Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, bộ này đã ký hợp đồng trị giá 470 triệu USD với Tập đoàn MiG mua 16 tiêm kích đa năng hạng nhẹ MiG-29SMT cho Không quân Nga.
Với hợp đồng mới này, tương lai gần Không quân Nga sẽ có tổng cộng 44 chiếc MiG-29SMT mới giúp bổ sung phần nào việc duy trì sức mạnh trên không cho Không quân Nga.
MiG-29SMT là gói nâng cấp lớn dành cho thế hệ đời đầu MiG-29 được phát triển từ giữa những năm 2000 có sử dụng một số công nghệ của biến thể MiG-29M (hay còn gọi là MiG-33) được phát triển từ giữa những năm 1980 tới 1990. Trong ảnh là một mẫu MiG-29SMT với màu sơn ngụy trang khác biệt hiện nay bay thử nghiệm năm 2005.
MiG-29SMT đã khắc phục được một loạt nhược điểm của thế hệ đầu MiG-29 gồm: tầm bay (xa hơn), tải trọng vũ khí (lớn hơn) và khả năng mang vũ khí thông minh cho phép thực hiện nhiều nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
Được thiết kế dựa trên khung sườn cũ nên giải pháp tối ưu nhằm tăng tầm bay cho MiG-29SMT là việc nhà thiết kế đã lắp đặt thêm thùng nhiên liệu bổ sung trên lưng máy bay mở rộng. Việc này giúp máy bay đạt phạm vi hoạt động tới 2.100km chỉ với nhiên liệu bên trong.
Buồng lái MiG-29SMT được hiện đại hóa với đặc điểm rõ nhất là xuất hiện của 2 màn hình màu LCD 6x8in hiển thị thông tin tình trạng bay, vũ khí…
Nâng cấp mạnh nhất ở hệ thống điện tử trên MiG-29SMT là trang bị radar điều khiển hỏa lực mới Zhuk-M cải tiến bộ xử lý tín hiệu và đạt tầm trinh sát tới 120km trong chế độ không đối không (có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tham chiến với 4 mục tiêu) hoặc 300km với chế độ không đối hải phát hiện mục tiêu kích cỡ tương đương tàu khu trục hoặc 25km với chế độ không đối đất phát hiện mục tiêu xe tăng.
Việc nâng cấp ở hệ thống điện tử đem lại cho MiG-29SMT khả năng mang vác hầu hết vũ khí chính xác cao của nước Nga. Khác với thế hệ trước, MiG-29SMT giờ đây có thể mang tên lửa đối không tầm trung - xa dẫn đường bằng radar chủ động R-77, tên lửa không đối đất Kh-29T/TE, tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A, tên lửa chống radar Kh-31P và các loại bom có điều khiển.
Đặc biệt, tải trọng vũ khí của MiG-29SMT đã tăng từ 3,5 tấn (biến thể đầu) lên tới 4,5 tấn với 7 giá treo (6 trên cánh và 1 dưới bụng thường lắp thùng dầu phụ). Với những nâng cấp đáng giá như vậy, MiG-29SMT hoàn toàn có thể đối đầu ngang ngửa với tiêm kích thế hệ 4 của phương Tây.
MiG-29SMT trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực RD-33 cho tốc độ bay tối đa khoảng 2.600km/h, trần bay gần 18.000m.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, bộ này đã ký hợp đồng trị giá 470 triệu USD với Tập đoàn MiG mua 16 tiêm kích đa năng hạng nhẹ MiG-29SMT cho Không quân Nga.
Với hợp đồng mới này, tương lai gần Không quân Nga sẽ có tổng cộng 44 chiếc MiG-29SMT mới giúp bổ sung phần nào việc duy trì sức mạnh trên không cho Không quân Nga.
MiG-29SMT là gói nâng cấp lớn dành cho thế hệ đời đầu MiG-29 được phát triển từ giữa những năm 2000 có sử dụng một số công nghệ của biến thể MiG-29M (hay còn gọi là MiG-33) được phát triển từ giữa những năm 1980 tới 1990. Trong ảnh là một mẫu MiG-29SMT với màu sơn ngụy trang khác biệt hiện nay bay thử nghiệm năm 2005.
MiG-29SMT đã khắc phục được một loạt nhược điểm của thế hệ đầu MiG-29 gồm: tầm bay (xa hơn), tải trọng vũ khí (lớn hơn) và khả năng mang vũ khí thông minh cho phép thực hiện nhiều nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
Được thiết kế dựa trên khung sườn cũ nên giải pháp tối ưu nhằm tăng tầm bay cho MiG-29SMT là việc nhà thiết kế đã lắp đặt thêm thùng nhiên liệu bổ sung trên lưng máy bay mở rộng. Việc này giúp máy bay đạt phạm vi hoạt động tới 2.100km chỉ với nhiên liệu bên trong.
Buồng lái MiG-29SMT được hiện đại hóa với đặc điểm rõ nhất là xuất hiện của 2 màn hình màu LCD 6x8in hiển thị thông tin tình trạng bay, vũ khí…
Nâng cấp mạnh nhất ở hệ thống điện tử trên MiG-29SMT là trang bị radar điều khiển hỏa lực mới Zhuk-M cải tiến bộ xử lý tín hiệu và đạt tầm trinh sát tới 120km trong chế độ không đối không (có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tham chiến với 4 mục tiêu) hoặc 300km với chế độ không đối hải phát hiện mục tiêu kích cỡ tương đương tàu khu trục hoặc 25km với chế độ không đối đất phát hiện mục tiêu xe tăng.
Việc nâng cấp ở hệ thống điện tử đem lại cho MiG-29SMT khả năng mang vác hầu hết vũ khí chính xác cao của nước Nga. Khác với thế hệ trước, MiG-29SMT giờ đây có thể mang tên lửa đối không tầm trung - xa dẫn đường bằng radar chủ động R-77, tên lửa không đối đất Kh-29T/TE, tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A, tên lửa chống radar Kh-31P và các loại bom có điều khiển.
Đặc biệt, tải trọng vũ khí của MiG-29SMT đã tăng từ 3,5 tấn (biến thể đầu) lên tới 4,5 tấn với 7 giá treo (6 trên cánh và 1 dưới bụng thường lắp thùng dầu phụ).
Với những nâng cấp đáng giá như vậy, MiG-29SMT hoàn toàn có thể đối đầu ngang ngửa với tiêm kích thế hệ 4 của phương Tây.
MiG-29SMT trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực RD-33 cho tốc độ bay tối đa khoảng 2.600km/h, trần bay gần 18.000m.