Theo Business Insider, Không quân Mỹ đang sử dụng tới 39 loạt máy bay quân sự khác nhau trong biên chế. Mỗi chiếc trong số chúng đều sở hữu sức mạnh khác nhau. Thậm chí trong một dòng máy bay cũng có nhiều biến thể dành cho từng loại nhiệm vụ. Chính điều này đã giúp Mỹ sở hữu sức mạnh không quân hàng đầu thế giới. Dưới đây là 39 dòng máy bay quân sự đang được Không quân Mỹ sử dụng do Business Insider tổng hợp. Nguồn ảnh: Business Insider.Đứng đầu trong danh sách là A-10 Thunderbolt II - dòng cường kích tấn công mặt đất thành công nhất trong lịch sử Không quân Mỹ, nó được thiết kế dành cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực trên không và có thể hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Nguồn ảnh: Business Insider.Sau A-10 là - AC-130 biến thể cường kích hạng nặng của dòng máy bay vận tải quân sự C-130. Giống như A-10, nhiệm vụ của chính của cũng là hổ trợ hỏa lực trên không cho các đơn vị mặt đất tuy nhiên thay vì sử dụng tên lửa nó lại sử dụng pháo tự động và súng máy hạng nặng. Nguồn ảnh: Business Insider.Tiếp theo là máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B Lancer - một trong những dòng máy bay ném bom chủ lực của Không quân Mỹ. B-1B có khả năng mang theo tới 34 tấn bom hoặc vũ khí dẫn đường chính xác với tải trọng tối đa đứng đầu các mẫu máy bay ném bom của Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: Business Insider.Ngay sau B-1B là dòng máy bay ném bom chiến lược tàng hình duy nhất trên thế giới B-2 Spirit, bên cạnh việc triển khai các loại vũ khí thông thường nó còn được sử dụng để triển khai vũ khí hạt nhân nhờ vào thiết kế đặc biệt mình. B-2 có tải trọng mang bom tối đa là tầm 18 tấn. Nguồn ảnh: Business Insider.Cái tên tiếp theo là dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa lâu đời nhất của Không quân Mỹ B-52 Stratofortress, nó được đưa vào trang bị từ những năm 1950 và hoạt động liên tục cho đến tận ngày nay. B-52 có thể mang theo tới 27 tấn vũ khí các loại từ thông thường cho đến vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: Business Insider.Dòng máy bay vận tải quân sự phổ biến nhất của Không quân Mỹ hiện này là C-130 Hercules với nhiệm vụ chính là vận tải binh sĩ và trang thiết bị quân sự, nó cũng có thể cất hạ cánh ở nhiều loại địa hình khác hoặc ở khu vực có đường băng ngắn. Bên cạnh nhiệm vụ vận tải C-130 còn được phát triển thành một số biến thể khác như AC-130U và WC-130 Hercules. Nguồn ảnh: Business Insider.Tiếp theo là C-17 Globemaster III dòng máy bay vận tải quân sự hạng nặng của Không quân Mỹ, nó có khả năng mang theo tới hơn 77 tấn hàng hóa các loại hoặc 100 lính dù cho nhiệm vụ đổ bộ đường không. Nguồn ảnh: Business Insider.Trong ảnh là máy bay C-20H được nâng cấp từ dòng máy bay thương mại C-20, nhiệm vụ chính của nó là chuyên chở các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ hoặc Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: Business Insider.Một mẫu máy bay thương mại khác được cải tạo của Không Mỹ là C-21 tuy nhiên nó được sử dụng cho các trường hợp di tản khẩn cấp khi xảy ra các tình huống an ninh. Nguồn ảnh: Business Insider.Tiếp theo là C-32 hay còn được gọi là "Air Force Two” - nó được sử dụng để chuyên chở các quan chức cấp cao thuộc lưỡng viện Quốc hội Mỹ, Đệ nhất Phu nhân hay các thành viên nội các. Nguồn ảnh: Business Insider.Một mẫu chuyên cơ khác dành cho các quan chức Lầu Năm Góc là C-37A đôi khi nó cũng được các quan chức chính phủ Mỹ sử dụng. Nguồn ảnh: Business Insider.Nếu C-32 là chuyên cơ dành cho các quan chức cấp cao nhất của chính phủ hay quốc hội Mỹ thì C-40B/C lại là chuyên cơ dành cho tướng lĩnh và chỉ huy cấp cao của Quân đội Mỹ. Đôi khi nó cũng được sử dụng chuyên chở các quan chức dân sự. Nguồn ảnh: Business Insider.Nếu C-130 là dòng máy bay vận tải quân sự