Tờ Haaretz dẫn lời một quan chức cấp cao của chính phủ Israel tại Jerusalem cho biết, phía Nga đã chính thức xác nhận chiếc UAV xâm phạm không phận Israel hôm 17/7 tại trên Cao nguyên Golan là của nước này. Tuy nhiên, sự cố trên chỉ là một tai nạn ngoài ý muốn. Dẫu vậy, dù không xảy ra bất cứ sự cố nghiêm trọng nào nhưng sự việc 17/7 là một đòn đau đối với lực lượng phòng không Israel.Vào hôm 17/7 một máy bay không người lái (UAV) của Nga cất cánh từ một sân bay quân sự gần Damascus, Syria tiến vào biên giới Israel từ hướng bắc và bay theo hướng tây nam trong không phận Israel gần Cao nguyên Golan. Ngay lập tức lực lượng phòng không Israel đã phát hiện chiếc UAV trên nhưng mọi nỗ lực xác định danh tính của nó đều bất thành.Sau đó phía Israel đã ra quyết định bắn hạ chiếc UAV này bằng hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot PAC-2. Sẽ không có gì đáng nói nếu như chiếc UAV trên bị bắn hạ, tuy nhiên trớ trêu thay là tên lửa phòng không của Israel lại không thể làm tròn nhiệm vụ của mình.Phát ngôn viên của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết, dù đã triển khai tới hai quả tên lửa Patriot PAC-2 nhưng chúng đều không thể bắn hạ chiếc UAV "lạ". Lúc này hai chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Israel cũng được điều đến nhưng nỗ lực bắn hạ chiếc máy bay không người lái này bằng tên lửa không đối không cũng thất bại.Theo đó dù có tới ba cơ hội đến bắn hạ chiếc UAV của Nga nhưng phía Israel lại không thể làm được điều tưởng chừng như đơn giản với họ này. Ngay sau khi vụ việc trên diễn ra IDF đã mở một cuộc điều tra chính thức về sự cố lần này cũng như xác định rõ tại sao cả tên lửa phòng không lẫn không đối không của họ lại không hoạt động hiệu quả.Sau khi thoát khỏi các đợt tấn công hụt của lực lượng phòng không Israel, chiếc UAV của Nga đã quay trở lại không phận Syria. Và theo giải thích của đại diện Quân đội Nga tại Syria, sự việc trên xảy ra do sự nhầm lẫn của người điều khiển chiếc UAV này.Sự kiện hôm 17/7 theo chuyên gia phân tích Tal Inbar thuộc học viện nghiên cứu chiên lược Fisher là một đòn giáng mạnh vào khả năng bảo vệ không phận của IDF điều mà họ vốn tự hào. Mọi cuộc xung đột trong tương lai UAV sẽ càng được sử dụng nhiều hơn nữa và điều này mô hình chung sẽ tạo áp lực rất lớn lên hệ thống phòng không Israel.Trong khi đó hệ thống tên lửa phòng không Israel lại được đánh giá là hiện đại nhất thế giới các hệ thống phòng không đa lớp kết hợp nhiều loại tên lửa khác nhau từ Patriot, đến Iron Dome và mới đây nhất là David's Sling. Tuy nhiên, sau cùng chúng lại không thể bắn hạ được một chiếc UAV.Nhiệm vụ bảo vệ không phận Israel được giao cho liên đoàn máy bay chiến đấu 168 của nước này với những chiếc tiêm kích đa năng F-16, cùng với đó là một hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa Patriot PAC-2. Trước đó vào năm 2014, liên đoàn 168 từng tiến hành đánh chặn thành công một số vụ tấn công bằng rocket và xâm nhập bằng UAV vào Israel.
Tờ Haaretz dẫn lời một quan chức cấp cao của chính phủ Israel tại Jerusalem cho biết, phía Nga đã chính thức xác nhận chiếc UAV xâm phạm không phận Israel hôm 17/7 tại trên Cao nguyên Golan là của nước này. Tuy nhiên, sự cố trên chỉ là một tai nạn ngoài ý muốn. Dẫu vậy, dù không xảy ra bất cứ sự cố nghiêm trọng nào nhưng sự việc 17/7 là một đòn đau đối với lực lượng phòng không Israel.
Vào hôm 17/7 một máy bay không người lái (UAV) của Nga cất cánh từ một sân bay quân sự gần Damascus, Syria tiến vào biên giới Israel từ hướng bắc và bay theo hướng tây nam trong không phận Israel gần Cao nguyên Golan. Ngay lập tức lực lượng phòng không Israel đã phát hiện chiếc UAV trên nhưng mọi nỗ lực xác định danh tính của nó đều bất thành.
Sau đó phía Israel đã ra quyết định bắn hạ chiếc UAV này bằng hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot PAC-2. Sẽ không có gì đáng nói nếu như chiếc UAV trên bị bắn hạ, tuy nhiên trớ trêu thay là tên lửa phòng không của Israel lại không thể làm tròn nhiệm vụ của mình.
Phát ngôn viên của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết, dù đã triển khai tới hai quả tên lửa Patriot PAC-2 nhưng chúng đều không thể bắn hạ chiếc UAV "lạ". Lúc này hai chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Israel cũng được điều đến nhưng nỗ lực bắn hạ chiếc máy bay không người lái này bằng tên lửa không đối không cũng thất bại.
Theo đó dù có tới ba cơ hội đến bắn hạ chiếc UAV của Nga nhưng phía Israel lại không thể làm được điều tưởng chừng như đơn giản với họ này. Ngay sau khi vụ việc trên diễn ra IDF đã mở một cuộc điều tra chính thức về sự cố lần này cũng như xác định rõ tại sao cả tên lửa phòng không lẫn không đối không của họ lại không hoạt động hiệu quả.
Sau khi thoát khỏi các đợt tấn công hụt của lực lượng phòng không Israel, chiếc UAV của Nga đã quay trở lại không phận Syria. Và theo giải thích của đại diện Quân đội Nga tại Syria, sự việc trên xảy ra do sự nhầm lẫn của người điều khiển chiếc UAV này.
Sự kiện hôm 17/7 theo chuyên gia phân tích Tal Inbar thuộc học viện nghiên cứu chiên lược Fisher là một đòn giáng mạnh vào khả năng bảo vệ không phận của IDF điều mà họ vốn tự hào. Mọi cuộc xung đột trong tương lai UAV sẽ càng được sử dụng nhiều hơn nữa và điều này mô hình chung sẽ tạo áp lực rất lớn lên hệ thống phòng không Israel.
Trong khi đó hệ thống tên lửa phòng không Israel lại được đánh giá là hiện đại nhất thế giới các hệ thống phòng không đa lớp kết hợp nhiều loại tên lửa khác nhau từ Patriot, đến Iron Dome và mới đây nhất là David's Sling. Tuy nhiên, sau cùng chúng lại không thể bắn hạ được một chiếc UAV.
Nhiệm vụ bảo vệ không phận Israel được giao cho liên đoàn máy bay chiến đấu 168 của nước này với những chiếc tiêm kích đa năng F-16, cùng với đó là một hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa Patriot PAC-2. Trước đó vào năm 2014, liên đoàn 168 từng tiến hành đánh chặn thành công một số vụ tấn công bằng rocket và xâm nhập bằng UAV vào Israel.