tấn vũ khí với các loại tên lửa không đối không hiện đại nhất của Không quân Liên Xô khi đó. MiG-23 có tốc độ bay tối đa lên tới 2.445km/h với trần bay 18.500m và có phạm vi hoạt động tối đa khi mang đầy đủ tải là 1.150km.
Royal B.E.2: là loại máy bay chiến đấu hai tầng cánh được trang bị cho lực lượng Không quân Hoàng gia Anh vào năm 1912 cho đến khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 1, với số lượng được sản xuất lên tới 3.500 chiếc.
Tuy được sản xuất với số lượng lớn nhưng B.E.2 lại có khả năng chiến đấu trên không khá tệ, cơ bản là thiết kế của mẫu máy bay này đã khá lỗi thời và không còn phù hợp cho các trận không chiến. Để có thể bù đắp được sự thiếu hụt máy bay trong chiến tranh, Quân đội Hoàng gia Anh vẫn tiếp tục giữ lại hàng ngàn chiếc B.E.2 trên chiến trường.
Royal B.E.2 có thiết kế giống đa phần các loại máy bay hai tầng cánh được sản xuất vào những năm 1900, nó được trang bị một động cơ RAF-1A V8 có công suất 90 mã lực. Royal B.E.2 có trọng lượng cất cánh tối đa là 2,3 tấn với vũ khí chính gồm một súng máy Lewis và có thể mang theo 100kg bom. Tốc độ bay tối đa của Royal B.E.2 là 116km/h, với trần bay 3.000m và có thể hoạt động tối đa hơn 3 tiếng đồng hồ trên không.
Brewster F2A Buffalo: là một loại máy bay tiêm kích được Quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với số lượng sản xuất hơn 500 chiếc. Nó còn một trong mẫu máy bay tiêm kích đầu tiên được sửa đổi để có thể trang bị trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Đối thủ chính của Brewster F2A Buffalo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 là hai mẫu tiêm kích Mitsubishi A6M Zero của Nhật Bản và Bf-109 của Đức. Xét về thiết kế và khả năng không chiến thì Buffalo hoàn toàn kém hơn các máy bay chiến đấu của đối phương, thậm chí nó còn được mệnh danh là “quan tài” trong lực lượng Không quân Mỹ lúc đó. Nhưng do sự thiếu hụt một lượng lớn máy bay chiến đấu trong chiến tranh, đã khiến Mỹ tiếp tục sử dụng F2A Buffalo cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc.
Với thiết kế không có điểm nổi bật cũng như khả năng không chiến kém, nhưng F2A Buffalo vẫn được trang bị một động cơ Cyclone Wright R-1820-40 9 có công suất lên tới 1.200 mã lực với trọng lượng cất cánh tối đa là hơn 7 tấn. Vũ khí chính của F2A Buffalo chỉ gồm 2 súng máy M2 Browning 12,7mm, nó có vận tốc bay tối đa là 517km/h với trần bay hơn 10.000m.
Lavochkin-Gorbunov-Gudkov LaGG-3: là một máy bay tiêm kích được Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới 2 và được phát triển dựa trên mẫu tiêm kích LaGG-1, nó còn là một trong những mẫu máy bay tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Liên Xô lúc đó. LaGG-3 được sử dụng chống lại lực lượng Không quân Đức trong cuộc xâm lược vào năm 1941, tổng cộng đã có hơn 6.500 chiếc LaGG-3 được chế tạo trong suốt Chiến tranh Thế giới 2.
Mặc dù được giới tướng lĩnh Liên Xô đánh giá khá cao nhưng trên thực tế LaGG-3 lại không cho kết quả như mong muốn. Nó hoàn toàn thua kém so với các máy bay tiêm kích Bf-109F trong không chiến, cả về hiệu suất lẫn thiết kế. Điểm cốt lõi là để tăng tốc độ của LaGG-3 các kỹ sư Liên Xô đã sử dụng quá nhiều chi tiết bằng gỗ trên mẫu máy bay này, chính vì thế mà LaGG-3 gần như bị vỡ tung trên không khi bị pháo MG 151/20 20mm từ những chiếc Bf-109F của Đức bắn trúng.
Máy bay tiêm kích LaGG-3 được trang bị một động cơ Klimov M-105 có công suất 1.260 mã lực với trọng lượng cất cánh tối đa là hơn 3 tấn. Nó được trang bị 2 súng máy Berezin BS 12,7mm, 1 pháo ShVAK 20mm và 6 rocket RS-82 hoặc RS-132 có trọng lượng khoảng 200kg. LaGG-3 có tốc độ bay tối đa 575km/h với trần bay 9.700m và phạm vi hoạt động tối đa là 1.000km.
Series máy bay chiến đấu thế kỷ: Century Series là dòng máy bay chiến đấu gồm 6 phiên bản khác nhau gồm: F-100, F-101, F-102, F-104, F-105 và F-106, được Không quân Mỹ phát triển với sự tham gia của nhiều công ty hàng không tên tuổi của Mỹ vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Các máy bay tiêm kích thuộc dòng máy bay chiến đấu Century Series đều được Quân đội Mỹ sản xuất với qui mô lớn, đáng kể nhất trong đó là F-104 và F-100 với số lượng lên tới hơn 2.000 chiếc.
Tuy sở hữu một series máy bay chiến đấu đa dạng nhưng các máy bay trong dòng Century Series lại không quá nổi bật về bất cứ điểm nào, bên cạnh đó các mẫu máy bay trên đều được thiết kế với khả năng đa nhiệm nhưng lại hoạt động kém hiệu quả hơn hẳn các máy bay tiêm kích của Liên Xô khi đó.
Trong lịch sử hoạt động kéo dài từ những năm 1960 đến cuối những năm 1990, series dòng máy bay tiêm kích thế kỷ của Không quân Mỹ không để lại bất cứ dấu ẩn nào trên bầu trời, mà trái lại là kèm theo nó là hàng loạt vụ tai nạn nghiêm trọng cũng như tiêu tốn hàng tỷ USD cho quá trình phát triển và sản xuất.
Mikoyan-Gurevich MiG-23: mẫu máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe được Liên Xô phát triển vào những năm 1970. Đây cũng là mẫu tiêm kích đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống radar phát hiện, theo dõi, khóa, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm "nhìn" của radar. Trong suốt thời gian hoạt động của mình Liên Xô đã sản xuất tổng cộng 5.047 chiếc MiG-23.
Xét về các tính năng thì MiG-23 là mẫu máy bay tiêm kích có đủ sức mạnh để hạ gục những chiếc máy bay chiến đấu F-4 và F-111 của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, mặc dù hoạt động khá tốt trong Không quân Liên Xô nhưng khi được xuất khẩu MiG-23 lại mang tai tiếng không hề nhỏ. Nhiều chiếc MiG-23 đã bị các máy bay tiêm kích Mỹ bắn hạ không ít ở khu vực Trung Đông.
MiG-23 được trang bị một động cơ phản lực Khatchaturov R-35-300 có công suất lên tới 18.850 lbf, với trọng lượng cất cánh tối đa là hơn 18 tấn. Nó được trang bị hệ thống vũ khí khá đa dạng gồm một pháo Gryazev-Shipunov GSh-23L 23 mm và được trang bị 6 giá treo vũ khí có thể mang theo 3 tấn vũ khí với các loại tên lửa không đối không hiện đại nhất của Không quân Liên Xô khi đó. MiG-23 có tốc độ bay tối đa lên tới 2.445km/h với trần bay 18.500m và có phạm vi hoạt động tối đa khi mang đầy đủ tải là 1.150km.