Xuất hiện trên chiến trường từ giữa năm 1944, tiêm kích phản lực Me 262 của Đức quốc xã đã khiến cho Liên Xô và quân đồng minh vô cùng hốt hoảng trước bước tiến vượt bậc công nghệ hàng không của người Đức. Trang bị động cơ tuốc bin phản lực, Me 262 có thể đạt tốc độ tối đa 900km/h, leo cao 1.200m/phút vượt trội hoàn toàn các máy bay cánh quạt của quân đồng minh.Sự nguy hiểm của Me 262 đã khiến cho nhiều quốc gia trong liên minh chống phát xít bắt tay vào việc tìm ra cách đánh, vũ khí mới đối phó với tiêm kích phản lực đầu tiên trên thế giới. Với Liên Xô, một trong những phương án được vạch ra là phát triển ngay một máy bay chiến đấu phản lực để đối đầu với Me 262. Các cục thiết kế cùng nhà sáng chế máy bay lừng danh Liên Xô khi đó là Lavochkin, Sukhoi, Yakovlev và Mikoyan đã đồng loạt tham gia chương trình này.Cục thiết kế MiG mở màn với dự án đầy tham vọng là tiêm kích động cơ phản lực MiG I-250 (hay còn gọi là MiG-13) được khởi động ngay trong năm 1944.Nhìn bề ngoài, MiG I-250 tương tự các dòng tiêm kích động cơ dùng cánh quạt đẩy thời bấy giới với bố trí thân cánh theo qui ước thay vì là tiêm kích phản lực như Me 262.Hình ảnh đồ họa này cho thấy rõ thiết kế đặc biệt của MiG I-250 về động lực. Cụ thể, nó sử dụng động cơ phản lực thế hệ đầu Klimov VK-107R công nghệ V-12 pít tông theo quy ước và có động cơ cánh quạt ở phía đầu. Động cơ cánh quạt được gắn với động cơ phản lực nhờ trục truyền lực tới máy nén của động cơ phản lực VRDK phía sau. Với thiết kế động lực độc đáo như vậy, MiG I-250 có thể đạt vận tốc tối đa là 825km/h nhưng không thể duy trì quá 10 phút, tầm bay 1.380km, trần bay 11,9km, vận tốc leo cao 1.086m/phút.Ngày 3/3/1945, nguyên mẫu MiG I-250 thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, nhưng chỉ 4 tháng sau đó mẫu này bị phá hủy sau một vụ tai nạn. Diễn biến nhanh chóng của cuộc CTTG 2 đã khiến cho dự án MiG I-250 không còn quá cần thân. Cùng với việc gặp nhiều vấn đề nên sau cùng chương trình MiG I-250 chính thức bị hủy bỏ năm 1947. Ảnh: Động cơ piston VK-107R.Cùng thời điểm MiG triển khai chương trình MiG I-250 thì OKB Sukhoi cũng khởi động dự án Su-5 (hoặc gọi là I-107) với thiết kế lai ghép động cơ cánh quạt và động cơ phản lực tương tự cách làm của MiG. Ảnh động cơ piston V12 VK-107A được sử dụng cho chương trình tiêm kích phản lực Sukhoi Su-5.Với sự kết hợp giữa động cơ cánh quạt VK-107A và động cơ phản lực VRDK 2,9kN, Su-5 được cho là đạt tốc độ tối đa 810km/h, tầm bay 600km, trần bay 12.000m, leo cao 5.000m trong 5,7 phút.Tuy nhiên cũng như MiG I-250, dự án Su-5 gặp nhiều vấn đề với động lực VK-107. Sau cuộc bay thử nghiệm trong tháng 10/1945, chương trình Su-5 chính thức bị hủy bỏ. Rốt cuộc cho tới tháng 4/1945, Liên Xô dù giành chiến thẳng chung cuộc nhưng vẫn không tìm ra được loại máy bay đủ sức đối đầu với tiêm kích Me 262.
