Mạng Sina của Trung Quốc gần đây đã đăng lên loạt ảnh tàu ngầm Nga đang bị phá dỡ kèm theo tiêu đề: “Tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon của Nga bị tháo dỡ bi thảm, nếu bán cho Trung Quốc thì tốt quá”.Do quân đội Nga có khó khăn về quân lực, không thể duy trì hoạt động của tàu ngầm Typhoon vốn đòi hỏi chi phí rất lớn cho nên con tàu được mệnh danh là "quái vật" này chỉ có thể tháo dỡ hoặc đem niêm cất. Mạng Sina bình luận: “Nhìn vào gã khổng lồ bị cắt thành từng mảnh, tôi không thể không tiếc. Thậm chí có cư dân mạng kiến nghị rằng thay vì cắt ra thì nên bán cho Trung Quốc”.Vì quốc gia không có tiềm lực hùng hậu nên những con tàu khổng lồ có thể hủy diệt thế giới này cũng không thoát khỏi số phận bị chết yểu. Trong khi đó mười mấy tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ được đưa vào phục vụ gần như cùng thời kỳ với tàu lớp Typhoon đến nay vẫn đang hoạt động. Sự tương phản trong số phận giữa hai loại tàu ngầm này đã nói lên nhiều điều.Một bi kịch khác là các tàu ngầm hạt nhân K-222 Lyra. Ngành công nghiệp tàu ngầm Liên Xô từng tạo ra nhiều kỷ lục mà lớp tàu ngầm Lyra là một trong số đó. Con tàu này được chế tạo bằng hợp kim titan không những có tốc độ kỷ lục mà một thời còn khiến Hải quân Mỹ phải lo lắng cao độ. Nó cũng còn có nhiều kỷ lục mà có lẽ phải đợi đến rất rất lâu nữa mới có thể bị vượt qua.Tàu ngầm Typhoon bị tháo dỡ cũng có lý do riêng của nó. Mặc dù là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới, nó không phải là có mọi khía cạnh đều đạt hiệu suất tốt nhất và cũng quá tốn kém để nâng cấp lại. Trong hình là tàu ngầm hạt nhân đã bị tháo dỡ ở căn cứ trên bán đảo Kamchatka của Nga.Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Project 667M của Liên Xô bị tháo dỡ.Một góc ảnh khác của một chiếc tàu ngầm Liên Xô bị tháo dỡ.Bãi chứa các tàu ngầm cũ hỏng của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.Nằm ở trong vòng Bắc Cực, xưởng đóng tàu Sevmash được thành lập từ đầu thập niên 1950, là xưởng chế tạo tàu ngầm bí mật của Liên Xô và cũng là nhà máy sản xuất tàu ngầm lớn nhất thế giới.Tại đây, từ đầu thập niên 1950, xưởng này bắt đầu chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp G. Sau đó lại chế tạo các lớp tàu ngầm tấn công Akula, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Typhoon và các tàu ngầm tên lửa hành trình lớp Oscar.
Mạng Sina của Trung Quốc gần đây đã đăng lên loạt ảnh tàu ngầm Nga đang bị phá dỡ kèm theo tiêu đề: “Tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon của Nga bị tháo dỡ bi thảm, nếu bán cho Trung Quốc thì tốt quá”.
Do quân đội Nga có khó khăn về quân lực, không thể duy trì hoạt động của tàu ngầm Typhoon vốn đòi hỏi chi phí rất lớn cho nên con tàu được mệnh danh là "quái vật" này chỉ có thể tháo dỡ hoặc đem niêm cất. Mạng Sina bình luận: “Nhìn vào gã khổng lồ bị cắt thành từng mảnh, tôi không thể không tiếc. Thậm chí có cư dân mạng kiến nghị rằng thay vì cắt ra thì nên bán cho Trung Quốc”.
Vì quốc gia không có tiềm lực hùng hậu nên những con tàu khổng lồ có thể hủy diệt thế giới này cũng không thoát khỏi số phận bị chết yểu. Trong khi đó mười mấy tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ được đưa vào phục vụ gần như cùng thời kỳ với tàu lớp Typhoon đến nay vẫn đang hoạt động. Sự tương phản trong số phận giữa hai loại tàu ngầm này đã nói lên nhiều điều.
Một bi kịch khác là các tàu ngầm hạt nhân K-222 Lyra. Ngành công nghiệp tàu ngầm Liên Xô từng tạo ra nhiều kỷ lục mà lớp tàu ngầm Lyra là một trong số đó. Con tàu này được chế tạo bằng hợp kim titan không những có tốc độ kỷ lục mà một thời còn khiến Hải quân Mỹ phải lo lắng cao độ. Nó cũng còn có nhiều kỷ lục mà có lẽ phải đợi đến rất rất lâu nữa mới có thể bị vượt qua.
Tàu ngầm Typhoon bị tháo dỡ cũng có lý do riêng của nó. Mặc dù là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới, nó không phải là có mọi khía cạnh đều đạt hiệu suất tốt nhất và cũng quá tốn kém để nâng cấp lại. Trong hình là tàu ngầm hạt nhân đã bị tháo dỡ ở căn cứ trên bán đảo Kamchatka của Nga.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Project 667M của Liên Xô bị tháo dỡ.
Một góc ảnh khác của một chiếc tàu ngầm Liên Xô bị tháo dỡ.
Bãi chứa các tàu ngầm cũ hỏng của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.
Nằm ở trong vòng Bắc Cực, xưởng đóng tàu Sevmash được thành lập từ đầu thập niên 1950, là xưởng chế tạo tàu ngầm bí mật của Liên Xô và cũng là nhà máy sản xuất tàu ngầm lớn nhất thế giới.
Tại đây, từ đầu thập niên 1950, xưởng này bắt đầu chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp G. Sau đó lại chế tạo các lớp tàu ngầm tấn công Akula, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Typhoon và các tàu ngầm tên lửa hành trình lớp Oscar.