phổ biến nhất của Mỹ thì C-5 Galaxy lại là dòng máy bay vận tải quân sự lớn nhất, nó có khả năng mang theo tới hơn 122 tấn hàng hóa các loại hoặc gần 200 lính dù cho nhiệm vụ đổ bộ đường không. Nguồn ảnh: Business Insider.Trong ảnh là CV-22 Osprey dòng máy bay vận tải quân sự đa năng của Không quân Mỹ nó có thể cất hạ cánh như một máy bay trực thăng và bay tốc độ cao như một máy bay cánh cố định. CV-22 thường được trang bị cho các đơn vị tác chiến đặc biệt hoặc hổ trợ không vận. Nguồn ảnh: Business Insider.Mở đầu dòng máy bay tác chiến điện tử là E-3 Sentry (AWACS) - loại máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không hiện đại nhất của Không quân Mỹ, nó có tầm hoạt động lên tới 7.400km trong đó phạm vi hoạt động hiệu quả của hệ thống radar AN/APY-2 trên E-3 lên tới 400km. Nguồn ảnh: Business Insider.Trong ảnh là E-4B trung tâm chỉ huy trên không dành cho nội các nội chính phủ Mỹ bao gồm cả tổng thống và các tham mưu trưởng quân đội trong trường hợp an ninh khẩn cấp. Nguồn ảnh: Business Insider.E-8C Joint Stars dòng máy bay trinh sát điện tử, chỉ huy và giám sát trên không của Không quân Mỹ, nó còn được ví như là radar bay trong các dòng máy bay tác chiến điện tử. Nguồn ảnh: Business Insider.Trong ảnh là E-9A một mẫu máy bay giám sát thử nghiệm vũ khí của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Business Insider.Một biến thể khác của C-130 là EC-130J Commando Solo biến thể tác chiến điện tử và chỉ huy trên không dành cho lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ, nó cũng có thể hoạt động như một thiết bị phát sóng vô tuyến trên không với một số kênh radio FM, truyền hình và một số hình thức truyền thông khác. Nguồn ảnh: Business Insider.
Theo Business Insider, Không quân Mỹ đang sử dụng tới 39 loạt máy bay quân sự khác nhau trong biên chế. Mỗi chiếc trong số chúng đều sở hữu sức mạnh khác nhau. Thậm chí trong một dòng máy bay cũng có nhiều biến thể dành cho từng loại nhiệm vụ. Chính điều này đã giúp Mỹ sở hữu sức mạnh không quân hàng đầu thế giới. Dưới đây là 39 dòng máy bay quân sự đang được Không quân Mỹ sử dụng do Business Insider tổng hợp. Nguồn ảnh: Business Insider.
Đứng đầu trong danh sách là A-10 Thunderbolt II - dòng cường kích tấn công mặt đất thành công nhất trong lịch sử Không quân Mỹ, nó được thiết kế dành cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực trên không và có thể hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Nguồn ảnh: Business Insider.
Sau A-10 là - AC-130 biến thể cường kích hạng nặng của dòng máy bay vận tải quân sự C-130. Giống như A-10, nhiệm vụ của chính của cũng là hổ trợ hỏa lực trên không cho các đơn vị mặt đất tuy nhiên thay vì sử dụng tên lửa nó lại sử dụng pháo tự động và súng máy hạng nặng. Nguồn ảnh: Business Insider.
Tiếp theo là máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B Lancer - một trong những dòng máy bay ném bom chủ lực của Không quân Mỹ. B-1B có khả năng mang theo tới 34 tấn bom hoặc vũ khí dẫn đường chính xác với tải trọng tối đa đứng đầu các mẫu máy bay ném bom của Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: Business Insider.
Ngay sau B-1B là dòng máy bay ném bom chiến lược tàng hình duy nhất trên thế giới B-2 Spirit, bên cạnh việc triển khai các loại vũ khí thông thường nó còn được sử dụng để triển khai vũ khí hạt nhân nhờ vào thiết kế đặc biệt mình. B-2 có tải trọng mang bom tối đa là tầm 18 tấn. Nguồn ảnh: Business Insider.
Cái tên tiếp theo là dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa lâu đời nhất của Không quân Mỹ B-52 Stratofortress, nó được đưa vào trang bị từ những năm 1950 và hoạt động liên tục cho đến tận ngày nay. B-52 có thể mang theo tới 27 tấn vũ khí các loại từ thông thường cho đến vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: Business Insider.