Xuất hiện trên chiến trường từ giữa năm 1944, tiêm kích phản lực Me 262 của Đức quốc xã đã khiến cho Liên Xô và quân đồng minh vô cùng hốt hoảng trước bước tiến vượt bậc công nghệ hàng không của người Đức. Trang bị động cơ tuốc bin phản lực, Me 262 có thể đạt tốc độ tối đa 900km/h, leo cao 1.200m/phút vượt trội hoàn toàn các máy bay cánh quạt của quân đồng minh.
Sự nguy hiểm của Me 262 đã khiến cho nhiều quốc gia trong liên minh chống phát xít bắt tay vào việc tìm ra cách đánh, vũ khí mới đối phó với tiêm kích phản lực đầu tiên trên thế giới. Với Liên Xô, một trong những phương án được vạch ra là phát triển ngay một máy bay chiến đấu phản lực để đối đầu với Me 262. Các cục thiết kế cùng nhà sáng chế máy bay lừng danh Liên Xô khi đó là Lavochkin, Sukhoi, Yakovlev và Mikoyan đã đồng loạt tham gia chương trình này.
Cục thiết kế MiG mở màn với dự án đầy tham vọng là tiêm kích động cơ phản lực MiG I-250 (hay còn gọi là MiG-13) được khởi động ngay trong năm 1944.
Nhìn bề ngoài, MiG I-250 tương tự các dòng tiêm kích động cơ dùng cánh quạt đẩy thời bấy giới với bố trí thân cánh theo qui ước thay vì là tiêm kích phản lực như Me 262.
Hình ảnh đồ họa này cho thấy rõ thiết kế đặc biệt của MiG I-250 về động lực. Cụ thể, nó sử dụng động cơ phản lực thế hệ đầu Klimov VK-107R công nghệ V-12 pít tông theo quy ước và có động cơ cánh quạt ở phía đầu. Động cơ cánh quạt được gắn với động cơ phản lực nhờ trục truyền lực tới máy nén của động cơ phản lực VRDK phía sau. Với thiết kế động lực độc đáo như vậy, MiG I-250 có thể đạt vận tốc tối đa là 825km/h nhưng không thể duy trì quá 10 phút, tầm bay 1.380km, trần bay 11,9km, vận tốc leo cao 1.086m/phút.
Ngày 3/3/1945, nguyên mẫu MiG I-250 thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, nhưng chỉ 4 tháng sau đó mẫu này bị phá hủy sau một vụ tai nạn. Diễn biến nhanh chóng của cuộc CTTG 2 đã khiến cho dự án MiG I-250 không còn quá cần thân. Cùng với việc gặp nhiều vấn đề nên sau cùng chương trình MiG I-250 chính thức bị hủy bỏ năm 1947. Ảnh: Động cơ piston VK-107R.
Cùng thời điểm MiG triển khai chương trình MiG I-250 thì OKB Sukhoi cũng khởi động dự án Su-5 (hoặc gọi là I-107) với thiết kế lai ghép động cơ cánh quạt và động cơ phản lực tương tự cách làm của MiG. Ảnh động cơ piston V12 VK-107A được sử dụng cho chương trình tiêm kích phản lực Sukhoi Su-5.
Với sự kết hợp giữa động cơ cánh quạt VK-107A và động cơ phản lực VRDK 2,9kN, Su-5 được cho là đạt tốc độ tối đa 810km/h, tầm bay 600km, trần bay 12.000m, leo cao 5.000m trong 5,7 phút.
Tuy nhiên cũng như MiG I-250, dự án Su-5 gặp nhiều vấn đề với động lực VK-107. Sau cuộc bay thử nghiệm trong tháng 10/1945, chương trình Su-5 chính thức bị hủy bỏ. Rốt cuộc cho tới tháng 4/1945, Liên Xô dù giành chiến thẳng chung cuộc nhưng vẫn không tìm ra được loại máy bay đủ sức đối đầu với tiêm kích Me 262.