Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc hiện nay vốn dĩ được cải tạo từ tàu sân bay cũ mang tên Varyag của Hải quân Liên Xô. Năm 1985, nhà máy đóng tàu Nam Nikolayev (Ukraine) khởi đóng tàu sân bay Varyag thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov. Tuy nhiên, khi chưa kịp hoàn thành thì Liên Xô sụp đổ, con tàu không bao giờ được hoàn thiện. Năm 1998, Ukraine bán chiếc Varyag cho công ty du lịch Chong Lot (trụ sở tại Hong Kong) với “giá rẻ như cho”, 20 triệu USD.
Giữa năm 2000, Chonglot đã thuê đội tàu kéo đông đảo của công ty Hà Lan kéo xác tàu Varyag về Trung Quốc (giá thuê khoảng 5 triệu USD). Trong ảnh là chiếc Varyag trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến hành trình này kéo dài gần 2 năm vượt 28.200km trên biển để về tới nhà máy Đại Liên vào ngày 3/3/2002. Trong ảnh là thân xác tàn tạ của con tàu sau nhiều hơn 10 năm phơi sương phơi gió.
Varyag khi đó không khác một con tàu chết khi nó chỉ là vỏ rỗng, không có hệ thống máy móc bên trong. Công ty Chong Lot khi mua chiếc Varyag tuyên bố là biến nó thành công viên giải trí tương tự như đã làm với tàu sân bay Minsk và Kiev. Tuy nhiên, con tàu đã được đưa về Đại Liên để cải tạo thành tàu sân bay.
Mặt trên của boong phóng máy bay đã hoàn thiện, dường như khi cải tạo thành tàu Liêu Ninh toàn bộ mặt boong vẫn được giữ nguyên.
Chân vịt của tàu.
Theo một số nguồn tin, đầu tháng 6/2005, thân tàu Varyag bắt đầu chuyển lên dock khô ở Đại Liên và bắt đầu quá trình sửa chữa. Trong nhiều năm, người ta gọi con tàu này là Thi Lang.
Không rõ việc sửa chữa con tàu tốn bao nhiều tỉ USD nhưng mọi phần việc này Trung Quốc đều tự thực hiện.
Tuy nhiên, vẫn có những công nghệ mà Trung Quốc buộc phải “nhờ vả” nước ngoài như tiêm kích hạm cho tàu sân bay và bộ cáp hãm đà giúp máy bay hạ cánh. Hai công nghệ này, Trung Quốc đã mua thành công từ Ukraine mẫu thiết kế, trên cơ sở đó họ đã sao chép công nghệ. Tàu sân bay Liêu Ninh khi được hạ thủy và bắt đầu hoàn thiện các phần mặt boong, cấu trúc thượng tầng và các hạng mục khác.
Toàn bộ con tàu lúc nãy đã được sơn sửa, đã có sức sống hơn là ngày mà con tàu tới Trung Quốc.
Sau 7 năm cải tạo, ngày 23/9/2012, tàu sân bay Varyag được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc. Cũng trong buổi lễ nhận bàn giao, con tàu chính thức có tên mới là Liêu Ninh (CV-16).
Ngày 25/11/2012, tiêm kích hạm J-15 lần đầu cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh. Từ đó tới nay, J-15 đã 2 lần thực hiện cất hạ cánh trên tàu. Tuy nhiên, để con tàu có thể đi vào trực chiến hoàn toàn thì Trung Quốc còn rất nhiều phần việc phải thực hiện.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc hiện nay vốn dĩ được cải tạo từ tàu sân bay cũ mang tên Varyag của Hải quân Liên Xô. Năm 1985, nhà máy đóng tàu Nam Nikolayev (Ukraine) khởi đóng tàu sân bay Varyag thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov. Tuy nhiên, khi chưa kịp hoàn thành thì Liên Xô sụp đổ, con tàu không bao giờ được hoàn thiện. Năm 1998, Ukraine bán chiếc Varyag cho công ty du lịch Chong Lot (trụ sở tại Hong Kong) với “giá rẻ như cho”, 20 triệu USD.
Giữa năm 2000, Chonglot đã thuê đội tàu kéo đông đảo của công ty Hà Lan kéo xác tàu Varyag về Trung Quốc (giá thuê khoảng 5 triệu USD). Trong ảnh là chiếc Varyag trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến hành trình này kéo dài gần 2 năm vượt 28.200km trên biển để về tới nhà máy Đại Liên vào ngày 3/3/2002. Trong ảnh là thân xác tàn tạ của con tàu sau nhiều hơn 10 năm phơi sương phơi gió.
Varyag khi đó không khác một con tàu chết khi nó chỉ là vỏ rỗng, không có hệ thống máy móc bên trong.
Công ty Chong Lot khi mua chiếc Varyag tuyên bố là biến nó thành công viên giải trí tương tự như đã làm với tàu sân bay Minsk và Kiev. Tuy nhiên, con tàu đã được đưa về Đại Liên để cải tạo thành tàu sân bay.
Mặt trên của boong phóng máy bay đã hoàn thiện, dường như khi cải tạo thành tàu Liêu Ninh toàn bộ mặt boong vẫn được giữ nguyên.
Chân vịt của tàu.
Theo một số nguồn tin, đầu tháng 6/2005, thân tàu Varyag bắt đầu chuyển lên dock khô ở Đại Liên và bắt đầu quá trình sửa chữa. Trong nhiều năm, người ta gọi con tàu này là Thi Lang.
Không rõ việc sửa chữa con tàu tốn bao nhiều tỉ USD nhưng mọi phần việc này Trung Quốc đều tự thực hiện.
Tuy nhiên, vẫn có những công nghệ mà Trung Quốc buộc phải “nhờ vả” nước ngoài như tiêm kích hạm cho tàu sân bay và bộ cáp hãm đà giúp máy bay hạ cánh. Hai công nghệ này, Trung Quốc đã mua thành công từ Ukraine mẫu thiết kế, trên cơ sở đó họ đã sao chép công nghệ.
Tàu sân bay Liêu Ninh khi được hạ thủy và bắt đầu hoàn thiện các phần mặt boong, cấu trúc thượng tầng và các hạng mục khác.
Toàn bộ con tàu lúc nãy đã được sơn sửa, đã có sức sống hơn là ngày mà con tàu tới Trung Quốc.
Sau 7 năm cải tạo, ngày 23/9/2012, tàu sân bay Varyag được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc. Cũng trong buổi lễ nhận bàn giao, con tàu chính thức có tên mới là Liêu Ninh (CV-16).
Ngày 25/11/2012, tiêm kích hạm J-15 lần đầu cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh. Từ đó tới nay, J-15 đã 2 lần thực hiện cất hạ cánh trên tàu. Tuy nhiên, để con tàu có thể đi vào trực chiến hoàn toàn thì Trung Quốc còn rất nhiều phần việc phải thực hiện.