Dòng máy bay vận tải quân sự phổ biến nhất của Không quân Mỹ hiện này là C-130 Hercules với nhiệm vụ chính là vận tải binh sĩ và trang thiết bị quân sự, nó cũng có thể cất hạ cánh ở nhiều loại địa hình khác hoặc ở khu vực có đường băng ngắn. Bên cạnh nhiệm vụ vận tải C-130 còn được phát triển thành một số biến thể khác như AC-130U và WC-130 Hercules. Nguồn ảnh: Business Insider.
Tiếp theo là C-17 Globemaster III dòng máy bay vận tải quân sự hạng nặng của Không quân Mỹ, nó có khả năng mang theo tới hơn 77 tấn hàng hóa các loại hoặc 100 lính dù cho nhiệm vụ đổ bộ đường không. Nguồn ảnh: Business Insider.
Trong ảnh là máy bay C-20H được nâng cấp từ dòng máy bay thương mại C-20, nhiệm vụ chính của nó là chuyên chở các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ hoặc Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: Business Insider.
Một mẫu máy bay thương mại khác được cải tạo của Không Mỹ là C-21 tuy nhiên nó được sử dụng cho các trường hợp di tản khẩn cấp khi xảy ra các tình huống an ninh. Nguồn ảnh: Business Insider.
Tiếp theo là C-32 hay còn được gọi là "Air Force Two” - nó được sử dụng để chuyên chở các quan chức cấp cao thuộc lưỡng viện Quốc hội Mỹ, Đệ nhất Phu nhân hay các thành viên nội các. Nguồn ảnh: Business Insider.
Một mẫu chuyên cơ khác dành cho các quan chức Lầu Năm Góc là C-37A đôi khi nó cũng được các quan chức chính phủ Mỹ sử dụng. Nguồn ảnh: Business Insider.
Nếu C-32 là chuyên cơ dành cho các quan chức cấp cao nhất của chính phủ hay quốc hội Mỹ thì C-40B/C lại là chuyên cơ dành cho tướng lĩnh và chỉ huy cấp cao của Quân đội Mỹ. Đôi khi nó cũng được sử dụng chuyên chở các quan chức dân sự. Nguồn ảnh: Business Insider.
Nếu C-130 là dòng máy bay vận tải quân sự phổ biến nhất của Mỹ thì C-5 Galaxy lại là dòng máy bay vận tải quân sự lớn nhất, nó có khả năng mang theo tới hơn 122 tấn hàng hóa các loại hoặc gần 200 lính dù cho nhiệm vụ đổ bộ đường không. Nguồn ảnh: Business Insider.
Trong ảnh là CV-22 Osprey dòng máy bay vận tải quân sự đa năng của Không quân Mỹ nó có thể cất hạ cánh như một máy bay trực thăng và bay tốc độ cao như một máy bay cánh cố định. CV-22 thường được trang bị cho các đơn vị tác chiến đặc biệt hoặc hổ trợ không vận. Nguồn ảnh: Business Insider.
Mở đầu dòng máy bay tác chiến điện tử là E-3 Sentry (AWACS) - loại máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không hiện đại nhất của Không quân Mỹ, nó có tầm hoạt động lên tới 7.400km trong đó phạm vi hoạt động hiệu quả của hệ thống radar AN/APY-2 trên E-3 lên tới 400km. Nguồn ảnh: Business Insider.
Trong ảnh là E-4B trung tâm chỉ huy trên không dành cho nội các nội chính phủ Mỹ bao gồm cả tổng thống và các tham mưu trưởng quân đội trong trường hợp an ninh khẩn cấp. Nguồn ảnh: Business Insider.
E-8C Joint Stars dòng máy bay trinh sát điện tử, chỉ huy và giám sát trên không của Không quân Mỹ, nó còn được ví như là radar bay trong các dòng máy bay tác chiến điện tử. Nguồn ảnh: Business Insider.
Trong ảnh là E-9A một mẫu máy bay giám sát thử nghiệm vũ khí của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Business Insider.
Một biến thể khác của C-130 là EC-130J Commando Solo biến thể tác chiến điện tử và chỉ huy trên không dành cho lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ, nó cũng có thể hoạt động như một thiết bị phát sóng vô tuyến trên không với một số kênh radio FM, truyền hình và một số hình thức truyền thông khác. Nguồn ảnh: Business Insider.