Grumman E-2 Hawkeye là dòng máy bay cảnh báo sớm có số lượng đông đảo nhất hiện nay trên thế giới, với 96 chiếc đang hoạt động trong lực lượng Hải quân Mỹ, Không quân Ai Cập, Nhật Bản, Đài Loan và trong Hải quân Pháp.Từ năm 1962, E-2 đã bắt đầu bảo đảm nhóm tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ, đóng vai trò như đơn vị kiểm soát trên không. Trải qua thời gian, E-2 đã được cải tiến nâng cấp và sản xuất rất nhiều phiên bản từ đời đầu là E-2A đến E-2B, rồi E-2C và mới nhất là E-2D.Thậm chí hệ thống phát hiện thụ động của máy bay còn giúp nó đưa ra những cảnh báo về sự xuất hiện của khí thải máy bay từ khoảng cách gấp đôi so với phạm vi phát hiện của radar.Đội quân "canh trời" di động có số lượng đông thứ hai hiện nay là Boeing E-3 AWACS, với 63 chiếc, đang hoạt động trong Không quân Mỹ, Pháp, Ả-rập, Anh và lực lượng cảnh báo sớm của NATO.Boeing E-3 bắt đầu hoạt động vào tháng 3/1977 có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát trên không, chỉ huy, điều khiển và liên lạc đối với lực lượng phòng không và chiến thuật.Radar của E-3 AWACS có khả năng quan sát 360 độ trên bầu trời ở độ cao hoạt động hơn 320 km, phát hiện và theo dõi cùng lúc các mục tiêu trên không và trên biển. Đặc biệt, Boeing E-3 đồng thời có thể phát hiện, nhận dạng, theo dõi và đánh chặn các mối đe dọa trên không.Đông thứ ba trong thế giới máy bay cảnh báo sớm là đội quân Beriev A-50 AEW&C của Nga được phát triển dựa trên Ilyushin Il-76, hiện có 29 chiếc hoạt động. Trong đó 21 chiếc thuộc lực lượng không quân Nga, còn lại Ấn Độ có 3 chiếc và Trung Quốc có 5 chiếc.Beriev A-50 AEW&C được ví chẳng khác gì "trạm radar đang bay", thậm chí hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với Tu-126. Máy bay có thể phát hiện theo dõi các chuyển động của quân đội dưới đất, các máy bay và các tên lửa hành trình đang bay ở độ cao thấp trong phạm vi 100 km.Loại máy bay cảnh báo này được thiết kế chủ yếu phối hợp hoạt động với các máy bay chiến đấu như MiG-29, MiG-31 và Su-27.Đội quân đông đảo kế tiếp thuộc về các máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 với 26 chiếc đang hoạt động trong Hải quân Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.Ka-31 được ví như một "hàng radar" bởi dưới bụng trực thăng cảnh báo sớm này được thiết hệ hàng ăng-ten rộng tới 6 mét vuông.Radar ở dưới bụng có thể gập lại khi không cần thiết. Thông thường Ka-31 có thể phát hiện vật thể có kích cỡ bằng máy bay chiến đấu từ khoảng cách 150 km, theo dõi cùng lúc 40 mục tiêu.Đứng thứ năm trong hàng ngũ máy bay cảnh báo sớm là thiết kế Saba Erieye với 20 chiếc đang hoạt động ở các nước như Thụy Điển, Brazil, Hy Lạp, Mexico, Pakistan, Thái Lan và Ả-rập.Saba Erieye trang bị hệ thống radar xung đa chế độ có khả năng bao quát một phạm vi xa 450 km và cao 20 km.Máy bay có khả năng phát hiện một loạt các mục tiêu từ tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu, tàu biển và đặc biệt có hệ thống tự động theo dõi các mục tiêu ưu tiên cùng hệ thống nhận diện bạn và thù.
Grumman E-2 Hawkeye là dòng máy bay cảnh báo sớm có số lượng đông đảo nhất hiện nay trên thế giới, với 96 chiếc đang hoạt động trong lực lượng Hải quân Mỹ, Không quân Ai Cập, Nhật Bản, Đài Loan và trong Hải quân Pháp.
Từ năm 1962, E-2 đã bắt đầu bảo đảm nhóm tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ, đóng vai trò như đơn vị kiểm soát trên không. Trải qua thời gian, E-2 đã được cải tiến nâng cấp và sản xuất rất nhiều phiên bản từ đời đầu là E-2A đến E-2B, rồi E-2C và mới nhất là E-2D.
Thậm chí hệ thống phát hiện thụ động của máy bay còn giúp nó đưa ra những cảnh báo về sự xuất hiện của khí thải máy bay từ khoảng cách gấp đôi so với phạm vi phát hiện của radar.
Đội quân "canh trời" di động có số lượng đông thứ hai hiện nay là Boeing E-3 AWACS, với 63 chiếc, đang hoạt động trong Không quân Mỹ, Pháp, Ả-rập, Anh và lực lượng cảnh báo sớm của NATO.
Boeing E-3 bắt đầu hoạt động vào tháng 3/1977 có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát trên không, chỉ huy, điều khiển và liên lạc đối với lực lượng phòng không và chiến thuật.
Radar của E-3 AWACS có khả năng quan sát 360 độ trên bầu trời ở độ cao hoạt động hơn 320 km, phát hiện và theo dõi cùng lúc các mục tiêu trên không và trên biển. Đặc biệt, Boeing E-3 đồng thời có thể phát hiện, nhận dạng, theo dõi và đánh chặn các mối đe dọa trên không.
Đông thứ ba trong thế giới máy bay cảnh báo sớm là đội quân Beriev A-50 AEW&C của Nga được phát triển dựa trên Ilyushin Il-76, hiện có 29 chiếc hoạt động. Trong đó 21 chiếc thuộc lực lượng không quân Nga, còn lại Ấn Độ có 3 chiếc và Trung Quốc có 5 chiếc.
Beriev A-50 AEW&C được ví chẳng khác gì "trạm radar đang bay", thậm chí hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với Tu-126. Máy bay có thể phát hiện theo dõi các chuyển động của quân đội dưới đất, các máy bay và các tên lửa hành trình đang bay ở độ cao thấp trong phạm vi 100 km.
Loại máy bay cảnh báo này được thiết kế chủ yếu phối hợp hoạt động với các máy bay chiến đấu như MiG-29, MiG-31 và Su-27.
Đội quân đông đảo kế tiếp thuộc về các máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 với 26 chiếc đang hoạt động trong Hải quân Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.
Ka-31 được ví như một "hàng radar" bởi dưới bụng trực thăng cảnh báo sớm này được thiết hệ hàng ăng-ten rộng tới 6 mét vuông.
Radar ở dưới bụng có thể gập lại khi không cần thiết. Thông thường Ka-31 có thể phát hiện vật thể có kích cỡ bằng máy bay chiến đấu từ khoảng cách 150 km, theo dõi cùng lúc 40 mục tiêu.
Đứng thứ năm trong hàng ngũ máy bay cảnh báo sớm là thiết kế Saba Erieye với 20 chiếc đang hoạt động ở các nước như Thụy Điển, Brazil, Hy Lạp, Mexico, Pakistan, Thái Lan và Ả-rập.
Saba Erieye trang bị hệ thống radar xung đa chế độ có khả năng bao quát một phạm vi xa 450 km và cao 20 km.
Máy bay có khả năng phát hiện một loạt các mục tiêu từ tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu, tàu biển và đặc biệt có hệ thống tự động theo dõi các mục tiêu ưu tiên cùng hệ thống nhận diện bạn và thù.