Ngày 7/10/2015, bốn tàu chiến thuộc Tiểu hạm đội Caspian, Hải quân Nga đã thực hiện cuộc phóng 26 tên lửa hành trình đánh chính xác mục tiêu phiến quân IS ở Syria. Sự kiện đã gây chấn động thế giới trước sức mạnh tên lửa hành trình Nga lâu nay thường được đánh giá thấp. Trong bốn tàu phóng tên lửa, đặc biệt có sự xuất hiện của tàu chiến lớp Gepard – cùng loại với Gepard 3.9 mà Nga bán cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.Hiện Tiểu Hạm đội Caspian được trang bị hai tàu hộ vệ lớp Gepard thuộc Project 11661 (mang tên Tartastan (691) – soái hạm hạm đội) và Project 11661K (mang tên Dagestan - 693). Trong đó, chiếc Dagestan đã thực hiện cuộc phóng tên lửa hành trình 3M-14T không kích phiến quân IS hôm 7/10. Tàu chiến Gepard không kích phiến quân IS cơ bản thì có lượng giãn nước tương đương với Gepard 3.9 xuất khẩu cho Việt Nam (1.900/2.100 tấn), dài hơn 100m. Điểm khác nằm ở hình dạng thân tàu cũng như hệ thống vũ khí. Nhìn chung thì Dagestan không được kết cấu tăng khả năng tàng hình mà chủ yếu tập trung cho hệ thống vũ khí. Vì vốn dĩ, ở biển Caspian thì “đối thủ” của nước Nga gần như là không có.Cụ thể, sự khác biệt vũ khí ở đây là, ngay trước thượng tầng Gepard Việt Nam được trang bị bệ pháo – tên lửa phòng không Palma-SU, còn Gepard Dagestan thì không.Thay vào đó, tổ hợp Palma-SU của tàu chiến Dagestan được chuyển về phía đuôi tàu.Tổ hợp phòng không Palma-SU là biến thể dùng cho tàu chiến nhỏ của tổ hợp Kashtan-M, trang bị hai pháo 30mm 6 nòng AO-18KD (cơ số 1.500 viên đạn) và 8 tên lửa dẫn đường laser Sosna-R.Khoảng không gian trước thượng tầng tàu chiến Gepard Dagestan dành cho bệ phóng đứng UKSK chứa các đạn tên lửa 3M-54T, 3M-14T của tổ hợp tên lửa hành trình tấn công đa năng Kalibr.Cũng chính từ bệ phóng UKSK này ngày 7/10, Gepard Dagestan đã phóng nhiều quả tên lửa hành trình 3M-14T vượt 1.500km không kích phiến quân IS.Ảnh: Dagestan bắn thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm 3M-54T Kalibr đạt tầm bắn 440-660km.Cả tàu Gepard Việt Nam và Nga đều sử dụng hệ thống pháo hải quân AK-176 để chống mục tiêu mặt nước, trên không, mặt đất với đạn pháo 76,2mm, tốc độ bắn 120 phát/phút.Tuy nhiên, tàu chiến Gepard Nga không được trang bị các bệ pháo phòng không AK-630M.Cũng như nó và tàu “anh” Tartastan (691) không được thiết kế sân đỗ trực thăng chống ngầm. Việc lược bỏ đi sân đỗ máy bay thực tế thì cũng đúng khi mà ở vùng biển Caspian không phải là nơi hợp lý cho tàu ngầm hoạt động.
Ngày 7/10/2015, bốn tàu chiến thuộc Tiểu hạm đội Caspian, Hải quân Nga đã thực hiện cuộc phóng 26 tên lửa hành trình đánh chính xác mục tiêu phiến quân IS ở Syria. Sự kiện đã gây chấn động thế giới trước sức mạnh tên lửa hành trình Nga lâu nay thường được đánh giá thấp. Trong bốn tàu phóng tên lửa, đặc biệt có sự xuất hiện của tàu chiến lớp Gepard – cùng loại với Gepard 3.9 mà Nga bán cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Hiện Tiểu Hạm đội Caspian được trang bị hai tàu hộ vệ lớp Gepard thuộc Project 11661 (mang tên Tartastan (691) – soái hạm hạm đội) và Project 11661K (mang tên Dagestan - 693). Trong đó, chiếc Dagestan đã thực hiện cuộc phóng tên lửa hành trình 3M-14T không kích phiến quân IS hôm 7/10.
Tàu chiến Gepard không kích phiến quân IS cơ bản thì có lượng giãn nước tương đương với Gepard 3.9 xuất khẩu cho Việt Nam (1.900/2.100 tấn), dài hơn 100m. Điểm khác nằm ở hình dạng thân tàu cũng như hệ thống vũ khí. Nhìn chung thì Dagestan không được kết cấu tăng khả năng tàng hình mà chủ yếu tập trung cho hệ thống vũ khí. Vì vốn dĩ, ở biển Caspian thì “đối thủ” của nước Nga gần như là không có.
Cụ thể, sự khác biệt vũ khí ở đây là, ngay trước thượng tầng Gepard Việt Nam được trang bị bệ pháo – tên lửa phòng không Palma-SU, còn Gepard Dagestan thì không.
Thay vào đó, tổ hợp Palma-SU của tàu chiến Dagestan được chuyển về phía đuôi tàu.
Tổ hợp phòng không Palma-SU là biến thể dùng cho tàu chiến nhỏ của tổ hợp Kashtan-M, trang bị hai pháo 30mm 6 nòng AO-18KD (cơ số 1.500 viên đạn) và 8 tên lửa dẫn đường laser Sosna-R.
Khoảng không gian trước thượng tầng tàu chiến Gepard Dagestan dành cho bệ phóng đứng UKSK chứa các đạn tên lửa 3M-54T, 3M-14T của tổ hợp tên lửa hành trình tấn công đa năng Kalibr.
Cũng chính từ bệ phóng UKSK này ngày 7/10, Gepard Dagestan đã phóng nhiều quả tên lửa hành trình 3M-14T vượt 1.500km không kích phiến quân IS.
Ảnh: Dagestan bắn thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm 3M-54T Kalibr đạt tầm bắn 440-660km.
Cả tàu Gepard Việt Nam và Nga đều sử dụng hệ thống pháo hải quân AK-176 để chống mục tiêu mặt nước, trên không, mặt đất với đạn pháo 76,2mm, tốc độ bắn 120 phát/phút.
Tuy nhiên, tàu chiến Gepard Nga không được trang bị các bệ pháo phòng không AK-630M.
Cũng như nó và tàu “anh” Tartastan (691) không được thiết kế sân đỗ trực thăng chống ngầm. Việc lược bỏ đi sân đỗ máy bay thực tế thì cũng đúng khi mà ở vùng biển Caspian không phải là nơi hợp lý cho tàu ngầm hoạt động.