Xe tăng phóng tên lửa IT-1 được phát triển bởi OKB Uralvagonzavod phối kết hợp với OKB-16 do Nudelman đứng đầu từ năm 1957. Ban đầu, dự án thiết kế này được định danh là Object 150 trước khi có cái tên chính thức là IT-1.Quá trình phát triển mẫu xe tăng đặc biệt này được triển khai từ năm 1957 tới tận năm 1968. OKB Uralvagonzavod đã chọn khung gầm cơ sở xe tăng T-62 để phát triển Object 150.Xe tăng phóng tên lửa IT-1 có trọng lượng chiến đấu 34,5 tấn, dài 6,63m, rộng 3,3m, cao 2,2m, bọc giáp dày từ 80-100mm.IT-1 cũng đang trang bị tháp pháo có phần dẹt hơn so với tháp pháo xe tăng T-62, ngoài ra đương nhiên là nó không có pháo chính.Thay vào đó, bên trên và trong tháp pháo được trang bị cơ cấu bệ phóng tên lửa và các khí tài ngắm bắn hỗ trợ điều khiển tên lửa.Xe tăng phóng tên lửa IT-1 được trang bị tổ hợp tên lửa chống tăng 3M7 Drakon (tầm bắn 300m tới 3.300m ban ngày và 400-600m ban đêm, xuyên giáp dày 250mm RHA góc chạm 60 độ) và súng máy PTK 7,62mm với 2.000 viên đạn. Cơ số đạn dự trữ có đến 12 quả 3M7 Drakon đặt trong bộ nạp đạn tự động, thêm vào đó là 3 quả khác ở hộp không bọc thép nằm mặt sau tháp pháo.Đạn tên lửa 3M7 Drakon sử dụng hệ thống dẫn đường qua tín hiệu vô tuyến, sử dụng một trong 7 tần số và hai mã codes. Sau khi rời bệ phóng, tín hiệu nhiệt đặt ở đuôi đạn cho phép hệ thống dẫn đường theo dõi tên lửa và truyền lệnh vô tuyến tới đạn. Các lệnh dẫn được giải mã bởi chính tên lửa và "dịch" để điều chỉnh cánh lái đạn tên lửa.IT-1 được trang bị động cơ diesel V-55 công suất 580 mã lực cho tốc độ tối đa trên đường bằng phẳng 50km/h, tầm hoạt động 470km, có khả năng lội nước sâu 1,4m (hoặc 5m với bộ công cụ hỗ trợ cần trang bị trong 30 phút).Khoảng 110 chiếc xe tăng đã được sản xuất từ năm 1968-1970 và phục vụ hạn chế trong Hồng quân Liên Xô. Dù có khả năng tác chiến đáng gờm mà xe tăng thời bấy giờ không có, tuy nhiên IT-1 lại có những hạn chế không thể khắc phục. Thứ nhất, "vùng chết" được tạo ra bởi tầm bắn tối thiếu quá lớn của tên lửa (300-400m thì bộ binh địch thừa sức để hạ gục IT-1). Thứ hai, trang bị dẫn đường tên lửa nặng đến 520kg là "không thực tế". Thứ ba, số lượng đạn tên lửa hạn chế. Chính vì vậy, sau năm 1970, hầu hết IT-1 được cải hoán thành xe công binh.
Xe tăng phóng tên lửa IT-1 được phát triển bởi OKB Uralvagonzavod phối kết hợp với OKB-16 do Nudelman đứng đầu từ năm 1957. Ban đầu, dự án thiết kế này được định danh là Object 150 trước khi có cái tên chính thức là IT-1.
Quá trình phát triển mẫu xe tăng đặc biệt này được triển khai từ năm 1957 tới tận năm 1968. OKB Uralvagonzavod đã chọn khung gầm cơ sở xe tăng T-62 để phát triển Object 150.
Xe tăng phóng tên lửa IT-1 có trọng lượng chiến đấu 34,5 tấn, dài 6,63m, rộng 3,3m, cao 2,2m, bọc giáp dày từ 80-100mm.
IT-1 cũng đang trang bị tháp pháo có phần dẹt hơn so với tháp pháo xe tăng T-62, ngoài ra đương nhiên là nó không có pháo chính.
Thay vào đó, bên trên và trong tháp pháo được trang bị cơ cấu bệ phóng tên lửa và các khí tài ngắm bắn hỗ trợ điều khiển tên lửa.
Xe tăng phóng tên lửa IT-1 được trang bị tổ hợp tên lửa chống tăng 3M7 Drakon (tầm bắn 300m tới 3.300m ban ngày và 400-600m ban đêm, xuyên giáp dày 250mm RHA góc chạm 60 độ) và súng máy PTK 7,62mm với 2.000 viên đạn. Cơ số đạn dự trữ có đến 12 quả 3M7 Drakon đặt trong bộ nạp đạn tự động, thêm vào đó là 3 quả khác ở hộp không bọc thép nằm mặt sau tháp pháo.
Đạn tên lửa 3M7 Drakon sử dụng hệ thống dẫn đường qua tín hiệu vô tuyến, sử dụng một trong 7 tần số và hai mã codes. Sau khi rời bệ phóng, tín hiệu nhiệt đặt ở đuôi đạn cho phép hệ thống dẫn đường theo dõi tên lửa và truyền lệnh vô tuyến tới đạn. Các lệnh dẫn được giải mã bởi chính tên lửa và "dịch" để điều chỉnh cánh lái đạn tên lửa.
IT-1 được trang bị động cơ diesel V-55 công suất 580 mã lực cho tốc độ tối đa trên đường bằng phẳng 50km/h, tầm hoạt động 470km, có khả năng lội nước sâu 1,4m (hoặc 5m với bộ công cụ hỗ trợ cần trang bị trong 30 phút).
Khoảng 110 chiếc xe tăng đã được sản xuất từ năm 1968-1970 và phục vụ hạn chế trong Hồng quân Liên Xô. Dù có khả năng tác chiến đáng gờm mà xe tăng thời bấy giờ không có, tuy nhiên IT-1 lại có những hạn chế không thể khắc phục. Thứ nhất, "vùng chết" được tạo ra bởi tầm bắn tối thiếu quá lớn của tên lửa (300-400m thì bộ binh địch thừa sức để hạ gục IT-1). Thứ hai, trang bị dẫn đường tên lửa nặng đến 520kg là "không thực tế". Thứ ba, số lượng đạn tên lửa hạn chế. Chính vì vậy, sau năm 1970, hầu hết IT-1 được cải hoán thành xe công binh.